Giáo án Địa lý 12 nâng cao - Trường THPT Lê Văn Hưu

Chương trình nâng cao 12

ĐỊA LÍ VIỆT NAM

Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS cần:

1. Kiến thức:

- Nắm được các thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới ở nước ta

- Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

- Nắm được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.

2. Kỹ năng:

- Khai thác được các thông tin kinh tế - xã hội từ bảng số liệu, biểu đồ.

- Biết liên hệ các kiến thức địa lý với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới.

 

doc57 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 12 nâng cao - Trường THPT Lê Văn Hưu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình nâng cao 12 Địa lí việt nam Bài 1: Việt nam trên đường đổi mới và hội nhập I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS cần: 1. Kiến thức: - Nắm được các thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới ở nước ta - Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. - Nắm được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới. 2. Kỹ năng: - Khai thác được các thông tin kinh tế - xã hội từ bảng số liệu, biểu đồ. - Biết liên hệ các kiến thức địa lý với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới. - Biết liên hệ sách giáo khoa với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc Đổi mới. 3. Thái độ: Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ Kinh tế Việt Nam. - Một số hình ảnh, tư liệu, video về các thành tựu của công cuộc Đổi mới. - Một số tư liệu về sự hội nhập quốc tế và khu vực. III. Hoạt động dạy và học: Khởi động: Giáo viên nhắc lại kiến thức lịch sử về quá trình phát triển nền kinh tế xã hội của Việt Nam trước và sau khi Đổi mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cả lớp GV: Yêu cầu cả lớp đọc mục 1.a và kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau: - Bối cảnh nền kinh tế nước ta trước khi ĐM? - Những hậu quả nặng nề của chiến tranh đối với nước ta? HS: Trả lời, bổ sung kiến thức GV chuẩn hoá kiến thức Hoạt động 2: Cặp - GV yêu cầu HS đọc phần 1.b, và làm phiếu học tập số 1 - HS: trao đổi theo cặp và điền vào PHT. - Đại diện HS trình bày, các HS khác bổ sung ý kiến. GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức. Hoạt động 3: Nhóm Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm + Nhóm 1,2: Trình bày những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới ở nước ta? Lấy VD? + Nhóm 3,4: Quan sát hình 1.1, hãy nhận xét tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng các năm 1986 – 2005, ý nghĩa của việc kìm chế lạm phát. + Nhóm 5, 6: Dựa vào bảng 1, hãy nhận xét về tỷ lệ nghèo chung và tỷ lệ nghèo lương thực của cả nước giai đoạn 1993- 2004? Bước 2: HS các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. Hoạt động 4: Cặp GV: Yêu cầu HS đọc SGK mục 2, kết hợp hiểu biết bản thân, trả lời các câu hỏi sau: - Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có tác động như thế nào đến công cuộc ĐM ở nước ta? Những thành tựu nước ta đã đạt được? - Những khó khăn của nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực? HS: trả lời, GV chuẩn hoá kiến thức. Hoạt động 5: Cá nhân GV: Đọc SGK mục 3, hãy nêu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc ĐM ở nước ta? HS: trả lời, GV chuẩn hoá kiến thức 1. Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội. a. Bối cảnh: - 1945: đất nước thống nhất. - Điểm xuất phát nền kinh tế thấp. - Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng cuối 70 đầu 80. b. Diễn biến: - 1979: Bắt đầu thực hiện ĐM - ĐH Đảng 6/1986: Thực hiện 3 xu thế ĐM c. Thành tựu: - Nước ta dần thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KT-XH kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức 1 con số. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH (Giảm KVI, tăng KVII và KVIII). - Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển biến rõ nét. - Đời sống nhân dân được cải thiện, giảm tỷ lệ nghèo của cả nước. 2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực. a. Bối cảnh: - Thế giới: Xu thế TCH - VN là thành viên của ASEAN, WTO b. Thành tựu: - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài - Đẩy mạnh hợp tác - Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, xuất khẩu gạo ... 