Giáo án Địa lý 12 tiết 24 đến 34

Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta.

I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu:

1. Kiến thức:

- Biết được những thế mạnh và hạn chế của nông nghiệp nhiệt đới nước ta.

- Biết được đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta đang chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

- Biết dược xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta.

2. Kĩ năng:

- Phân tích lược đồ hình 21.1 SGK Địa lí 12.

- Phân tích các bảng số liệu có trong bài học.

3. Thái độ: Có ý thức khai thác và sử dụng tài nguyên nông nghiệp một cách hợp lí.

 

doc38 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 12 tiết 24 đến 34, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 24 Soạn ngày..26.tháng..01....năm 2012 Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta. I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu: 1. Kiến thức: - Biết được những thế mạnh và hạn chế của nông nghiệp nhiệt đới nước ta. - Biết được đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta đang chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa quy mô lớn. - Biết dược xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta. 2. Kĩ năng: - Phân tích lược đồ hình 21.1 SGK Địa lí 12. - Phân tích các bảng số liệu có trong bài học. 3. Thái độ: Có ý thức khai thác và sử dụng tài nguyên nông nghiệp một cách hợp lí. II. phương tiện dạy học: - Bản đô kinh tế Việt Nam. - Một số hình ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp tiêu biểu (có tính chất để minh họa cho nội dung của bài) III. Hoạt động dạy và học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra miệng: Câu 1: Hãy nêu chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta. Khởi động: Hãy điền đúng tên các địa phương với các sản phẩm đặc trưng tương ứng: 1. Nhãn lồng........... 2. Bưởi năm roi....... 3. Cam canh............ 4. Sữa tươi Mộc châu..... 5. Bưởi Phúc Trạch........ 6. Chè Shan tuyết.......... GV giới thiệu các đặc trưng nền nông nghiệp nhiệt đới và giới thiệu bài học. * Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nước ta đến sự phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. Hình thức: Cá nhân hoặc cặp. Bước 1: HS dựa vào kiến thức đã học và kiến thức trong SGK cho biết điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới? Bước 2: HS trả lời, GV giúp HS chuẩn kiến thức. * Hoạt động 2: Tìm hiểu thực trạng khai thác nền nông nghiệp nhiệt đới. Hình thức: Cá nhân/ lớp. Bước 1: ? Chúng ta đã làm gì để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức + GV nhấn mạnh: - Công nghệ là cơ sở để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. Hoạt động 3: Tìm hiểu các đặ điểm cơ bản của nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa Hình thức: nhóm. Bước 1: GV giao nhóm và giao việc cụ thể. + Các nhóm có số chẵn tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp cổ truyền. + Các nhóm có số lẻ tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp hàng hóa. + Sau đó điền các nội dung vào phiếu học tập số 1. Bước 2: GV gọi đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận và chuẩn kiến thức. Trên cơ sở thông tin phản hồi ở phiếu học tập. HS thấy được đặc điểm khác nhau cơ bản của nền nông nghiệp cổ truyền và nền sản xuất hàng hóa. GV nhấn mạnh: Nền nông nghiệp nước ta đang có xu hướng chuyển từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa, góp phần nâng cao hiệu quả của nền nông nghiệp nhiệt đới. 1) Nền nông nghiệp nhiệt đới: a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới: - Thuận lợi: + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa rõ rệt, cho phép: Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp... áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ,... + Địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. - Khó khăn: + Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh... b) Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới: - Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn tới các vùng sinh thái. - Cơ cấu mùa vụ và giống có nhiều thay đổi... - Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn. - Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới... 2) Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phấn nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới: - Nền nông nghiệp nước ta hiện nay tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa. - Đặc điểm chính của nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa (Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1). IV. Đánh giá: Câu 1: Thành phần kinh tế nào đóng vai trò quan trọng đưa nông nghiệp phát triển ổn định và từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa? A. Các doanh nghiệp nông - lâm nghiệp và thủy sản. B. Các hợp tác xã nông - lâm nghiệp và thủy sản. C. Kinh tế hộ gia đình. D. Kinh tế trang trại. Câu 2: Sắp xếp các ý ở cột A và cột B sao cho hợp lí: A B I. Đặc điểm nền nông nghiệp nhiệt đới. II. Các thế mạnh đang được phát huy. 1. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. 2. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào, cho phép trồng trọt quanh năm, có khả năng thâm canh, tăng vụ lớn. 3. Có tính thời vụ rõ rệt, có sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi. 4. Thay đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ để khắc phục những hạn chế do thiên tai và sâu bệnh gây ra. 5. Cơ cấu cây trồng đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới). 6. Khai thác sự chênh lệch về mùa vụ giữa miền Bắc và miền Nam để đẩy mạnh trao đổi nông sản. 7. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các nông sản nhiệt đới. 8. Hệ thống canh tác khác nhau tạo ra thế mạnh khác nhau giữa các vùng. 9. Thiên tai, dịch bệnh, sâu bệnh làm tăng thêm tính bấp bênh. 10. Phát triển các loại rau quả cận nhiệt trong vụ đông. Đáp án: I(2, 3, 5, 8, 9) ; II( 1, 4, 6, 7, 10) V. Hoạt động nối tiếp: HS làm các bài tập số 2 trong SGK. VI. Phụ lục: Phiếu học tập số 1: Nền nông nghiệp cổ truyền Nền nông nghiệp hàng hóa Mục đích Quy mô Trang thiết bị Hướng chuyên môn hóa Hiệu quả Phân bố Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1: Nền nông nghiệp cổ truyền Nền nông nghiệp hàng hóa Mục đích Tự cấp, tự túc. Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng. Người nông dân quan tâm nhiều đến thị trường, đến năng suất lao động, lợi nhuận. Quy mô Nhỏ Lớn. Trang thiết bị Công cụ thủ công Sử dụng nhiều máy móc hiện đại. Hướng chuyên môn hóa Sản xuất nhỏ ,manh mún, đa canh Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa. Liên kết nông - công nghiệp. Hiệu quả Năng suất lao động thấp Năng suất lao động cao. Phân bố Những vùng có điều kiện sản xuất nông nghiệp còn khó khăn. Những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa, thuận lợi về giao thông, gần các thành phố. Giáo án số: 25 Soạn ngày.......01..tháng.02...năm 2012 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp. I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu: 1. Kiến thức: - Hiểu được sự thay đổi trong cơ cấu ngành nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi. - Hiểu được sự phát triển và phân bố sản xuất cây lương thực - thực phẩm và sản xuất cây công nghiệp, các vật nuôi chủ yếu. 2. Kĩ năng: - Đọc và phân tích biểu đồ (SGK). - Xác định trên bản đồ và trên lược đồ các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm và cây lương thực trọng điểm. - Đọc bản đồ, lược đồ và giải thích được đặc điểm phân bố ngành chăn nuôi. 3. Thái độ: Có ý thức khai thác và sử dụng tài nguyên nông nghiệp một cách hợp lí. II. phương tiện dạy học: - Bản đô nông - lâm - thủy sản Việt Nam. Kinh tế Việt Nam. - Biểu đồ bảng số liệu về trồng trọt và chăn nuôi (phóng to). - Một số hình ảnh có liên quan đến thành tựu trong nông nghiệp. III. Hoạt động dạy và học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra miệng: Câu 1: Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì? Hãy cho ví dụ chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. Câu 2: Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa. Khởi động: GV cho HS điền và sơ đồ Cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta để vừa tái hiện được lại kiến thức đã học ở bài 20 và hình dung được nội dung của bài học: Ngành nông nghiệp Dịch vụ * Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Hình thức: Cá nhân/ lớp. Bước 1: ? GV yêu cầu HS xem lại bảng 20.1 nhận xét về tỉ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Chuyển ý: GV tiếp tục yêu cầu HS dựa vào hình 22.1 nhận xét về cơ cấu của ngành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của ngành này. Sau đó sẽ đi tìm hiểu nội dung chi tiết của từng ngành. Hoạt động 2: Tim hiểu ngành sản xuất lương thực. Hình thức: Cá nhân/ lớp. Bước1: ? Hãy nêu vai trò của ngành sản xuất lương thực. ? Hãy nêu các điều kiện thuận lợi, khó khăn trong sản xuất lương thực ở nước ta? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức. Bước 3: GV yêu cầu HS đọc SGK, hoàn thành phiếu học tập số 1 về những xu hướng chủ yếu trong sản xuất lương thực những năm qua. Bước 4: HS trình bày, sau đó GV đưa thông tin phản hồi để HS tự đối chiếu. Vấn đề sản xuất cây thực phẩm (GV cho HS tự tìm hiểu trong SGK). * Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả. Hình thức: Cặp/ cá nhân. ? Nêu ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp. ? Nêu các điều kiện phát triển cây công nghiệp ở nước ta? ? Tại sao cây công nghiệp lâu năm lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp ở nước ta ? ? Dựa vào bản đồ nông- lâm- thủy sản Việt Nam, hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp và vùng chuyên canh cây công nghiệp. Bước 2: HS trả lời, GV giúp HS chuẩn kiến thức Cây ăn quả (GV cho HS tự tìm hiểu trong SGK). * Hoạt động 4: Tìm hiểu ngành chăn nuôi. Hình thức: Cả lớp. Bước 1: GV yêu cầu HS ? Xem lại bảng 20.1 cho biết tỉ trọng của ngành chăn nuôi và sự chuyển biến của nó trong cơ cấu ngành nông nghiệp. ? Dựa vào SGK, nêu xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi. ? Cho biết điều kiện phát triển của ngành chăn nuôi nước ta Bước 2: HS trình bày, GV giúp HS chuẩn kiến thức. Bước 3: Tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố một số gia súc, gia cầm chính ở nước ta. + HS tự tìm hiểu trong SGK, sau đó trình bày và chỉ bản đồ về sự phân bố một số gia súc, gia cầm chính ở nước ta. + Sau khi HS trình bày về sự phân bố xong. GV hỏi tại sao gia súc/ gia cầm lại phân bố nhiều ở vùng đó? 1) Ngành trồng trọt: - Chiếm gần 70% giá trị sản lượng nông nghiệp. a) Sản xuất lương thực: - Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt. + Đảm bảo lương thực cho nhân dân. + Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. + Làm nguồn hàng xuất khẩu. + Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. - Nước ta có nhiều thuận lợi cho sản xuất lương thực: + Điều kiện tự nhiên. + Điều kiện kinh tế - xã hội. - Tuy nhiên cũng có những khó khăn ( thiên tai, sâu bệnh...). - Những xu hướng chủ yếu trong sản xuất lương thực (Nội dung ở thông tin phản hồi phiếu học tập số 1) b) Sản xuất cây thực phẩm: SGK c) Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả: * Cây công nghiệp: - ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp + Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước và khí hậu. + Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp. + Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. + Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. - Điều kiện phát triển: + Thuận lợi: (Về tự nhiên, xã hội). + Khó khăn (Thị trường...). - Nước ta chủ yếu tròng các cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt. - Cây công nghiệp lâu năm: + Có xu hướng tăng cả diện tích, năng xuất và sản lượng. + Đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp. + Nước ta đã hình thành được vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với quy mô lớn.. + Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu: cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè... - Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương,bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá... + Cây ăn quả: (SGK) 2) Ngành chăn nuôi: - Tỉ trọng của ngành chăn nuôi còn nhỏ (So với ngành trồng trọt), nhưng đang có xu hướng tăng: - Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi hiện nay: + Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa. + Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao. - Điều kiện phát triển ngành chăn nuôi nước ta: + Thuận lợi: (cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn, dịch vụ, giống, thú y, có nhiều tiến bộ..) + Khó khăn: (giống gia cầm, gia súc năng suất thấp, dịch bệnh,...) - Chăn nuôi lợn và gia cầm: + Tình hình phát triển + Phân bố: - Chăn nuôi gia súc ăn cỏ: + Tình hình phát triển. + Phân bố IV. Đánh giá: 1. Trắc nghiệm: Câu 1: Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay, trồng trọt chiếm khoảng: A. 60% B. 65% C. 70% D. 75% Câu 2: Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay có xu hướng: A. Trồng trọt tăng, chăn nuôi tăng, dịch vụ nông nghiệp giảm. B. Trồng trọt tăng, chăn nuôi giảm, dịch vụ nông nghiệp giảm. C. Trồng trọt giảm, chăn nuôi tăng, dịch vụ nông nghiệp vẫn giảm và chiếm tỉ trọng rất nhỏ. D. Trồng trọt tăng, chăn nuôi giảm, dịch vụ nông nghiệp tăng. Câu 3: trong cơ cấu các loại cây trồng, cây công nghiệp có xu hướng tăng về tỉ trọng chủ yếu là do: A. Nhân dân có kinh nghiệm sản xuất. B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế, xã hội. C. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. D. Có tác dụng xóa đói giảm nghèo. Câu 4: Có thể nói nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho ngành chăn nuôi của nước ta ngày càng phát triển mạnh là: A. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo. B. Thị trường tiêu thụ được mở rộng. C. Dịch vụ giốn, thú y có nhiều tiến bộ. D. Ngành công nghiệp chế biến phát triển. V. Hoạt động nối tiếp: HS làm bài tập 3 và 4 SGK. VI. Phụ lục: Phiếu học tập số 1: Những xu hướng chủ yếu trong sản xuất lương thực những năm qua: Diện tích Cơ cấu mùa vụ Năng suất Sản lượng lúa Bình quân lương thực Tình hình xuất khẩu Các vùng trọng điểm Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1 Những xu hướng chủ yếu trong sản xuất lương thực những năm qua: Diện tích Tăng mạnh từ năm 1980 (5,6 triệu ha) đến năm 2002 (7,5 triệu ha), năm 2005 giảm nhẹ (7,3 triệu ha) Cơ cấu mùa vụ Có nhiều thay đổi Năng suất Tăng rất mạnh (hiện nay đạt khoảng 49 ta/ha/vụ) do áp dụng tiến bộ KHKT, thâm canh tăng vụ.... Sản lượng lúa Sản lượng tăng mạnh (dẫn chứng) Bình quân lương thực 470 kg/người/năm. Tình hình xuất khẩu Là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Các vùng trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Hồng. Giáo án số: 26 Soạn ngày 5. tháng 02 .năm 2012 Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt. I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu: 1. Kiến thức: - Rèn luyện kĩ năng tính toán số liệu, vẽ biểu đồ. - Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu để rút ra các nhận xét cần thiết. - Củng cố kiến thức đã học về ngành trồng trọt. II. phương tiện dạy học: - Các số liệu đã được tính toán. - Các biểu đồ đã được chuẩn bị trên khổ giấy lớn. - Một số phương tiện càn thiết khác (thước kẻ dài, phấn màu...). III. Hoạt động dạy và học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra miệng: Câu 1: Tại sao nói việc bảo đảm lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp? Câu 2: Chứng mainh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta? Khởi động: GV có thể nêu mục tiêu bài thực hành, rèn luyện kĩ năng, xử lí số liệu, nhận dạng biểu đồ, vẽ biểu đồ và nhận xét bảng số liệu/ biểu đồ. Đồng thời củng cố kiến thức đã học về ngành trồng trọt. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính * Hoạt động 1: Làm bài tập 1 Hình thức: Cá nhân/ nhóm. Bước 1: GV yêu cầu HS đọc kĩ đầu bài thực hành và định hướng cho HS cách làm bài: + Nhận biết biểu đồ. + Cách xử lí số liệu. + Quy trình vẽ biểu đồ. + Lưu ý khi vẽ biểu đồ (khoảng cách giữa các năm, chiều cao của các trục, lựa chọn các kí hiệu thể hiện, chú giải, tên biểu đồ). + Cách nhận xét (nêu các ý chính, bám sát và khai thác các thông tin từ bảng số liệu và biểu đồ,...). Bước 2: Yêu cầu cả lớp hoặc nhóm làm bài. Bước 3: Gọi HS lên bảng làm bài, các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung: GV nhận xét và giúp HS chuẩn kiến thức. - Tốc độ tăng trưởng chung. - Tốc độ tăng trưởng từng loại cây. - Kết hợp với hình 22.1 để hiểu được mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất từng loại cây với sự thay đổi cơ cấu ngành trồng trọt. * Hoạt động 2: Làm bài tập 2 Hình thức: Cả lớp. Bước 1: Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp + Để phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm trong khoảng thời gian 1975 - 2005 được dễ dàng hơn GV có thể căn cứ vào bảng số liệu vẽ biểu đồ đường biểu diễn về diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm ở nước ta. + GV định hướng cách phân tích. - Nhận xét về tốc độ tăng của năm 2005 so với năm 1975. - Những mốc quan trọng về sự biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp. Bước 2: Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp + GV cho HS tính toán, thành lập bảng số liệu mới. (Xem