Tiết 6. BÀI 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được các đặc điểm nổi bật của cấu trúc địa hình Việt Nam, nhấn mạnh phần lớn diện tích nước ta là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Hiểu được sự phân hoá đia hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi vùng và sự khác nhau giữa các vùng.
2. Kĩ năng
- Xác định 4 vùng địa hình đồi núi, đặc điểm của các vùng trên bản đồ.
- Xác định được vị trí các dãy núi, khối núi, các dạng địa hình chủ yếu mô tả trong bài học.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 cơ bản tiết 6 bài 6: Đất nước nhiều đồi núi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28-09-2008
Tiết 6. BÀI 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được các đặc điểm nổi bật của cấu trúc địa hình Việt Nam, nhấn mạnh phần lớn diện tích nước ta là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Hiểu được sự phân hoá đia hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi vùng và sự khác nhau giữa các vùng.
2. Kĩ năng
- Xác định 4 vùng địa hình đồi núi, đặc điểm của các vùng trên bản đồ.
- Xác định được vị trí các dãy núi, khối núi, các dạng địa hình chủ yếu mô tả trong bài học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Một số hình ảnh về cảnh quan các vùng địa hình đất nước ta.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Khởi động: GV hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ Đia lí tự nhiên Việt Nam để trả lời:
- Màu chiếm phần lớn trên bản đồ địa hình là màu gì? Thể hiện dạng địa hình nào?
GV: Đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp là đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta. Sự tác động qua lại của địa hình tới các thành phần tự nhiên khác hình thành nên đặc điểm chung của tự nhiên nước ta - đất nước nhiều đồi núi.
TL
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
HĐl: Tìm hiểu đặc điểm chung của địa hình nước ta.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách phần loại núi theo độ cao (núi thấp cao dưới 1000m, núi cao cao trên 2000m) sau đó chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Hỏi: Đọc SGK mục 1, quan sát hình 1 6, Atlat địa lí Việt Nam, hãy:
+ Nêu các biểu hiện chứng tỏ núi chiếm phần lớn diện tích nước ta nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Kể tên các dãy núi hướng tây bắc - đông nam, các dãy núi hướng vòng cung.
+ Chứng minh địa hình nước ta rất đa dạng và phân chia thành các khu vực.
- Hỏi: hãy giải thích vì sao nước ta đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp?
- Hỏi: hãy lấy ví dụ chứng minh tác động của con người tới địa hình nước ta.
HĐ1: Cặp/nhóm
- Các nhóm trao đổi bổ sung cho nhau.
- Một HS chỉ trên bản đồ để chứng minh núi chiếm phần lớn diện tích nước ta nhưng chủ yếu là đồi núi thấp và kể tên các dãy núi hướng TB-ĐN, các dãy núi hướng vòng cung.
- Một HS chứng minh địa hình nước ta rất đa dạng và phân chia thành các khu vực, các HS khác bổ sung ý kiến.
1. Đặc điểm chung của địa hình
a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao chỉ có 1%.
- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai.
b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
- Hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung
- Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa bình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
- Cấu trúc gồm 2 hình chính
+ Hướng TB - ĐN: Từ hữu ngạn sông Hồng đến Bạch Mã
+ Hướng vòng cung: Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam
c. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm các khu vực địa hình.
- Chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. (Xem phiếu học tập phần phụ lục)
- Đặt câu hỏi cho các nhóm:
+ Địa hình vùng Đông Bắc có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu?
+ Địa hình vùng Tây Bắc có ảnh hưởng như thế nào tới sinh vật?
Hoạt động 3: So sánh các vùng đồi núi nước ta.
Hình thức: Nhóm.
Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm giống như hoạt động 2, nhiệm vụ của các nhóm sẽ được hoán đổi cho nhau.
HĐ2: Nhóm
- Nhóm l: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc.
- Nhóm 2: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc.
- Nhóm 3: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc .
- Nhóm 4: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam.
HĐ3: Nhóm
- Nhóm l: So sánh đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc với cả nước.
- Nhóm 2: So sánh đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc với cả nước.
- Nhóm 3: So sánh đặc điểm địa hình vùng núi Nam Trường Sơn với cả nước.
Nhóm 4: So sánh đặc điểm địahình vùng núi Bắc Trường Sơn với cảnước.
- Đại diện các nhóm lên bảng viết.
2. Các khu vực địa hình
a. Khu vực đồi núi
+ Vùng núi Đông Bắc
- Giới hạn: Vùng núi phía tả ngạn sông Hồng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Gồm cánh cung lớn mở rộng về phía bắc và đông chụm lại ởû Tam Đảo.
- Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc và thấp xuống Đông Nam
+ Vùng núi Tây Bắc:
- Giới hạn: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Địa hình cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn (Phanxipang 3143m). Các dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam, xen giữa là cao nguyên đá vôi (cao nguyên Sơn La, Mộc Châu).
+ Vùng núi Bắc Trường Sơn:
- Giới hạn: Từ Nam sông Cả tới dãy núi Bạch Mã.
- Hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Các dãy núi song song, so le nhau dài nhất, cao ở hai đầu, ở giữa có vùng núi đá vôi (Quảng Bình, Quảng Trị)
+ Vùng núi Trường Sơn Nam:
- Các khối núi Kontum, khối núi cực nam tây bắc, sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng.
- Các cao nguyên đất đỏ ba dan: Playku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên bề mặt bằng phẳng, độ cao xếp tầng 500 - 800 - 1000m.
IV. ĐÁNH GIÁ
Khoanh tròn ý em cho là đúng nhất
1 Khu vực có địa hình cao nhất nước ta là:
A. Tây Bắc. C. Bắc Trường Sơn.
B. Đông Bắc D. Tây Nguyên.
2. Đặc điểm nổi bật của địa hình nước ta là:
A. Địa hình chủ yếu là đồng bằng châu thổ. '
B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích.
C Chủ yếu là đia hình cao nguyên.
D. Địa hình bán bình nguyên chiếm phần lớn diện tích.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài và xem trước tiết sau.
VI. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:
File đính kèm:
- GA Dia 12 Tiet 6 4 cot.doc