3. Một số định hướng chính của công cuộc ĐM. - Thực hiện tăng trưởng đi đôi với xoá đói giảm giảm nghèo - Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường - Đẩy mạnh CNH- HĐH gắn với nền kinh tế tri thức. - Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường. - Đẩy mạnh phát triển y tế giáo dục VI. Đánh giá: V. Hoạt động nối tiếp: - Làm câu hỏi 1,2 SGK. - Sưu tầm những thành tựu KT - XH của VN. VI. Phụ lục: Phiếu học tập Điền 3 xu thế ĐM của nước ta từ ĐH Đảng VI Dùng gạch nối cột bên phải với cột bên trái Các xu hướng Đổi mới Kết quả nổi bật Dân chủ hoá đời sống KT – XH Hàng hoá của VN có mặt ở nhiều nước trên TG Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh Địa lý tự nhiên việt nam Vị trí địa lý và lịch sử phát triển lãnh thổ Bài 2: vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Xác định được vị trí địa lý và hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ nước ta. - Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lý đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế – xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới. 2. Kỹ năng: - Xác định được trên bản đồ Việt Nam hoặc bản đồ thế giới vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta. 3. Thái độ: - Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Bản đồ các nước Đông Nam á - Atlat địa lý Việt Nam - Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982) III. Hoạt động dạy và học: Khởi động: GV sử dụng bản đồ và các mẫu biad (ghi toạ độ điểm cực). - Hãy gắn toạ độ địa lý của cực Bắc, cực Nam lên bản đồ và nêu ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lý? - Nước nào có đường biên giới dài nhất so với nước ta: Lào, Trung Quốc, Campuchia? GV: Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ là những yếu tố góp phần hình thành nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động kinh tế - xã hội nước ta. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Xác định vị trí địa lý nước ta. Hình thức: Cả lớp GV đặt câu hỏi: Quan sát bản đồ các nước Đông Nam á, trình bày đặc điểm vị trí địa lý của nước ta theo dàn ý: - Các điểm cự Bắc, Nam, Đông, Tây trên đất liền. Toạ độ địa lý các điểm cực. - Các nước láng giềng trên đất liền và trên biển. Một học sinh chỉ trên bản đồ để trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Xác định phạm vi vùng đất của nước ta. Hình thức: Cả lớp - GV đặt câu hỏi: Cho biết phạm vi lãnh thổ nuớc ta gồm những bộ phận nào? Đặc điểm vùng đất? Chỉ trên bản đồ 2 quần đảo lớn nhất của Việt Nam? Thuộc tỉnh nào? Một học sinh lên bảng trình bày và xác định vị trí giới hạn phần đất liền trên bản đồ tự nhiên Việt Nam, GV chuẩn bị kiến thức. Hoạt động 3: Xác định phạm vi vùng biển của nước ta. Hình thức: Cá nhân - Cách 1: Đối với HS khá, giỏi: GV đặt câu hỏi: Đọc SGK kết hợp quan sát sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế, xác định giới hạn của các vùng biển ở nước ta. + Một HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung. + Một HS trả lời, các HS khác đánh giá phần trình bày của bạn. - Cách 2: Đối với HS trung bình yếu: GV vừa vẽ, vừa thuyết trình về các vùng biển ở nước ta sau đó yêu cầu HS trình bày lại giới hạn của vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. Hoạt động 4: Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lý tới tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng nước ta. Hình thức: nhóm Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. - Nhóm 1,2,3: Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý tới tự nhiên nước ta. - GV gợi ý: Cần đánh giá ảnh hưởng của vị trí tới cảnh quan, khí hậu, sinh vật, khoáng sản. - Nhóm 4,5,6: Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lý tới kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng nước ta. Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý kiến đúng của mỗi nhóm. - GV đặt câu hỏi: Trình bày những khó khăn của vị trí địa lý tới kinh tế – xã hội nước ta. - Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức: (nước ta diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển kéo dài. Hơn nữa biển Đông chung với nhiều nước . Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gắn liền với vị trí chiến lược của nước ta. Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào một tình thế vừa phải hợp tác cùng phát triển, vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới). 1. Vị trí địa lý: - Nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam á. - Hệ toạ độ địa lý: + Vĩ độ: 23023’B - 8034’B (kể cả đảo 23023’B - 6050’B) + Kinh độ: 1200109’Đ - 109034’B (kể cả đảo 1010B - 117050’Đ) 2. Phạm vi lãnh thổ: a. Vùng đất: - Diện tích đất liền và các hảI đảo 331.212 km2. - Biên giới: + Phía Bắc giáp Trung Quốc: 13000 km, + Phía tây giáp Lào 21000km, Campuchia hơn 1100km. - Nước ta có 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa (Khánh hoà), Hoàng Sa (Đà nẵng). b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. c. Vùng trời: khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ. 3. ý nghĩa của vị trí địa lý a. ý nghĩa về tự nhiên - Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Đa dạng về động – thực vật, nông sản nên có nhều tài nguyên khoáng sản. - Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, Đông - Tây, thấp cao. * Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán b. ý nghĩa về kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng. - Về kinh tế: + Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới. Tạo điều kiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trog khu vực và trên thế giới. + Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các nghành kinh tế (khai thác, nuôI trồng, đánh bắt hải sản, giáo thông biển, du lịch) - Về văn hóa- xã hội: thuận lợi cho nước ta chung số hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực đông nam á. - Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam á IV. Đánh giá: 1. Hãy ghép nối các yếu tố ở cột bên trái phù hợp với số liệu ở cột bên phải 1. Diện tích phần đất liền và hải đảo km2 A. 1000.000 2. Đường biên giới đất liền (km) B. 28 3. Diện tích vùng biển (km2) C. 3260 4. Số tỉnh giáp biển D. 4600 5. Chiều dài đường bờ biển (km) E. 331.212 2. Chỉ trên bản đồ và nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. So sánh thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý nước ta với một số nước trong khu vực Đông Nam á. 3. Hãy ghép mỗi ý ở cột bên trái với mỗi ý ở cột bên phải sao cho phù hợp. 1. Nội thuỷ A. là vùng đất thuộc chủ quyền quốc gia trên biển có chiều rộng 12 hải lí 2. Lãnh hải B. là vùng tiếp giáp với đất liền, phía trong đường cơ sở. 3. Vùng tiếp giáp lãnh hải C. là vùng biển nước ta có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh, kiểm soát thuế quan 4. Vùng đặc quỳên kinh tế D. vùng nhà nước có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác vẫn được tự do về hàng hải và hàng không. V. Hoạt động nối tiếp: Làm câu hỏi 1, 2 SGK VI.Phụ lục Phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982) Bài 3: Thực hành : Vẽ lược đồ Việt nam I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến). Xác định được vị trí địa lý nước ta và một số đối tượng địa lý quan trọng. 2. Kỹ năng: Vẽ được tương đối chính xác lược đồ Việt Nam. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Bản đồ trống Việt Nam - Atlat Địa lý Việt Nam III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Cả lớp Bước 1: Vẽ khung ô vuông + GV hướng dẫn HS vẽ khung ô vuông gồm 32 ô. Bước 2: Xác định các điểm khống chế và các dường khống chế. Nối thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ VN Bước 3: Vẽ từng đoạn biên giới(vẽ nét đứt---), vẽ đường bờ biển có thể dùng màu xanh nước biển để vẽ. Bước 4: Dùng các ký hiệu tượng trưng đảo san hô để vẽ các quần đảo Hòang Sa và Trường sa. Bước 5: Vẽ các sông chính Hoạt động 2: Cá nhân Bước 1: GV quy ước cách viết địa danh + Tên nước: Chữ in đứng + Tên thành phố, quần đảo: viết in hoa có dấu, viết song song với cạnh ngang của khung lược đồ.Tên sông viết dọc theo sông. Bước 2: Dựa vào Atlat, xác định vi trí của các thành phố thị xã Bước 3: HS điền tên các thành phố thị xã vào lược đồ 1.Vẽ khung lược đồ Việt nam 2. Điền tên các dòng sông, thành phố , thị xã lên lược đồ IV. Đánh giá: GV nhận xét một số bài vẽ của học sinh, rút kinh nghiệm