thông tin phần phụ lục) + + GV định hướng cho HS vẽ biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 19750-02005 để dễ nhận biết. + GV định hướng cách nhận xét về xu hướng biến đổi cơ cấu diện tích Cả giai đoạn. Những mốc quan trọng. * Do nội dung bài dài cho nên GV có thể hướng dẫn HS cách làm bài trên lớp và yêu cầu HS hoàn thành ở nhà. Bài tập 1: a) Xử lí số liệu (lấy năm 1990 = 100%) Xem thông tin mục phụ lục bài tập 1. b. Vẽ biểu đồ: - Biểu đồ thích hợp: Biểu đồ đường biểu diễn. Xem thông tin phần phụ lục. c) Nhận xét: Sản xuất nông nghiệp đã có xu hướng đa dạng hóa, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất. + Sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh nhất, gắn liền với mở rộng diện tích các vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp nhiệt đới. Bài tập 2: Kết luận: Sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp liên quan đến sự thay đổi trong phân bố cây công nghiệp và sự hình thành, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chủ yếu là các vùng cây công nghiệp lâu năm. IV. Đánh giá: Tại sao trong những năm gần đây cây công nghiệp lâu năm có xu hướng tăng về diện tích và sản lượng? Yếu tố nào có ảnh hưởng nhất đến vấn đề phát triển cây công nghiệp? V. Hoạt động nối tiếp: Cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng lúa cả năm phân theo mùa vụ (Đơn vị: nghìn ha) Năm Tổng cộng Chia ra Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa 1990 6043 2074 1216 2753 2005 7329 2942 2349 2038 1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất để biểu hiện quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng lúa cả năm của nước ta trong giai đoạn 1990-2005. 2. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng lúa cả năm của nước ta trong giai đoạn trên. VI. Phụ lục: Xử lí số liệu bài tập 1: ( Lấy năm 1990 = 100%) Năm Tổng số Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác 1990 100 100 100 100 100 100 1995 133,4 126,5 143,3 181,5 110,9 122 2000 183,2 165,7 182,1 325,5 121,4 132,1 2005 217,5 191,8 256,8 382,3 158 142,3 Thông tin ở bài tập 2: Bảng số liệu về: " Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp" Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm 1975 54,9 45,1 1980 59,2 40,8 1985 56,1 43,9 1990 45,2 54,8 1995 44,3 55,7 2000 54,9 65,1 2005 34,5 65,6 Giáo án số: 27 Soạn ngày.06....tháng....02 năm 2012 Bài 24: Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp. I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu: 1. Kiến thức: - Phân tích được các điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với phát triển ngành thủy sản. - Hiểu được đặc điểm phát triển và phân bố ngành thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng). - Biết được các vấn đề chính trong phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp ở nước ta. 2. Kĩ năng: - Phân tích các bảng số liệu trong bài học. - Phân tích bản đồ Nông, Lâm, thủy sản Việt Nam. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường. II. phương tiện dạy học: - Bản đô Nông - lâm - thủy sản Việt Nam. - Bản đồ kinh tế Việt Nam. - Một số hình ảnh về ngành thủy sản và lâm nghiệp. III. Hoạt động dạy và học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra miệng: Thu bài thực hành của học sinh để chấm một số bài. * Khởi động: GV yêu cầu học sinh nhắc lại một số câu nói bao quát thế mạnh về rừng và biển của nước ta (... rừng vàng, biển bạc). * Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính * Hoạt động 1: Tìm hiểu những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản. Hình thức: Cá nhân/ lớp. Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK và các kiến thức đã học, hãy điền các thế mạnh và hạn chế đối với việc phát triển ngành thủy sản của nước ta (Phiếu học tập số 1). Bước 2: HS trình bày, GV đưa thông tin phản hồi để HS đối chiếu. * Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành thủy sản. Hình thức: Cá nhân hoặc lớp. Bước 1: GV yêu cầu HS căn cứ vào bảng số liệu 24.1, nhận xét về tình hình phát triển và chuyển biến chung của ngành thủy sản. Kết hợp SGK và bản đồ Nông, lâm, thủy sản Việt Nam,... cho biết tình hình phát triển và phân bố ngành khai thác. Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. Bước 3: ? Tại sao hoạt động nuôi trồng thủy sản lại phát triển mạnh trong những năm gần đây và ý nghĩa của nó? + HS khai thác bảng số liệu 24.2 cho biết Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng nuôi cá tôm lớn nhất nước ta? cBướC 4: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. * Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành lâm nghiệp. Hình thức: Cá nhân/ hoặc lớp. Bước 1: + ? Cho biết ý nghĩa về mặt kinh tế và sinh thái đối với phát triển lâm nghiệp. + ? Dựa vào bài 14, chứng minh rằng nước ta bị suy thoái nhiều và đã được phục hồi một phần. Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng ở nước ta. Bước 2: HS trả lời, GV giúp HS chuẩn kiến thức. (Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp HS tự tìm hiểu trong SGK) 1) Ngành thủy sản: a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản: (Nội dung phần thông tin phản hồi phiếu học tập số 1) b) Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản: * Tình hình chung: - Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá. - Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao. * Khai thác thủy sản: - Sản lượng khai thác liên tục tăng. - Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản nhất là các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. * Nuôi trồng thủy sản: - Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh là do: + Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều. + Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường. - ý nghĩa: + Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu. + Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản. - Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long và đang phát triển hầu hết ở các tỉnh Duyên hải. - Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. 2) Ngành lâm nghiệp: a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái: - Kinh tế: + Tạo nguồn sống cho đồng bào dân tộc ít người. + Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi. + Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp. + Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở vùng núi, trung du và vùng hạ du. - Sinh thái: + Chống xói mòn đất. + Bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm. + Điều hòa dòng chảy sông ngòi chống lũ lụt và khô hạn. + Đảm bảo cân bằng nước và cân bằng sinh thái lãnh thổ. c) Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp: IV. Đánh giá: 1) Trắc nghiệm: Câu 1: Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú với tổng trữ lượng khoảng: A. 3,4 - 3,7 triệu tấn C. 4,5 - 4,9 triệu tấn B. 3,9 - 4 triệu tấn D. 5 - 5,5 triệu tấn Câu 2: Năng suất lao động trong ngành đánh bắt nhìn chung còn thấp là do: A. Phương tiện đánh bắt còn lạc hậu. B. Nguồn lợi thủy sản suy giảm. C. Người dân còn thiếu kinh nghiệm đánh bắt. D. Thiên tai thường xuyên xảy ra. Câu 3: Cơ cấu sản lượng và cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản trong một số năm qua có xu hướng: A. Tăng tỉ trọng khai thác, giảm tỉ trọng nuôi trồng. B. Giảm tỉ trọng khai thác, tăng tỉ trọng nuôi trồng. C. Tỉ trọng khai thác và nuôi trồng không tăng. D. Tỉ trọng khai thác giảm không đáng kể, tỉ trọng nuôi trồng tăng không đáng kể. Câu 4: Trong nghề nuôi trồng thủy sản sau, nghề nào có tốc độ phát triển nhanh: A. Nuôi cá tra C. Nuôi sò huyết. B. Nuôi cá ba sa D. Nuôi tôm. Câu 5: Rưng đầu nguồn có tác dụng lớn: A. Chắn sóng C. Điều hòa nước sông, chống lũ, chống xói mòn. B. Cung cấp gỗ và lâm sản quý D. Chắn gió và cát bay. V. Hoạt động nối tiếp: HS làm bài tập 2 SGK. VI. Phụ lục: Phiếu học tập số 1: Những thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản ở nước ta Điều kiện tự nhiên Điều kiện xã hội Thuận lợi khó khăn Thuận lợi Khó khăn Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1: Điều kiện tự nhiên Điều kiện xã hội Thuận lợi khó khăn Thuận lợi Khó khăn - Có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng. - Nguồn lợi hải sản khá phong phú (tổng trữ lượng khoảng 3,9- 4 triệu tấn). - Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm,... - Có nhiều thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước ngọt. - Thiên tai (chủ yếu là bão). - Một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái,... - Nhân dân có nhiều kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. - Phương tiện tàu thuyền, các ngư cụ được tran

File đính kèm:

  • docGiao an DIA 12TU Tiet 24 den 34CBda chinh suadung giam tai.doc