Giáo án Địa lý 12 Tiết 5 bài 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam (tiếp theo)

Tiết 5 Bài 5 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

 LÃNH THỔ VIỆT NAM (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần: .

1. Kiến thức:

Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của hai giai đoạn cổ kiến tạo và Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ tự nhiên Việt Nam.

2. Kĩ năng

- Xác định được trên bản đồ những nơi đã diễn ra các hoạt động chính trong giai đoạn cổ kiến tạo và Tân kiến tạo ở nước ta.

- So sánh giữa các giai đoạn và liên hệ với thực tế tại các khu vực địa hình ở nước ta.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 Tiết 5 bài 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n 22 th¸ng 9 n¨m 2008 GV: Lª V¨n §Ønh THPT §«ng s¬n 1 Ch­¬ng tr×nh chuÈn Tiết 5 Bài 5 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂÂN LÃNH THỔ VIỆT NAM (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: . 1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của hai giai đoạn cổ kiến tạo và Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ tự nhiên Việt Nam. 2. Kĩ năng - Xác định được trên bản đồ những nơi đã diễn ra các hoạt động chính trong giai đoạn cổ kiến tạo và Tân kiến tạo ở nước ta. - So sánh giữa các giai đoạn và liên hệ với thực tế tại các khu vực địa hình ở nước ta. 3. Thái độ: Nhìn nhận, xem xét lịch sử phát triển của lãnh thổ tự nhiên Việt Nam trên cơ sở khoa học và thực tiễn. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ địa chất - Khoáng sản Việt Nam. - Bảng niên biểu địa chất. - Các mẫu đá kết tinh, biến chất. - Các tranh ảnh minh họa. - Atlat địa lí Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC + Bài cũ : Vì sao nói giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đâùu của lãnh thổ Việt nam ? + Mở bài : Những địa được hình thành trong giai đoạn Tiền Cambri được đánh giá là nền móng ban đầu hình thành nên lãnh thổ nước ta. Từ đó đến nay, trải qua hàng trăm triệu năm biến đổi phức tạp ở giai đoạn cổ kiến tạo và Tân kiến tạo, hình dáng đất nước Việt Nam dần dần được hiện ra. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tiếp tục tìm hiểu Lịch sử hình thành .. Hoạt động của GV và HS HĐ 1: Thảo luận nhóm GV chia HS ra thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể như sau : + Nhóm 1+3 : Tìm hiểu đặc điểm giai đoạn CoÅ kiến tạo. Nhóm 2 + 4 : Tìm hiểu đặc điểm giai đoạn Tân kiến tạo. + HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. + GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. GV đặt câu hỏi cho các nhóm: - Quan sát lược đồ hình 5, cho biết nếu vẽ bản đồ địa hình Việt Nam sau giai đoạn Cổ kiến tạo thì nước biển lấn vào đất liền ở những khu vực nào. (Biển vẫn còn lấn vào vùng đất liền của Móng Cái (Quảng Ninh, đồng bằng sông Hồng, các đồng bằng Duyên hải miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long). - Tại sao địa hình nước ta hiện nay đa dạng và phân thành nhiều bậc? (Do giai đoạn Tân kiến tạo vận động nâng lên không đều trên lãnh thổ và chia thành nhiều chu kì) . - Thời kì đầu của giai đoạn Tân kiến tạo ngoại lực(mưa, nắng, gió, nhiệt độ...) tác động chủ yếu tới bề mặt địa hình nước ta. Nếu một năm tác động Ngoại lực bào mòn 0,lmm thì 41,5triệu năm bào mòn bao nhiêu? (Sau 41,5 triệu năm ngoại lực bào mòn thì đỉnh núi cao 4150m sẽ bị san bằng. Như vậy, sau giai đoạn Palêôgen bề mặt địa hình nước ta trở lên bằng phẳng, hầu như không có núi cao như ngày nay). HĐ2: Cá nhân + GV đặt câu hỏi: * Quan sát hình 5, SGK vị trí các loại đá được hình thành trong giai đoạn cổ kiến tạo và Tân kiến tạo, hãy trình bày các khu vực được hình thành trong hai giai đoạn trên. * So sánh đặc điểm giai đoạn Cổ kiến tạo và giai đoạn Tân kiến tạo. * Gợi ý: Câu hỏi 2 - Thời gian kiến tạo. - Bộ phận lãnh thổ được hình thành. - Đặc điểm khí hậu, sinh vật. - Các khoáng sản chính Kẻ bảng thành 2 ô và gọi 2 HS lên bảng trình bày. Các HS khác bổ sung (Cổ kiến tạo: thời gian dài hơn, lãnh thổ được hình thành rộnghơn, chủ yếu là đồi núi... Tân kiến tạo: thời gian ngắn hơn, hình thành lên các vùng đồng bằng...) GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. Nội dung chính 2. Giai đoạn Cổ kiến tạo a/ Diễn ra trong giai đoạn khá dài, tới 477 triệu năm + Bắt đầu từ kỷ Cambri cách đây 542 triệu năm. + Bao gồm đại Cổ sinh và Trung sinh kết thúc cách đây 65 triệu năm. b/ La giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong Lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta. + Lãnh thổ có nhiều khu vực chìm ngập trong nước biển. Sau đó được nâng lên trong chu kỳ tạo núi Calêđôni và Hecxini (Cổ sinh) , Inđôxini và Kimeri ( Trung sinh) + Đất đá ở giai đoạn này rất cổ. + Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi. + Kèm theo là các đứt gẫy. c/ Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lý nhiệt đới ở nước ta rất phát triển. + Về cơ bản đại bộ phận lãnh thổ của VN hiện nay đã được hình thành từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo. 3. Giai đoạn Tân kiến tạo a/ Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong Lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta. + Bắt đầu từ cách đây 65 triệu năm và vẫn tiếp diễn. b/ Chịu sự tác động mạnh mẽ của kỳ vận động tạo núi Anpơ –Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu + Giai đoạn đầu tương đối ổn định. ( lục địa) + Vận động tạo núi Anpơ –Himalaya 23 triệu năm trước : Đứt gẫy, phun trào mắc ma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng.. + khí hậu có sự biến đổi mạnh ( băng hà đệ tứ) c/ Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay. + Một số vùng núi được nâng lên, địa hình trẻ lại địa hình lại bị xâm thực, bồi lấp mạnh + Về cơ bản đã tạo nên các đặc điểm của tự nhiên nước ta. IV. ĐÁNH GIÁ Khoanh tròn ý em cho là đúng. 1. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam diễn ra phức tạp vì vị trí tự nhiên của lãnh thổ: . A. Nơi tiếp giáp của nhiều đơn vị kiến tạo. B. Là nơi găp gỡ của nhiều hệ thống hoàn lưu. C. Nằm trong vòng đai nội chí tuyến. D. Vị trí rìa phía Đông bán đảo Đông Dương. 2. Vận động tạo núi Anpơ - Himalaya dã làm địa hình nước ta thay đổi theo hướng: A. Các dãy núi có đỉnh tròn, sườn thoải B. Sông chảy xiết, nhiều thác ghềnh C. Các dãy núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu D. Các bồn trũng lục địa được bồi lắp V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP + HS về nhà chuẩn bị trước bài tiếp theo. + Làm các câu hỏi và bài tập trang 27 SGK

File đính kèm:

  • docTiet 5 Bai 5.doc