những lỗi cần phải sửa V. Hoạt động nối tiếp: Hoàn thành vẽ lược đồ Việt nam Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt nam I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt nam diễn ra rất lâu dài và phức tạp trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn Tiền Cambri, giai đoạn Cổ kiến tạo và gia đoạn Tân kiến tạo. - Nắm được ý nghĩa của giai đoạn Tiền Cambri 2. Kỹ năng: - Xác định trên biểu đồ các địa vị nền móng ban đầu của lãnh thổ. - Sử dụng thành thạo bảng niên biểu địa chất. 3. Thái độ: - Tôn trọng và tin tưởng cơ sở khoa học để tìm hiểu nguồn gốc và quá trình phát triển lãnh thổ tự nhiên nước ta trong mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động địa chất của Trái Đất. II. Phương tiện dạy học: - Bảng niên biểu địa chất - Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam - Một số mẫu đá - Tranh ảnh minh hoạ - Atlat địa lý Việt Nam III. Hoạt động của dạy và học: Hoạt động của GVvà HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cặp GV: yêu cầu HS đọc bài đọc thêm , bảng niên biểu địa chất hãy trả lời các câu hỏi sau: - Kể tên các đại, kỷ thuộc mỗi đại - Đại nào diễn ra thời gian dài nhất, ngắn nhất - Sắp xếp các kỷ theo thứ tự thời gian từ ngắn nhất đến dài nhất HS trả lời, bổ sung GV chuẩn hoá kiến thức Hoạt động 2: Nhóm Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm quan sát lược đồ hình 5, nêu đặc điểm của giai đoạn Tiền Cambri về: - Gồm những đại nào? Kéo dài bao lâu? - Nhận xét về phạm vi lãnh thổ - Đặc điểm của các thành phần tự nhiên Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến Bước 3: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức GV có thể đưa thêm câu hỏi cho các nhóm: - Các sinh vật Tiền Cambri hiện nay còn xuất hiện ở nước ta hay không? - Địa phương em giai đoạn này đã được hình thành chưa? Hoạt động 3: Cả lớp GV đặt câu hỏi: Quan sát hình 5 SGK, tìm vị trí các đá biến chất Tiền Cambri, rồi vẽ lại vào bản đồ trống Việt nam trên các nền móng đó. HS lên bảng vẽ, HS khác nhận xét, bổ sung. GV( kết luận): Tiền Cambri là giai đoạn cổ xưa nhất, kéo dài nhất, cảnh quan sơ khai đơn điệu nhất và phần đất liền nước ta chỉ như một quốc đảo với vài hòn đảo nhô cao khỏi mực nước biển. * Bảng niên biểu địa chất - Giai đoạn Tiền Cambri - Giai đoạn Cổ kiến tạo - Giai đoạn Tân kiến tạo 1. Giai đoạn Tiền Cambri: ( Hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt nam) - Đây là giai đoạn cổ nhất, kéo dài nhất trong lịch sử phát triển của lãnh thổ Việt nam: Cách đây 2 tỷ năm, kết thúc cách đây 540 triệu năm. a. Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta như: Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, sông Mã, Khối nhô Kon tum b. Các thành phần tự nhiên rất sơ khai đơn điệu - Khí quyển rất loãng, hầu như chưa có ôxi - Thuỷ quyển hầu như chưa có lớp nước trên mặt - Sinh vật nghèo nàn: Tảo, động vật thân mềm: sứa, hải quỳ. IV. Đánh giá: V. Hoạt động nối tiếp: Làm câu hỏi 1,2,3 SGK Bài 9: THIấN NHIấN CHỊU TÁC ĐỘNG SÂU SẮC CỦA BIỂN I. MỤC YIấU BÀI HỌC: Sau bài học Hs cần: 1. Về kiến thức: - Biết được cỏc đặc điểm cơ bản nhất của biển Đụng. - Đỏnh giỏ được ảnh hưởng của Biển Đụng đối với thiờn nhiờn Việt Nam. 2. Về kỹ năng: - Đọc bản đồ địa hỡnh vựng biển, nhận xột cỏc đướng đẳng sõu, phạm vi thềm lục địa, dũng hải lưu, cỏc dạng địa hỡnh ven biển, mối quan hệ giữa dạng địa hỡnh ven biển và đất liền. - Liờn hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với cỏc mặt tự nhiờn, TNTN và thiờn tai. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Bản đồ vựng Biển Đụng của Việt Nam. Bản đồ tự nhiờn Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Khởi động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chớnh Hoạt động 1: Cả lớp - GV đặt cõu hỏi: Chỉ trờn bản đồ và nờu đặc điểm về diện tớch, phạm vi của Biển Đụng, nước ta chung Biển Đụng với những nước nào? - Một HS trả lời, HS khỏc nhận xột GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: cặp GV đặt cõu hỏi: Đọc SGK kết hợp hiểu biết của bản thõn hóy nờu những đặc điểm khỏi quỏt về Biển Đụng. Tại sao độ muối ở Biển Đông có sự thay đổi giữa mùa mưa và mùa khô? Gió mùa ảnh hưởng như thế nào tới hướng chảy của các dòng hải