Giáo án Địa lý 12 nâng cao bài 31 đến 59

Bài 31 – Thực Hành

PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học học sinh cần nắm:

 1.Về kiến thức:

 Củng cố, nắm bắt sâu hơn kiến thức về ngành trồng trọt và nông nghiệp nói chung

 2.Về kỹ năng

 Rèn kĩ năng tính toán, vẽ biểu đồ,

 Rèn kĩ năng phân tích số liệu, rút ra nhận xét

II. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC

 Các biểu đồ chuẩn bị trên giấy khổ lớn

 Bảng số liệu đã được tính toán

 

doc65 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 12 nâng cao bài 31 đến 59, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 33 Bài 31 – Thực Hành Soạn ngày: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh cần nắm: 1.Về kiến thức: Củng cố, nắm bắt sâu hơn kiến thức về ngành trồng trọt và nông nghiệp nói chung 2.Về kỹ năng Rèn kĩ năng tính toán, vẽ biểu đồ, Rèn kĩ năng phân tích số liệu, rút ra nhận xét II. Phương tiện, thiết bị dạy học Các biểu đồ chuẩn bị trên giấy khổ lớn Bảng số liệu đã được tính toán III. Tiến trình tổ chức dạy học 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ: Câuhỏi: Những ngành chính trong trồng trọt và chăn nuôi, xu hướng phát triển chung? 3.Dạy bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Cá nhân/Cả lớp GV tính mẫu 2 phép tính, yêu cầu HS cả lớp cùng tính sau đó gọi 3 HS đọc kết quả ở 3 ô, các HS khác đối chiếu kết quả nếu thấy đúng tức là các em đã biết cách tính. GV đưa ra 1 bảng số liệu đã tính sẵn để cả lớp đối chiếu, nếu em nào sai thì điều chỉnh.Có thể đưa 1 kết quả sai xem cả lớp có phát hiện ra không rồi điều chỉnh. Hoạt động 2: Nhóm Mỗi nhóm cử 1 người lên bảng vẽ, cả lớp thêo dõi. GV nhận xét, chỉnh sửa, nêu các yêu cầu. Cả lớp cùng vẽ. GV đưa biểu đồ đã vẽ to để HS đối chiếu. Hoạt động 3: Nhóm/Cả lớp Các nhóm thảo luận sau đó đại diện trình bày Gvgiảng thêm về xu hướng đa dạng hoá cơ cấu cây trồng chính là 1 biểu hiện của nền nông nghiệp hiện đại. Hoạt động 4: Nhóm/Cả lớp GV hướng dẫn 1 phép tính, yêu câu các nhóm cùng tính. Các nhóm cử đại diện đọc kết quả, nhóm khác theo dõi, đối chiếu. GV tổng hợp, đánh giá. GV đưa biểu đồ đã vẽ để HS tiếp cận thêm. Hoạt động 5: Nhóm/Cả lớp Các nhóm thảo luận sau đó đại diện trình bày GV tổng hợp, đánh giá Phần giải thích, yêu cầu học sinh trả lời vấn đáp 1. Bài tập 1 a. Tính tốc độ tăng trưởng giá trị ngành trông trọt: Theo bảng số liệu sách giáo khoa, đơn vị: % Năm Lương thực Rau đậu Cây CN Cây ăn quả Cây khác 1990 100 100 100 100 100 1995 126 143 182 111 122 2000 166 182 325 121 132 2005 192 257 382 158 142 b. Vẽ biểu đồ; c. Nhận xét: Giá trị sản xuất của tất cả các nhóm cây trồng đều tăng mạnh đặc biệt là cây CN và rau đậu. Cây LT chiếm tỉ trọng cao nhất, thứ 2 là cây cn, thứ 3 là rau đậu nhưng tốc độ tăng chậm hơn nên tỉ trọng cây LT trong cơ cấu ngành TT có xu hướng giảm. Sự thay đổi trên phản ánh xu hướng đa dạng hoá cơ cấu cây trồng. Các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất, đặc biệt rau vụ đông. Sx cây CN tăng mạnh nhất gắn với việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây CN. 2. Bài tập 2 a. Phân tích xu hướng biến động diện tích CCN - Xử lí số liệu: Đơn vị : % Năm Cây CN lâu năm Cây CN hàng năm 1975 54.9 