Giáo án Địa lý 12 nâng cao bài 17 - Lao động và việc làm

Bài 17 - LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học học sinh có

1. Kiến thức

- Chứng minh được n¬ước ta có nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động được nâng lên.

- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta.

- Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế -.xã hội lớn, tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vấn đề và hướng giải quyết việc làm cho người lao động. '

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 nâng cao bài 17 - Lao động và việc làm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 17 - LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học học sinh có 1. Kiến thức - Chứng minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động được nâng lên. - Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta. - Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế -.xã hội lớn, tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vấn đề và hướng giải quyết việc làm cho người lao động. ' 2. Kĩ năng - Phân tích các bảng số liệu và đưa ra được những nhận xét. - Xác lập mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm. - Củng cố kĩ năng biểu đồ, bản đồ. 3. Thái độ - Quyết tâm học tập để trở thành người lao động có chuyên môn nghiệp vụ dáp ứng nhu cầu việc làm hiện nay. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Biểu đồ về lao động giữa các vùng ở nước ta. - Các bảng số liệu về lao động và nguồn lao động qua các năm ở nước ta. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Sử dụng kết hợp một số phương pháp dạy học như: Phương pháp đàm thoại. - Giải thích minh họa, nêu vấn đề. - Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác các số liệu thống kê. - Phương pháp động não. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định lớp: Lớp 12A1 12A2 12A3 12A4 12A5 12A6 Vắng 2. Kiểm tra bài cũ: ( Dựa vào bài trước) Câu 1: Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Câu 2: Vì sao nước ta phải thực hiện lại phân bố dân cư cho hợp lí? Nêu 1 số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua? 3. Bài mới a. Đặt vấn đề GV hỏi: Dân số nước ta có những đặc điểm gì? HS trả lời, sau đó GV nói: Dân số đông và tăng nhanh đã tạo cho nước ta có nguồn lao động dồi dào. Vậy nguồn lao động của nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào. Việc giải quyết việc làm trên đất nước tar a sao? Các câu hỏi này sẽ được chúng ta tìm hiểu, giải đáp qua bài học ngày hôm nay. b. Triển khai bài Hoạt động l: Tìm hiểu về nguồn lao động của nước ta Mục tiêu: HS hiểu được những ưu điểm và hạn chế của nguồn lao động của nước ta. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hình thức : Cá nhân Bước 1: HS dựa vào SGK, bảng 17. 1 vốn hiểu biết, nêu những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta Bước 2: HS trình bày, GV giúp HS chuẩn kiến thức, đặc biệt trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Bước 3 : Dựa vào bảng 17.1 hãy so sánh và rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ở nước ta. - Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo có xu hướng ngày càng tăng lên (Từ 1996 đến 2005 tăng từ 12,3% lên 25%) - Tuy nhiên sự thay đổi này còn quá chậm, chưa đáp ứng được yên cầu phát triển của đất nước (Năm 2005 lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tới 75%. Lao động có trình độ cao đẳng – đại học và trên đại học mới chỉ chiếm 5,3%) Cần phải có chiến lược nâng cao thể lực, trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ cho lao động nước ta.. 1. Nguồn lao động - Số lượng nguồn lao động nước ta dồi dào 42,53 triệu người, (chiếm 51,2% ) năm 2005. Mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu lao động. a. Mặt mạnh: - Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn v. - Chất lượng lao động ngày càng nâng lên. b. Hạn chế - Thể lực và nhiều lao động chưa qua đào tạo còn thấp - Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít. Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ cấu lao động Mục tiêu: HS biết được cơ cấu sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo khu vực thành thị và nông thôn nước ta đang có sự thay đổi rõ rệt. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hình thức :Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm cho lớp và giao nhiệm vụ. Bước 1:Căn cứ vào các bảng số liệu trong SGK, phân tích và trả lời các câu hỏi kèm theo giữa bài. Nhóm 1: Tìm hiểu về cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế. Nhóm 2: Tìm hiểu về cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế. Nhóm 3: Tìm hiểu về cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn. Gv gợi ý: Ở mỗi bảng, các em cần nhận xét theo dàn ý: - Loại chiếm tỉ trọng cao nhất, thấp nhất. - Xu hướng thay đổi tỉ trọng của mỗi loại. Bước 2: Trình bày kết quả. - Mỗi HS trình bày về một loại cơ cấu, các HS khác bổ sung, GV giúp HS chuẩn kiến thức dựa trên nền các câu hỏi: - Nêu những hạn chế trong sử dụng lao động ở nước ta - Giáo viên chuẩn kiến thức. 2. Cơ cấu lao động a. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế - Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất 57,3% (2005) - Cơ cấu sử dụng lao động có sự thay đổi mạnh mẽ từ N-L-NN sang CN và dịch vụ - Tuy nhiên sự thay đổi còn chậm. b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế - Phần lớn lao động làm ở khu vực ngoài nhà nước. - Tỉ trọng lao động khu vực ngoài Nhà nước và khu vực Nhà nước ít biến động, - Lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng. c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn - Phần lớn lao động ở nông thôn. - Tỉ trọng lao đọng nông thôn giảm, khu vực thành thị tăng. * Hạn chế - Năng suất lao động thấp. - Phần lớn lao động có thu nhập thấp. - Phân công lao động xã hội còn chậm chuyển biến - Chưa sử dụng hết thời gian lao động Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm Mục tiêu: HS hiểu được vì sao vấn đề việc làm là vấn đề xã hội gay gắt nhất ở nước ta và những hướng chính để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hình thức : Cả lớp - Bước 1 : Dựa vào nội dung sách giáo khoa và sự hiểu biết của mình, em hãy chứng minh rằng việc làm là vấn đề xã hội bức xúc của nước ta. Do lao động nước ta đông và tăng nhanh nên cho dù mỗi năm nước ta giải quyết được cho gần 1 triệu việc làm mới nhờ sự phát triển của các ngành và các thành phần kinh tế nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động, tình trạng thiếu việc, thậm chí thất nghiệp còn rất phổ biến. - So sánh vấn đề việc làm ở nông thôn và thành thị. Tại sao có sự khác nhau đó? - Bước 2 : Dựa vào nội dung sách giáo khoa và sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết để giải quyết việc làm chúng ta phải làm gì ? (Nhằm khắc phục những bất hợp lí trong phân bố dân cư và lao động giữa các vùng, gây tình trạng nơi thừa, nơi thiếu lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng không sử dụng được một cách hiệu quả). - Mục tiêu trọng yếu của chính sách dân số nước ta là phải kiểm soát được tình hình gia tăng dân số. - Bên cạnh việc phát triển các ngành sản xuất mới hiệu đại, cần chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống, thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp .... - Người lao động được trang bị kiến thức, kĩ năng lao động cần thiết mới có khả năng đáp ứng được yêu cầu của người tuyển dụng, đồng thời mới có thể nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. - Để làm được điều này chúng ta cần chuẩn bị tốt cho người lao động về kĩ năng lao động, vốn ngoại ngữ cần thiết, và các hiểu biết về phong tục tập quán của các quốc gia nơi người lao động chúng ta đến công tác. - Địa phương em đã đưa những chính sách gì để giải quyết việc làm? 3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm a. Vấn đề việc làm - Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn. + Năm 2005, cả nước có 2,1% thất nghiệp (Khu vực thành thị là 5,3%, nông thôn là 1.1%) + Lao động thiếu việc làm là 8, 1% (Khu vực thành thị là 4,5%, nông thôn là 9,3%) b. Hướng giải quyết việc làm - Phân bố dân cư và nguồn lao động - Thực hiện tôt chính sách dân số sức khỏe sinh sản. - Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, dịch vụ - Tăng cường hợp tác, liên kết thu hút vốn đầu tư, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động V. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ VÀ RA BÀI TẬP - Những ưu, nhược điểm của nguồn lao động nước ta. - Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế và theo khu vực thành thị và nông thôn. - Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài. - Vận dụng những kiến thức đã học để xem xét vấn đề việc làm ở địa phương. - Nghiên cứu trước bài mới tìm hiểu các đặc điểm của quá trình đô thị hoá ở nước ta. Bài tập Tìm hiểu về tình hình lao động và sử dụng lao động của nước ta và ở chính địa phương em. Viết và báo cáo trên Microsoft Office Powerpoint

File đính kèm:

  • docGiao an 12 bai 17NC DU AN.doc