lưu ở nước ta? Hoạt động 3: Cặp / nhóm Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Nhóm 1: Đọc SGK mục 2 và hiểu biết của bản thân nêu tác động của biển Đông tới khí hậu nước ta. Giải thíc tại sao nước ta mưa nhiều hơn các nước khác cùng vĩ độ? + Nhóm 2: Kể tên các dạng địa hình ven biển nước ta. Xác định trên bản đồ TN Việt Nam vị trí các vịnh biển: Hạ Long (Quảng Ninh), Xuân Đài (Phú Yên), Vân Phong, Cam Ranh ( Khánh Hoà) Kể tên các điểm du lịch nghỉ mát nổi tiếng ở vùng biển nước ta. + Nhóm 3: Dựa vào hiểu biết bản thân và quan sát bản đồ hãy chứng minh Biển Đông giàu TN khoáng sản và hải sản. Tại sao vùng biển NTB rất thuận lợi cho hoạt động làm muối? + Nhóm 4: Biển Đông ảnh huởng như thế nào tới cảnh quan thiên nhiên nước ta? Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở đâu? Tại sao hiện nay đang bị thu hẹp? Bước 2: Các nhóm trao đổi đại diện các nhóm trình bày Bước 3: GV nhận xét và kêt luận các ý đúng của HS Hoạt động 4: Cả lớp GV đặt cõu hỏi: Nêu các biểu hiện của thiên tai đối với vùng ven biển nước ta và cách khắc phục của các địa phương này. Một số HS trả lời, các HS khác nhận xét. GV: Đánh giá, hệ thống lại và chốt kiến thức. 1. Khái quát về Biển Đông: - Biển Đông là một vùng biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2. - Là biển tương đối kín. - Đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. 2. ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam. a. Khí hậu: Nhờ có biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà, lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%. b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng vên biển. - Địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi rộng lớn các bãi cát phẳng lì, các đảo ven bờ và những rạn san hô. - Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu co: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, nước lợ c. TNTN vùng biển: - TN khoáng sản: Dàu mỏ, khí đốt, cát, quặng titan,..,trữ lượng muối biển lớn. - TN hải sản: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng d. Thiên tai: - Bão lớn, sóng lừng, lũ lụt. - Sạt lở bờ biển - Hiện tượng cát bay lấn chiếm đồng ruộng ở vên biển Miền Trung. IV. Đánh giá: V. Hoạt động nối tiếp: Làm câu hỏi 1,2,3 SGK Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa I. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần: 1. Về kiến thức: - Hiểu được các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta. - Hiểu được sự khác nhau về khí hậu giữa các khu vực. 2. Về kỹ năng: - Đọc được biểu đồ khí hậu - Khai thác kiến thức từ bản đồ khí hậu, lược đồ Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở Đông Nam á. - Phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hoá khí hậu. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam. - Atlát Địa lý Việt Nam. - Lược đồ Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở Đông Nam á. - Bản đồ khí hậu Việt Nam. III. Hoạt động dạy và học: GV: Tác động của gió mùa và sự phân hoá theo độ cao là nét độc đáo của khí hậu nước ta. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã chi phối các thành phần tự nhiên khác tạo nên nét nổi bật của tự nhiên nước ta, đó là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cặp GV hỏi: Đọc SGK, bảng số liệu kết hợp quan sát bản đồ khí hậu hãy nhận xét tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta theo dàn ý: - Tổng bức xạ, cân bằng bức xạ.. - Nhiệt độ trung bình năm.. - Tổng số giờ nắng. ? Vì sao nước ta có nền nhiệt độ cao? ? Vì sao Đà Lạt có nhiệt độ thấp hơn 200C? Chuyển ý: Một trong những nguyên nhân quan trọng làm nhiệt độ của nước ta có sự khác biệt giữa Miền Bắc và Miền Nam là do tác động của gió mùa. Vởy gió mùa hoạt động thế nào chúng ta sang phần 2. Hoạt động 2: Cả lớp GV hỏi: Hãy cho biết nước ta nằm trong vành đai gió nào? Gió thổi từ đâu tới đâu, hướng gió thổi ở nước ta? HS trả lời: Gió mậu dịch thổi từ cao áp cận chí tuyến về xích đạo. GV: Sự chênh lệch nhiệt độ của lục địa á - Âu rộng lớn với Đại Dương TBD và ÂĐD đã hình thành các trung tâm khí áp thay đổi theo mùa, lấn át ảnh hưởng của gió mậu dịch hình thành chế độ gió mùa đặc biệt ở nước ta. Hoạt động 3: Nhóm Bước 1: GV chia HS thành các