45.1 1980 59.2 40.8 1985 56.1 43.9 1990 45.2 54.8 1995 44.3 55.7 2000 34.9 65.1 2005 34.5 65.5 - Vẽ biểu đồ: - Phân tích: *Xu hướng biến động: - Từ 1975-2005 S cây CN hàng năm và lâu năm tăng nhanh đặc biệt là cây cn lâu năm. - Tốc độ tăng S cây cn ln nhanh, liên tục và gấp đôi cây cn hn và từ năm 1990 đã vợt S cây hàng năm và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu cây CN. * Sự thay đổi trong cơ cấu cây CN có quan hệ chặt chẽ với sự thay đổi trong phân bố sx cây CN: S cây cn ln ngày càng mở rộng và với tốc độ nhanh nên tỉ trọng S cây CN lâu năm cũng ngày càng lớn trong cơ cấu S cây CN. b. Giải thích: Sự thay đổi diện tích CCN liên quan rõ nét đến sự thay đổi trong phân bố CCN và sự hình thành, phát triển các vùng chuyên canh CCN ( chủ yếu là cây CN lâu năm). 4. Củng cố: Kĩ năng tính toán, lựa chọn biểu đồ và vẽ. 5. Ra bài tập: Hoàn thành bài thực hành ở nhà. Tiết thứ: 34 Bài 32 Soạn ngày: Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh cần nắm: 1.Về kiến thức: Những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản. Đặc điểm phát triển và phân bố ngành thuỷ sản. Các vấn đề chính trong phát triển và phân bố lâm nghiệp ở nước ta. 2.Về kỹ năng: Đọc, phân tích bản đồ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Việt Nam. Đọc, phân tích các bảng số liệu trong bài ở sgk. Đọc, hệ thống hoá một số kiến thức trong bài. 3. Thái độ: Vấn đề môi trường. II. Phương tiện, thiết bị dạy học Bản đồ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, kinh tế chung VN. Một số hình ảnh về hoạt động lâm, ngư nghiệp. III. Tiến trình tổ chức dạy học 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ: Câuhỏi: Kiểm tra việc hoàn thiện bài thực hành ở tiết trước. 3.Dạy bài mới: Nói đầu: Ngư nghiệp và lâm nghiệp là 2 ngành kinh tế ngày càng có vai trò lớn ở nước ta. Ngoài ý nghĩa kinh tế, nó còn liên quan nhiều đến vấn đề môi trường. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Cá nhân/Cả lớp Hs đọc SGK, làm việc cá nhân, phát biểu. Hoạt động 2: Nhóm Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày. GV đánh giá từng nhóm, chuẩn kiến thức và tổng hợp. Xem ảnh về chế biến thuỷ sản. HS phân tích bảng số liệu 32.1 và 32.2. Hoạt động 3: Nhóm/Cả lớp Bước 1: GV nêu vấn đề, HS suy nghĩ phát biểu sau đó GV đánh giá, bổ sung. Bước 2: Các nhóm thảo luận, phát biểu GV kết hợp giáo dục về môi trường. Bước 3: Dùng phiếu học tập cá nhân, đọc SGK, trao đổi, ghi phiếu. GV gọi 2-3 HS trình bày, 2 em khác bổ sung sau đó đánh giá chuẩn kiến thức. Xem một số tranh ảnh và đánh giá. 1.Ngành thuỷ sản a.Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản: * Biển: - Vùng biển rộng - Bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, cảng - Hải sản phong phú, trữ lượng khoảng 4 triệu tấn/năm, nhiều loài quý. - Nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường lớn. - Ven biển có nhiều đầm phá, vũng vịnh, rừng ngập mặn ( nuôi ). * Trong đất liền: mạng sông ngòi, ao hồ dầy * Điều kiệ KT-XH: - Dân đông, kinh nghiệm, truyền thống - Phương tiện ngày càng tốt hơn - Thị trường trong, ngoài đều rộng. - Chính sách * Khó khăn: - Bão, thiên tai - Phương tiện, chăm sóc - Chất lượng chế biến còn thấp. - Thị trường chưa ổn định. - Môi trường tn ảnh hưởng, thuỷ sản suy giảm b. