Giáo án Địa lý 12C tiết 11: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)

Bài 11 THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên: địa hình, thuỷ văn, thổ nhưỡng.

- Giải thích được đặc điểm nhiệt đới gió mùa của các thành phần tự nhiên.

- Hiểu được mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với hoạt động sản xuất nhất là đối với sản xuất nông nghiệp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12C tiết 11: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 Ngày soạn: 2/10/2008 Bài 11 thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp theo) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên: địa hình, thuỷ văn, thổ nhưỡng. - Giải thích được đặc điểm nhiệt đới gió mùa của các thành phần tự nhiên. - Hiểu được mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với hoạt động sản xuất nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. 2. Kỹ năng: - Phân tích mối quan hệ tác động giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất thể hiện ở đặc điểm chung của một lãnh thổ. - Biết liên hệ thực tế để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Atlat Địa lý Việt Nam III. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Bài cũ: - Làm bài tập 2 SGK - Trình bày sự hoạt động của gió mùa và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực. 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung KTCB Hoạt động 1. Nhóm GV chia HS làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ: Nhóm 1: tìm hiểu về đặc điểm địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ntn? Nhóm 2: tìm hiểu về đặc điểm sông ngòi nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ntn? Nhóm 3: tìm hiểu về đặc điểm đất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ntn? Nhóm 4: tìm hiểu về đặc điểm SV nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ntn? Gv hướng dẫn các nhóm dựa vào yếu tố khí Hậu ở bài trước để phân tích, chứng minh, cần bám sát các câu hỏi giữa bài. 2. Các thành phần tự nhiên khác a. Địa hình * Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: - Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá. - Địa hình ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động, thung khô. - Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu. - Hiện tượng đất trượt, đá lở làm thành nón phóng vật ở chân núi. * Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông ĐBSH và ĐBSCL hằng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét. b. Sông ngòi * Sông ngòi dày đặc Nước ta có 2360 con sông trên 10 km, cứ 20km bờ biển lại có 1 cửa sông, phần lớn sông nhỏ * Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa - Tổng lượng nước 839 tỉ m3/ năm (60% từ bên ngoài lãnh thổ) - tổng lượng phù sa 200 triệu tấn * Thuỷ chế theo mùa: - Mùa lũ trùng mùa mưa, chiếm 60-70% lượng nước cả năm - Mùa cạn trùng mùa khô. c. Đất: Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta. Đất Feralit có đặc tính chua, màu đỏ vàng đặc trưng. d. Sinh vật - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa trên đất Feralit là cảnh quan chủ yếu ở nước ta. - Thành phần các loài SV nhiệt đới chiếm ưu thế: cây họ Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu. Các loài chim, thú nhiệt đới. Hoạt động 2. Cả lớp GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm, các học sinh khác bổ sung GV bổ sung thêm kiến thức, giải thích nguyên nhân của mỗi đặc điểm: * Địa hình: - Nhiệt độ cao, mưa nhiều. Nhiệt độ và lượng mưa phân hoá theo mùa làm cho quá trình phong hoá, bóc mòn, vận chuyển xảy ra mạnh mẽ - Bề mặt địa hình có độ dốc lớn, nham thạch dễ bị phong hoá * Sông ngòi - Mưa nhiều làm sông có lượng chảy lớn. Mặt khác nước ta lại nhận được một lượng nước lớn từ lưu vực ngoài lãnh thổ - Quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi nên tổng lượng cát bùn lớn. - Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là nước mưa, mưa theo mùa nên thuỷ chế theo mùa. Hoạt động 3. Cả lớp/ đàm thoại Gv nêu các vấn đề: - Tại sao nói thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa là điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới? - Liên hệ thực tế đặc điểm đó cũng gâu không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp? - Bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp các hoạt động khác chịu tác động ntn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa? + Thuậ lợi? + Khó khăn? + Lờy ví dụ thiên tai ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương em? 3. ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống a. ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp - Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá CTVN, phát triển mô hình Nông - Lâm kết hợp. - Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, khí hậu thời tiết diễn biến thất thường. b. ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống: - Thuận lợi: Để phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, gtvt, du lịchđẩy mạnh các hoạt động khai thác xây dựng vào mùa khô. - Khó khăn: + Sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông. + Độ ẩm cao gây khó khăn cho quản lý máy móc, thiết bị, nông sản. + Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến thất thường gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. + Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái 4. Cũng cố - đánh giá. 1. Khoanh tròn ý em cho là đúng: 1.1. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ở địa hình vùng núi đá vôi là: A. Bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh. B. Đất bị bạc màu. C. Có nhiều hang động ngầm, suối cạn, thung lũng khô. D. Thường xảy ra hiện tượng đất trượt đá lở. 1.2. Feralit là loại đất chính ở Việt Nam vì: A. Mưa nhiều làm cho các chất bazơ dễ tan bị rửa trôi, đồng thời tích tụ Fe2O3 và Al2O3 B. Quá trình đá phong hoá diễn ra chậm. C. Trong thành phần của đất có nhiều Ca2+, Mg2+, K+ D. Tất cả ý trên 1.3. Cảnh quan tiêu biểu của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là hệ sinh thái: A. Rừng ngập nặm. B. Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất Feralit C. Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn phát triển trên đất đen D. Rừng thưa nhiệt đới khô phát triển trên đất bazan 2. Nối ô chữ bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp: Tính chất nhiệt đới Sông ngòi nhiều nước, nhiều phù sa Tính chất ẩm Mạng lưới sông ngòi dày đặc Tính chất gió mùa Chế độ nước theo mùa 5. Hoạt động nối tiếp - Hướng dẫn trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Chuẩn bị bài thực hành.

File đính kèm:

  • docTiet 11.doc