nhómgiao nhiêm vụ cụ thể cho từng nhóm (xem phiếu học tập phần phụ lục) + Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm của gió mùa mùa đông. + Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm của gió mùa mùa hạ. Bước 2:* Đại diện HS lên trình bày về gió mùa mùa đông, GV chuẩn kiến thức và đặt câu hỏi cho HS. CH1: Tại sao Miền Nam hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ? CH2: Tại sao cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc gây mưa ở vùng ven biển và ĐBSH? * Đại diện HS lên trình bày về gió mùa mùa đông, GV chuẩn kiến CH3: Tại sao khu vực ven biển Miền Trung có kiêủ thời tiết nóng và khô vào đầu mùa hạ? GV hỏi: Hoạt động gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa khu vực Miền Bắc, ĐB ven biển Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ ntn? Chuyển ý: Gió mùa góp phần mang đến cho nước ta một lượng mưa lớn. Hoạt động 4: cả lớp GV hỏi: Đọc SGK kết hợp với quan sát bản đồ lượng mưa trung bình năm hãy nhận xét và giải thích về lượng mưa và độ ẩm của nước ta? - Tại sao thực vật nước ta chủ yếu là thực vật nhiệt đới? - Tại sao sông ngòi nước ta có chế độ nước chia mùa rõ rệt. - Nguyên nhân làm đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh. Goi 3 HS trả lời các GV khác nhận xét bổ sung 1.Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: a. Tính chất nhiệt đới: - Tổng xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm - Nhiệt độ trung bình năm trên 200C - Tổng số giờ nắng từ 14000 - 3000 b. Gió mùa: c. Lượng mưa, độ ẩm lớn: - Lượng mưa trung bình năm cao: 1500 – 2000 mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500 – 4000 mm. - Độ ẩm không khí cao trên 80%. IV. Đánh giá: 1. HS gắn mũi tên gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ lên bản đồ trống. 2. Có ý kiến cho rằng: Gió mùa mùa hạ là nguồn gốc gây ra thời tiết khô nóng ở miền Trung đúng hay sai? Tại sao. V. Hoạt động nối tiếp: Làm câu hỏi 2, 3, 4 SGK. VI. Phụ lục: Phiếu học tập 1 nhóm 1: Đọc SGK, quan sát bản đồ khí hậu kết hợp hiểu biết điền vào bảng sau đặc điểm của gió mùa mùa đông ở nước ta. Gió mùa Nguồn gốc Thời gian hoạt động Phạm vi hoạt động Hướng gió Kiểu thời tiết đặc trưng Gió mùa đông - Tháng 11, 12, 1. - Tháng 2, 3 Phiếu học tập 1 nhóm 2: Gió mùa Nguồn gốc Thời gian hoạt động Phạm vi hoạt động Hướng gió Kiểu thời tiết đặc trưng Gió mùa đông áp cao ấn Độ Dương áp cao cận chí tuyến Nam Thông tin phản hồi Gió mùa Nguồn gốc Thời gian hoạt động Phạm vi hoạt động Hướng gió Kiểu thời tiết đặc trưng Gió mùa mùa đông Từ áp cao Xibia Tháng 11-4 Miền Bắc Đông Bắc Tháng 11,12,1: lạnh, khô Tháng 2, 3 lạnh ẩm Gió mùa hạ áp cao ấn Độ Dương Tháng 5-7 Cả nước Tây Nam - Nóng ẩm ở Nam Bộ và Tây Nguyên - Nóng khô ở Bắc Trung Bộ áp cao cận chí tuyến Nam Tháng 6-10 Cả nước Tây Nam riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam Nóng và mưa nhiều ở cả miền Bắc và miền Nam Bài11: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần: 1. Kiến thức: - Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên: địa hình, thuỷ văn, thổ nhưỡng. - Giải thích được đặc điểm nhiệt đới gió mùa của các thành phần tự nhiên. - Hiểu được mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với hoạt động sản xuất nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. 2. Kĩ năng: - Phân tích mối quan hệ tác động giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất thể hiện ở đặc điểm chung của một lãnh thổ. - Biết liên hệ thực tế để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ địa hình Việt Nam - Bản đồ các hệ thống sông chính ở nước ta - Một số tranh ảnh về địa hình vùng núi mô tả sườn dốc, khe rãnh, đá lở, đất trượt, địa hình cacxtơ. Các loài sinh vật nhiệt đới. - Atlat Địa lý Việt Nam III. Hoạt động dạy và học: Khởi động: GV vẽ lên bảng sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên (khí hậu, địa hình, sông ngòi, đất , sinh vật). GV: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã chi phối các thành phần tự nhiên khác hình thành nên đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên nước ta, đó là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt đ

File đính kèm:

  • docGIAO ANDIA LY 12NANG CAOCA NAM.doc