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản: - Gần đây pt đột phá - Bquân: 42kg/người/năm - Nuôi trồng còn chiếm tỉ trọng thấp nhưng ngày càng tăng. - Khai thác: SGK - Nuôi trồng: SGK - So sánh giữa các vùng: Bảng số liệu trong sgk. - Nghề nuôi cá nước ngọt ngày càng pt, nhất là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. 2. Lâm nghiệp: a. Lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái: - Kinh tế: Lâm sản; Du lịch - Sinh thái: Lưu giữ nguồn gen; Bảo vệ, điều tiết môi trường. b. Tài nguyên rừng của nước ta vốn giầu có, nhưng đã bị suy giảm nhiều: - Lấy lại số liệu suy giảm rừng ở bài 17 - có 3 loại rừng: Phòng hộ, đặc dụng, sản xuất. - Rừng phòng hộ: 7 triệu ha. - Rừng đặc dụng: Chủ yếu ở vườn quốc gia, khu bảo tồn. - Rừng sản xuất: Khoảng 5,4 triệu ha. c. Sự phát triển và phân bố của lâm nghiệp: - Gồm: Lâm sinh (trồng, khoanh nuôi, bảo vệ); Khai thác; Chế biến. - Trồng rừng: Hiện có 2,5 triệu ha, chủ yếu là để lấy nguyên liệu, trụ mỏ, fòng hộ; Bquân trồng 0,2 triệu ha/năm. Tuy nhiên không bù đủ diện tích rừng bị mất/năm. - Khai thác: Mỗi năm đạt 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre luồng, 100 triệu cây nứa. - Chế biến: Có > 400 nhà máy cưa xẻ; Chất lượng hạn chế, giá thành sản phẩm còn thấp. - Rừng còn cung cấp than, củi. 4. Củng cố: Bài dài, GV củng cố nhanh, chú ý nhấn mạnh vai trò và các điều kiện phát triển 2 ngành trên. 5. Ra bài tập: Học bài, làm bài tập 1, 3 – SGK trang 130. Tiết thứ: 35 Bài 33 Soạn ngày: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh cần nắm: 1.Về kiến thức: Phân tích được các nhân tố tác động đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở VN. Các đặc trưng chủ yếu của các vùng nông nghiệp ở nước ta. Các xu hướng chính trong thay đổi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp theo các vùng 2.Về kỹ năng: Rèn luyện, củng cố kĩ năng so sánh. Rèn kĩ năng chuyển các thông tin từ bảng thông báo ngắn gọn thành các báo cáo theo chủ đề. II. Phương tiện, thiết bị dạy học Bản đồ kinh tế chung, nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam. Biểu đồ về trang trại phân theo năm thành lập hoặc theo loại hình sản xuất. III. Tiến trình tổ chức dạy học 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ: Câuhỏi: Phân tích các điều kiện phát triển thuỷ sản ở Việt Nam? 3.Dạy bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Nhóm Tìm hiểu các nhân tố tác động đến tổ chức LTNN GV nêu nội hàm của tổ chức LTNN để HS hình dung. GV cùng cả lớp xác định các nhóm nhân tố Chia lớp làm 4 nhóm, nhiệm vụ: Nhóm 1: Ptích phần vị trí, nhóm 2: phần tự nhiên, nhóm 3: phần KT-XH, Nhóm 4: Lấy các ví dụ sau khi các nhóm trình bày. GV điều khiển cả lớp làm việc, gọi các nhóm phát biểu, tổng hợp, chuẩn k.thức Hoạt động 2: Nhóm Mỗi nhóm phụ trách 1 nội dung ở phần bên, đọc SGK, tập hợp kiến thức, lấy các ví dụ tương ứng và phát biểu. GV tổng hợp, đánh giá, chuẩn kiến thức, dùng bản đồ nông nghiệp VN để khoanh vùng cho HS hình dung. Hoạt động 3: Cá nhân/Cả lớp Cả lớp đọc SGK, sau đó yêu cầu HS xác định 2 xu hướng thay đổi chính GV phân tích, yêu cầu HS lấy ví dụ thực tế trên chính quê mình. HS phân tích thêm bảng số liệu 33.2 trong SGK. Ktra HS kiến thức về trang trại và yêu cầu lấy 1 số ví dụ, HS sẽ thấy trang trại ở nước ta và gtrang trại trong lý thuyết khác nhau về quy mô, trình độ, sau đó GV phân tích lý do (xuất phát từ KT hộ gia đình). HS phân tích bảng số liệu 33.3 để nhận xét. GV giải thích tại sao trang trại xuất hiện sớm ở TN và ĐNB, ĐBSCL(Có TNTN tập trung, gắn với KTế tư bản trước đây) Phần vùng HS đọc SGK và tổng hợp. 1. