Giáo án Địa lý 12 Tiết 29 bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

Tiết 29 BÀI 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Hiểu được sự đa dạng của cơ cấu ngành công nghiệp, một số ngành công nghiệp trọng điểm, sự chuyển dịch cơ cấu trong từng giai đoạn và các hướng hoàn thiện.

- Nắm vững được sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp và giải thích được sự phân hóa đó.

- Phân tích được cơ cấu CN theo thành phần kinh tế cũng như sự thay đổi của nó và vai trò của mỗi thành phần.

2. Kĩ năng:

- Phân tích biểu đò, sơ đồ và bảng biểu trong bài học

- Xác định được trên bản đồ các khu vực tập trung công nghiệp chủ yếu của nước ta và các trung tâm CN chính cùng với cơ cấu ngành của chúng trong mỗi khu vực

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 Tiết 29 bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n 23 th¸ng 2 n¨m 2009 GV: Lª V¨n §Ønh THPT §«ng s¬n 1 Ch­¬ng tr×nh chuÈn Tiết 29 BÀI 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Hiểu được sự đa dạng của cơ cấu ngành công nghiệp, một số ngành công nghiệp trọng điểm, sự chuyển dịch cơ cấu trong từng giai đoạn và các hướng hoàn thiện. - Nắm vững được sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp và giải thích được sự phân hóa đó. - Phân tích được cơ cấu CN theo thành phần kinh tế cũng như sự thay đổi của nó và vai trò của mỗi thành phần. 2. Kĩ năng: - Phân tích biểu đò, sơ đồ và bảng biểu trong bài học - Xác định được trên bản đồ các khu vực tập trung công nghiệp chủ yếu của nước ta và các trung tâm CN chính cùng với cơ cấu ngành của chúng trong mỗi khu vực THIẾT BỊ DẠY HỌC Bản đồ công nghiệp VN Atlat địa lí VN HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC + Bài cũ : Hãy tìm sự khác nhau trong CMH NN giữa các vùng ĐBSH và ĐBSCL ? + Bài mới : Cơ cấu ngành CN là một trong những nội dung quan trọng của Địa lý CN bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ , cơ cấu thành phần KT. Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu rõ vấn đề này ở nước ta . Hoạt động của GV-HS Nội dung chính HĐ1: (cá nhân) + GV cho HS quan sát sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp, yêu cầu các em hãy: - Nêu khái niệm cơ cấu ngành công nghiệp. - Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng. - HS quan sát biểu đồ 26.1, rút ra nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta - Nêu các định hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp. + HS trả lời, GV bổ sung và chuẩn kiến thức Hoạt động 2: tìm hiểu cơ cấu CN theo lãnh thổ (cá nhân) + HS quan sát bản đồ công nghiệp: Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta.Tại sao lại có sự phân hóa đó? + HS trả lời, GV bổ sung và chuẩn kiến thức * TT thêm : Tỉ trọng CN các vùng 2005 Các vùng % + Cả nước. + Trung du+MN phía Bắc. + ĐBSH. + Bắc Trung Bộ. + DH Nam TB + Tây Nguyên. + ĐNB. + ĐBSCL. + Không xác định 100 4,6 19,6 2,3 4,3 0,7 56,0 8,8 3,7 Hoạt đôïng 3: tìm hiểu cơ cấu CN theo thành phần kinh tế ( Cả lớp) - Bước 1: HS căn cứ vào sơ đồ CN theo thành phần KT trong bài học: + Nhận xét về cơ cấu ngành công nghiệp phân theo thành phần KT ở nước ta + Xu hướng chuyển dịch của các thành phần - Bước 2: HS trả lời, Gv chuẩn KT. 1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành: - Khái niệm - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọng thuộc 3 nhóm chính: + CN khai thác + CN chế biến + CN sản xuất, phân phối điện, dược liệu, khí đốt, nước. - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới: + Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến. + Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. - Các hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp: + Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp vói điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới + Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm + Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ .. 2. Cơ cấu CN theo lãnh thổ: - Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số khu vực: + ĐBSH và phụ cận + ĐNB + Duyên hải miền Trung + Vùng núi, vùng sâu, vùng xa CN chậm phát triển: phân bố phân tán, rời rạc. - Sự phân hóa lãnh thổ Cn chịu tác động của nhiều nhân tố: + Vị trí địa lí + Tài nguyên và môi trường + Dân cư và nguồn LĐ + Cơ sở vật chất kĩ thuật + Vốn NHững vùng có giá trị CN lớn: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL. Cơ cấu CN theo thành phần KT: Cơ cấu CN theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc Các thành phần KT tham gia vào hoạt động CN ngày càng được mở rộng. Xu hướng chung: + Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước + Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. IV, ĐÁNH GIÁ HS trả lời các câu hỏi sau: Tại sao cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : Làm các câu hỏi và bài tập trang117 SGK

File đính kèm:

  • docTiet 29 Bai 26.doc