Giáo án Địa lý 12 cơ bản tiết 7 bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tt)

Tiết 7. BÀI 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (tt)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được đặc điểm của địa hình đồng bằng và so sánh sự khác nhau giữa các vùng đồng bằng ở nước ta.

- Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất ở mỗi vùng đồng bằng. - Hiểu được ảnh hưởng của đặc điểm thiên nhiên nhiều đồi núi đối với dân sinh và phát triển kinh tế ở nước ta.

2. Kĩ năng

- Nhận biết đặc điểm các vùng đồng bằng trên bản đồ.

- Biết nhận xét về mối quan hệ giữa địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa và ảnh hưởng của việc sử dụng đất đồi núi đối với đồng bằng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 cơ bản tiết 7 bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05-10-2008 Tiết 7. BÀI 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (tt) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được đặc điểm của địa hình đồng bằng và so sánh sự khác nhau giữa các vùng đồng bằng ởû nước ta. - Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất ở mỗi vùng đồng bằng. - Hiểu được ảnh hưởng của đặc điểm thiên nhiên nhiều đồi núi đối với dân sinh và phát triển kinh tế ởû nước ta. 2. Kĩ năng - Nhận biết đặc điểm các vùng đồng bằng trên bản đồ. - Biết nhận xét về mối quan hệ giữa địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa và ảnh hưởng của việc sử dụng đất đồi núi đối với đồng bằng. II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Atlat địa lí Việt Nam. - Tranh ảnh cảnh quan địa hình đồng bằng. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Khởi động: Khi nói về nông nghiệp, có 2 ý kiến sau đây: - Nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp lúa nước. . - Nông nghiệp nước ta là nền NN với cây công nghiệp là chủ yếu. Dựa vào tiêu chí nào để có thể đưa ra các nhận xét như vậy? GV: Các nhận xét trên dựa trên đặc điểm sản xuất nông nghiệp của một phần khu vực địa hình nước ta - địa hình đồng bằng hoặc miền núi. TL Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung HĐl: Tìm hiểu đặc điểm đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. - Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm đồáng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. - Chỉ trên bản đồ Tự nhiên VN đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, đồng bằng Duyên hải miền Trung. - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. (Xem phiếu học tập phần phụ lục). - Nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục). HĐ2: So sánh đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. - Hướng dẫn cho học sinh trò chơi nhớ nhanh: + Chia HS thành 2 đội chơi, mỗi đội 4 HS, một đội là đồng bằng sông Hồng, 1 đội là đồng bằng sông Cửu Long. + Kẻ sẵn 2 ô lên bảng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. - H: Hãy trình bày những đặc điểm giống nhau của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. - GV chuẩn kiến thức. HĐ1: Cá nhân/nhóm - Cá nhân - Nhóm: HS trong các nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau. - Đại diện HS chỉ trên bản đồ và trình bày đặc điểm của đồng bằng sông Hồng, HS trình bày đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long, các HS khác bổ sung ý kiến. HĐ2: Cả lớp - Dùng các tính từ so sánh đặc điểm của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. (Đồng bằng sông Cửu Long: thấp hơn, diện tích lớn hơn, ít đê hơn, phù sa bồi đắp hằng năm nhiều hơn, chịu tác động mạnh của thủy triều hơn - Các đội trao đổi 1 phút. - HS 2 đội viết thật nhanh lên bảng ý kiến của mình, các HS khác đánh giá kết quả của bạn. - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. b) Khu vực đồng bằng: * Đồng bằng châu thổ sông gồm: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục) TL Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung HĐ3: Tìm hiểu đặc điểm đồng bằng ven biển. - Đặt câu hỏi: Đọc SGK mục b, quan sát hình 6.1, hãy nêu đặc điểm của đồng bằng ven biển theo dàn ý: + Nguyên nhân hình thành: ............... + Diện tích: ......................................... + Đặc điểm đất đai.............................. + Các đồng bằng lớn:.......................... - Nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. HĐ3: Cá nhân - Một HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam để trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. * Đồng bằng ven biển - Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nhiều cát, ít phù sa. - Tổng diện tích 15000 km2. Hẹp chiều ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. - Các đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Mã, sông Chu; đồng bằng sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng ... HĐ4: Tìm hiểu thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi trong phát triển kinh tế - xã hội. - Chia HS ra thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Nhóm l: Đọc SGK mục 3. a, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy nêu các dẫn chứng để chứng minh các thế mạnh và hạn chế của địa hình đồi núi tới phát triển kinh tế – xã hội. + Nhóm 2 : Đọc SGK mục 8.b, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy nêu các dẫn chứng để chứng minh các thế mạnh và hạn chế của địa hình đồng bằng tới phát triển kinh tế - xã hội. - GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận ý đúng của mỗi nhóm, sau đó chuẩn kiến thức. HĐ4: Nhóm - HS trong các nhóm trao đổi, HS chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam để trình bày. - Một HS trình bày thuận lợi, một HS trình bày khó khăn, các HS khác bổ sung. 3. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế - xã hội a. Khu vực đồi núi * Thuận lợi - Khoáng sản: - Tài nguyên rừng và đất trồng: - Nguồn thủy năng: - Tiềm năng du lịch: * Khó khăn: b. Khu vực đồng bằng * Thuận lợi: + Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, đặc biệt là gạo. + Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản. + Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại. . * Các hạn chế: Thường xuyên chịu nhiều thiên tai bão, lụt, hạn hán... IV. ĐÁNH GIÁ Khoanh tròn ý em cho là đúng nhất . 1. Nhận định chưa chính xác về đồng bằng ven biển miền Trung là: A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. B. Đất nhiều cát, ít phù sa. C. Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp D. Đất phù sa màu mỡ, phì nhiêu 2. Thế mạnh phát triển nông nghiệp của thiên nhiên khu vực đồi núi là: a. Khai thác tài nguyên rừng và khoáng sản b. Tiềm năng lớn về phát triển thủy điện và du lịch sinh thái c. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiêïp và chăn nuôi gia súc lớn d. Trồng rừng và chế biến lâm sản V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài và xem trước tiết sau. VI. PHỤ LỤC: Thông tin phản hồi phiếu học tập Tiểu mục Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long Nguyên nhân hình thành Do phù sa hệ thống sông Hồng và Thái bình bồi tụ Do phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi tụ Diện tích 15 000 km2 40 000 km2 Hệ thống đê/kênh rạch Có hệ thống đê ngăn lũ Có hệ thống kênh, rạch chằng chịt Sự bồi đắp phù sa Vùng trong đê không được bồi phù sa hàng năm Được bồi phù sa hàng năm Tác động của thủy triều Ít chịu tác động của thủy triều Chịu tác động mạnh của thủy triều. VI. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:

File đính kèm:

  • docGA Dia 12 Tiet 7 4 cot.doc
Giáo án liên quan