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta - Chịu tác động của nhiều nhân tố - Sự tác động đồng thời nhiều ntố trên các vùng lãnh thổ khác nhau tạo cơ sở cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế-xã hội. ( Các ví dụ ) Nền nông nghiệp tự cấp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, nền nông nghiệp hàng hoá phụ thuộc nhiều vào các ntố kinh tế-xã hội làm cho TCLTNN chuyển biến. 2. Các vùng nông nghiệp ở nước ta - Hiện có 7 vùng nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến. - Các vùng: (Sách giáo khoa) + Điều kiện sinh thái nông nghiệp + Điều kiện kinh tế-xã hội. + Trình độ thâm canh. + Chuyên môn hoá sản xuất. 3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta a. Tổ chức l. thổ n. nghiệp ở nước ta những năm qua thay đổi theo 2 xu hướng chính: - Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ yếu (Đặc biệt là Tnguyên, ĐNB, ĐBSCL) chứng tỏ các đkiện KT-XH thuận lợi cho phép khai thác tốt hơn các đkiện tự nhiên. - Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, kinh tế nông thôn (Đièu này cho phép khai thác hợp lý hơn TN, lao động, tạo thêm việc làm, nông sản hàng hoá, giảm rủi ro, đồng thời tăng cường sự phân hoá lãnh thhổ nông nghiệp). - Bảng số liệu 33.2 b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông-lâm, thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá. - Kinh tế trang trại phát triển từ kinh tế hộ gia đình nhưng từng bước xoá kt tự cấp tự túc chuyển sang sản xuất hàng hoá - Số lượng trang trại phân theo loại hình Sxuất: Bảng 33.3- SGK. - Trang trại pt sớm và tập trung ở TN, ĐNB, ĐBSCL. TTrại chăn nuôi dần chiếm tỉ trọng lớn, tốc độ pt ttrại thuỷ sản gần đây rất mạnh. - Cụ thể từng vùng: Biểu đồ 33. 4. Củng cố: GV tổng hợp nội dung cốt lõi của tổ chức LTNN ở nước ta. HS tiếp nhận, nắm và lấy được ví dụ về các ntố ảnh hưởng đến TCLTNN ở VN. 5. Ra bài tập: Học bài, làm bài tập 2,3 – SGK trang 130. Tiết thứ: 39 Bài 35 Soạn ngày: vấn đề phát triển công nghiệp năng lượng I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh cần nắm: 1.Về kiến thức: Công nghiệp năng lượng gồm những ngành nào. Điều kiện, tình hình phát triển và phân bố của mỗi ngành. 2.Về kỹ năng: Xác định trên bản đồ các vùng phân bố than, dầu khí, các nhà máy điện của nước ta. Xây dựng và phân tích các biểu đồ liên quan. 3. Thái độ: Trên cơ sở nhận thức vai trò quan trọng của CN năng lượng và những chủ trương của nhà nước về vấn đề này, HS có ý thức bảo vệ, sử dụng tiết kiệm năng lượng. II. Phương tiện, thiết bị dạy học - Bản đồ công nghiệp chung, Atlat địa lý VN. - Biểu đồ, bảng số liệu liên quan - Tranh ảnh, băng hình về hoạt động của các ngành CN trên. III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ: Câuhỏi: Trình bày cơ cấu ngành CN theo lãnh thổ? Tại sao Đồng bằng sông Hồng có mức độ tập trung CN dày nhất ở Vnam. 3.Dạy bài mới: Nói đầu: - CN năng lượng gồm CN khai thác nhiên liệu và CN điện. - Là ngành CN trọng điểm ở nước ta. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Nhóm Lớp chia 4 nhóm: Phân công: Nhóm 1- Than; Nhóm 2- Dỗu khí; Nhóm 3- Điện; Nhóm 4- Chuẩn bị nhận xét. GV đưa bảng có 3 ngành và các tiêu chí, yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận ghi phiếu học tập và lên điền vào bảng. 1. Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu Nội dung: phía dưới Công nghiệp khai thác than C. nghiệp dầu khí C. nghiệp điện lực Tiềm năng - Qninh (90% trữ lượng cả nước) - Than nâu: ĐBSH - Than bùn: ĐBSCL - Trên thềm lục địa, tập trung ở 5 bể trầm tích. - Khí : Tiền Hải Nguồn thuỷ năng Nguồn than, dầu Vai trò -Nguồn năng lượng truyền thống cơ bản -Nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện -Nguyên liệu để sản xuất dược phẩm, chất dẻo -Được coi là (vàng đen) của quốc gia -Nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất -Là cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại Cơ cấu Khai thác lộ thiên Khai thác hầm lò Khai thác dầu thô và khí đồng hành. Khai thác khí. +Nhiệt điện +Thuỷ điện +Điện nguyên tử Tình hình phát triển và phân bố +Sản lượng khai thác: liên tục tăng (34tr tấn-2005) +Tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh +Sản lượng liên tục tăng 18,5tr tấn (2005) +Phân bố chủ yếu ở thềm lục địa + Hiện đã lọc dầu ở Dung Quất +Sản lượng điện tăng nhanh 52,1 tỉ kwh (2005) +Tiềm năng phát triển thuỷ điện chủ yếu trên hệ thống sông Hồng: 37%, Đồng Nai: 19% +Nhiều nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện được xây dựng(SGK) - Các nhà máy, công suất; - Sau khi 3 nhóm điền xong vào bảng, yêu cầu nhóm 4 nhận xét, bổ sung và lên minh hoạ trên bản đồ. Các HS khác theo dõi SGK, Atlat và có thể tranh luận. - GV tổ chức cho các nhóm thảo luận, hoạt động, sau đó đánh giá chuẩn kiến thức. Dùng biểu đồ 35.1 để phân tích tình hình sản xuất, dùng bản đồ kinh tế để minh hoạ rõ hơn về tiềm năng và phân bố. 4. Củng cố: - GV tích hợp các yếu tố cần khai thác, kết hợp giáo dục về tiết kiệm năng lượng. - HS hệ thống kiến thức và lấy thêm ví dụ. 5. Ra bài tập: - Học bài, Làm bài tập 1 – SGK trang 149. Tiết thứ: 40 Bài 36 Soạn ngày: vấn đề phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh cần nắm: 1.Về kiến thức: Cơ cấu ngành và từng phân ngành. Đặc điểm, cơ sở nguyên liệu, tình hình phát triển và phân bố của mỗi ngành. 2.Về kỹ năng: Xác định trên bản đồ các vùng nguyên liệu chính, các trung tâm công nghiệp của nước ta và giải thích. Xây dựng và phân tích các biểu đồ liên quan. II. Phương tiện, thiết bị dạy học - Bản đồ công nghiệp chung, Atlat địa lý VN. - Biểu đồ, bảng số liệu liên quan - Tranh ảnh, băng hình về hoạt động của các ngành CN trên. III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ: Câuhỏi: Tại sao ngành công nghiệp điện lực ở nước ta được xác định là ngành công nghiệp trọng điểm/ 3.Dạy bài mới: Nói đầu: - CN Là ngành CN trọng điểm quan trong nhất ở nước ta. Cơ cấu đa dạng. Có liên quan chặt chẽ đến hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Nhóm Lớp chia 4 nhóm: Phân công: Nhóm 1- CN xay xát, đường mía; Nhóm 2- CN chế biến chất kích thích, đồ uống; Nhóm 3- CN chế biến sản phẩm chăn nuôi; Nhóm 4- CN chế biến thuỷ, hải sản. GV đưa bảng có các ngành và phân ngành, các tiêu chí, yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận ghi phiếu học tập và lên điền vào bảng: Xay xát Nước mắm Đkiện phát triển Tình hình ptriển Sản lượng Phân bố Gọi đại diện các nhóm trình bày, các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung GV chuẩn kiến thức Tiếp đó GV giải thích sự phân bố và dùng bản đồ vừa giảng giải, vừa minh hoạ. Chú ý yêu cầu HS lấy ví dụ gắn với địa phương nếu có Hoạt động 2: Cả lớp Yêu cầu HS đọc SGK sau đó gọi 2 em phát biểu tổng thể ngành CN này. Gọi 1 HS dùng bản đồ để minh hoạ những nội dung liên quan, 1 HS khác phân tích mqhệ giữa tài nguyên rừng và sản lượng. GV qua đó giáo dục về ý thức bảo vệ TNMT. 1. C.nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm a. Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt: * Công nghiệp xay xát: - Phát triển mạnh, V nhanh số liệu - Cả nước có vài chục nhà máy quy mô lớn. - Phân bố: Tp HCM, Hnội, ! số tỉnh ở 2 đồng bằng. * Công nghiệp mía đường: hình thành sớm (do nhiều nguyên liệu) - Mía tập trung ở ĐBSCL, ĐNB, DHMT, diện tích 28-30 vạn ha, sản lượng 15 triệu tấn mía cây - Sản lượng đường kính tăng rất mạnh (số liệu). - Có nhiều nhà máy lớn. - Phân bố tập trung ở vùng nhiều nguyên liệu. - Ngành mía đường đang đặt ra vấn đề đảm bảo sự cân đối giữa vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến gắn với cơ chế thị trường. * Công nghiệp chế biến chè, cafê, thuốc lá: - Chè: Dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có, mỗi năm có 12 vạn ha, sản lượng chế biến 12,7 vạn tấn, tập trung chủ yếu: TDVMNBB, TN. - Cafe: Nguồn n.liệu tập trung ở: TN, ĐNB, BTB, diện tích tăng nhanh: 57 vạn ha, sản lượng 84 vạn tấn (2007), gần đây giảm cả 2 do giá bấp bênh. - Thuốc lá: Pt nhanh chóng, 4tỉ bao/năm, tập trung ở ĐNB. * Công nghiệp rượu, bia, nước giải khát: Pt nhanh do nhu cầu tăng. Hàng năm sản xuất 160-220 triệu lit rượu, 1,3-1,4 tỉ lit bia. Nước giải khát rất đa dạng. Phân bố rộng, tập trung: HN, TpHCM, HP, ĐN. * Một số ngành khác: Cbiến dầu thực vật, đồ hộp rau quả cũng rất ptriển. - Nhìn chung gần đây sản lượng của tất cả các ngành đều tăng với tốc độ cao (Bảng số liệu). b. Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi: - Nhìn chung chưa pt mạnh do chăn nuôi còn yếu nên thiếu nguyên liệu và đây không phải là ngành truyền thống. - Sữa đặc đạt 300-350 triệu hộp/năm. - Tập trung: TpHCM, một số tỉnh nuôi nhiều bò. c. Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản: - Điều kiện: Nhiều đk thuận lợi. - Nước mắm: Ra đời sớm, ở nhiều nơi, nổi tiếng: Cát Hải, Phan Thiết, Phú Quốc. Sản lượng: 190-200 lit/năm. Đã có 1 phần cho xuất khẩu. - Chế biến tôm đông lạnh và một số sản phẩm khác mới phát triển nhưng V nhanh. - Chế biến đóng hộp thuỷ hải sản pt chậm - Muối: Có hầu hết ở các tỉnh ven biển nhưng quy mô công nghiệp thì chưa nhiều. Sản lượng 90 vạn tấn/năm. 2. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác: - Gồm nhiều phân ngành - Sản lượng khai thác nay đang bị ảnh hưởng do rừng suy giảm mạnh, mỗi năm đạt 3 triệu m3 gỗ; Vấn đề hiện nay là tăng hiệu quả gia công, chế biến. - Phân bố: Tập trung ở Tây Nguyên và Băc Trung Bộ. 4. Củng cố: - GV hệ thống bài học bằng sơ đồ (Tên các đơn vị kiến thức). - HS lấy thêm các ví dụ tương ứng ngoài cuộc sống. 5. Ra bài tập: - Học bài, Làm bài tập 1,2,3 – SGK trang 154. Tiết thứ: 41 Bài 37 Soạn ngày: vấn đề phát triển công nghiệp Sản xuất hàng tiêu dùng I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh cần nắm: 1.Về kiến thức: Đặc điểm, cơ cấu ngành và từng phân ngành của CN SX hàng tiêu dùng. Nguồn lực, tình hình sản xuất và phân bố của mỗi ngành. 2.Về kỹ năng: Xác định trên bản đồ các vùng nguyên liệu chính, các khu vực tập trung công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta và giải thích. Xây dựng và phân tích các bảng số liệu, các biểu đồ liên quan. II. Phương tiện, thiết bị dạy học - Bản đồ công nghiệp chung, Atlat địa lý VN. - Biểu đồ, bảng số liệu liên quan - Tranh ảnh, băng hình về hoạt động của các ngành CN trên. III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ: Câuhỏi: Tại sao ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản ở nước ta được xác định là ngành công nghiệp trọng điểm số 1? 3.Dạy bài mới: Nói đầu: - Là ngành CN trọng điểm ở nước ta. - Cơ cấu đa dạng. - Có liên quan chặt chẽ đến h. động nông, lâm, ngư nghiệp và thị trường. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Nhóm Lớp chia 4 nhóm: Phân công: Nhóm 1- CN dệt; Nhóm 2- CN may; Nhóm 3- CN da – giày; Nhóm 4- CN giấy – in – văn phòng phẩm. GV đưa bảng có các ngành và phân ngành, các tiêu chí, yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận ghi phiếu học tập và lên điền vào bảng: CN may Cn dệt Đkiện phát triển Tình hình ptriển Sản lượng Phân bố Gọi đại diện các nhóm trình bày, các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung GV chuẩn kiến thức. Tiếp đó GV giải thích sự phân bố và dùng bản đồ vừa giảng giải, vừa minh hoạ. Chú ý yêu cầu HS lấy ví dụ gắn với địa phương nếu có Hoạt động 2: Cả lớp Thảo luận về vai trò và nguồn lực để phát triển những ngành trên, sau đó hướng vào câu hỏi: Tại sao trong những năm gần đây CN sản xuất hàng tiêu dùng lại phát triển mạnh? 1. Công nghiệp dệt may a. Công nghiệp dệt: - Là ngành truyền thống lâu đời n hưng công nghiệp dệt thì hình thành từ khi có nhà máy dệt Nam Định. - Pt dựa trên thế mạnh là nguồn lao động và thị trường tiêu thụ. - 2 sản phẩm chính là sợi và vải lụa từ 1990-nay có xu hướng tăng tăng không mạnh và thiếu ổn định.( Số liệu-biểu đồ). - Gần đây gặp nhiều khó khăn, hiện đang cố gắng mở rộng thị trường, thoả mãn phần lớn nhu cầu trong nước. - Một số sản phẩm khác: bạt, vải màu, thảm, dệt kim cũng khá phát triển. - Phân bố: HN, TpHCM, NĐ, ĐN, HP. b. Công nghiệp may: - Nhiệm vụ vừa đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa phục vụ xuất khẩu vơi mặt hàng chủ lực. - Pt mạnh, hiệu quả kinh tế cao hơn dệt (Do thiết bị, mẫu mã luôn thay đổi) - Sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường tgiới. - Sản phẩm chính: Quần áo may sẵn - Sản lượng: Tăng mạnh: 1995: 172 triệu, 2005: >1tỉ chiếc.( Trong đó 1 phần may gia công cho nước ngoài). - Đang đặt ra nhiệm vụ đảm bảo chất lượng và giá phù hợp để xuất khẩu. - Phân bố: rộng, Tập trung: ĐNBộ, ĐBSH, ĐNẵng, Cần Thơ, Long An. 2. Công nghiệp da-giày - Điều kiện pt: Nhiều thuận lợi - Gồm nhiều phân ngành nhỏ, ddieenr hình là sx giầy dép da, giầy vải, da mềm. - Nhìn chung sản lượng đều tăng, Dầy dép da tăng ổn định, da mềm có lúc tăng đột biến, giày vải tăng chậm, thiếu ổn định. (Biểu đồ) - Xuất phát từ nghề truyền thống, gần đây pt mạnh, hiện đã liên kết với nước ngoài, phục vụ cả trong nước và xuất khẩu. - Phân bố: Tp HCM, HN, HP. 3. Công nghiệp giấy – in - văn phòng phẩm - Pt trước hết đáp ứng nhu cầu của dân - Giấy: Tập trung ở Bãi Bằng, Tân Mai (ĐNai). - In: Gần đây khởi sắc, số trang in tăng nhanh. Phân bố rộng, tập trung ở HN, Tp HCM. - Sản xuất văn phòng phẩm: Pt chậm, chất lượng thấp, mẫu mã nghèo nàn, khó cạnh tranh với hàng ngoại. 4. Củng cố: - GV hệ thống bài học bằng sơ đồ (Tên các đơn vị kiến thức). - HS lấy thêm các ví dụ tương ứng ngoài cuộc sống. 5. Ra bài tập: - Học bài, Làm bài tập 2,3 – SGK trang 158. Tiết thứ: 43 Bài 39 – Thực hành Soạn ngày: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu CN I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh cần nắm: 1.Về kiến thức: Củng cố, minh hoạ cho kiến thức bài 27, 28; Tổng hợp, liên hệ. 2.Về kỹ năng: Vẽ biểu đồ tròn Nhận xét và giải thích II. Phương tiện, thiết bị dạy học Hai biểu đồ tròn vẽ trên giấy Ao Thước, phấn, bút màu, compa và các đồ dùng cần thiết khác. III. Tiến trình tổ chức dạy học 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ: Câuhỏi: Đặc điểm của khu công nghiệp, cho biết về khu CN ở Hà Nam? 3.Dạy bài mới: Nói đầu: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Cá nhân/Cả lớp HS đọc yêu cầu bài thực hành chung. Bài 1: Thầy trò cùng xác định phương án và loại biểu đồ. GV hướng dẫn HS tính toán tỉ trọng và bán kính, gọi 2 HS đọc kết quả, sau đó đưa bảng tính của mình để HS đối chiếu. Gọi 4 HS lên vẽ trên bảng, các HS khác vẽ vào phiếu học tập cá nhân. GV điều chỉnh, đánh giá, chuẩn kiến thức. HS vẽ vào vở Phần nhận xét, yêu cầu HS thảo luận và phát biểu GV bổ sung, chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Nhóm Các nhóm thảo luận ghi phiếu học tập cá nhân đại diện từng nhóm phát biểu. GV phân tích, lấy một số ví dụ và chuẩn kiến thức. HS ghi chép Lưu ý liên hệ cách giải thích tương đương cho các vùng khác. 1. Bài 1: a. Vẽ biểu đồ: * Xử lý số liệu: Thành phần kinh tế 1996 2005 Nhà nước 49,62% 25,13% Ngoài nhà nước 23,87% 31,16% Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 26,49% 43,70% Tính bán kính: r năm 1996 = 1 cm r năm 2005 = 2,52 cm * Vẽ biểu đồ: Vẽ 2 biểu đồ hình tròn, quy mô khác nhau theo số liệu đã tính Năm 1996 Năm 2005 b. Nhận xét: - Giá trị sản xuất công nghiệp giữa các thành phần kinh tế chênh lệch: + Năm 1996 GDP trong khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo (chiếm 1/2); Hai khu vực còn lại có chênh lệch nhỏ. + Năm 2005 GDP trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn nhất, khu vực công nghiệp nhà nước có tỉ trọng nhỏ nhất. - Cơ cấu GDP sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế từ 1996 đến 2005 có sự thay đổi lớn: + Tỉ trọng G

File đính kèm:

  • docGA Dia Ly 12 NC B31B59.doc