Giáo án Địa lý 12C tiết 19: Sử dụng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Bµi 17 SỬ DỤNG BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

 - Hiểu rõ tình hình suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, tình trạng suy thoái và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên sinh vật, sự suy thoái tìa nguyên đất.

 - Biết được các biện pháp của Nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất.

2. Kỹ năng:

 - Phân tích các bảng số liệu về biến động diện tích rừng, suy giảm số lượng loài động thực vật từ đó nhận xét sự suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở nước ta.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12C tiết 19: Sử dụng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 19 Ngµy so¹n: 28/11/2008 Bµi 17 SỬ DỤNG BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ tình hình suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, tình trạng suy thoái và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên sinh vật, sự suy thoái tìa nguyên đất. - Biết được các biện pháp của Nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất. 2. Kỹ năng: - Phân tích các bảng số liệu về biến động diện tích rừng, suy giảm số lượng loài động thực vật từ đó nhận xét sự suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở nước ta. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Các bảng số liệu trong SGK. - Hình ảnh về các hoạt động chặt phá rừng, hậu quả của mất rừng. - Hình ảnh các loài chim, thú quý cần bảo vệ. - Hình ảnh đất bị suy thoái: Sói mòn, rửa trôi, hoang mạc hoá. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cặp đôi. Bước 1: GV yêu cầu HS sử dụng bảng 17.1 để phân tích sự biến động diện tích rừng của nước ta và giải thích sự biến động đó. Nhận xét về mối quan hệ giữa diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng với độ che phủ. Nêu các biện pháp bảo vệ rừng. Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng. Bước 2: Đại diện HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét bố sung. GV kết luận. Hoạt động 2: Nhóm Bước 1: GV nêu khái niệm về đa dạng sinh học và chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành phiếu học tập. Nhóm 1, 2: Làm phiếu học tập 1àm phiếu học tập 1. Nhóm 3, 4: Làm phiếu học tập 2. Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. GV kết luận các ý đúng của mổi nhóm. GV gợi ý quan sát bảng 17.2 để nhận xét sự suy giảm đa dạng sinh học. GV đặt câu hỏi cho các nhóm: - Dựa vào bản đồ du lịch trong atlat? - Kể tên các vườn quốc gia ở nước ta? - Kể tên một số loài động vật được ghi vào sách đỏ của Việt nam? - Người dân ở địa phương em đã làm gì để cải tạo đất nông nghiệp? 1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. a. Tài nguyên rừng: - Rừng của nước ta đang được phục hồi. + 1983: 7.2 triệu ha. + 2006: 12.1 triệu ha. - Tổng diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng năm 2006 vẫn thấp hơn năm 1943. - Chất lượng rừng bị giảm sút : Diện tích rừng giàu giảm. * Các biện pháp bảo vệ: - Đối với rừng phòng hộ có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. - Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. - Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất rừng. * Ý nghĩa của việc bảo về rừng. - Về kinh tế: Cung cấp gỗ, dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái. - Về môi trường: Chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu.. b. Đa dạng sinh học (Nội dung ở phiếu học tập). 2.Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất. (Nội dung phiếu học tập) IV. ĐÁNH GIÁ: 1. Khoanh tròn ý em cho cho là đúng. 1.1 Diện tích rừng tăng lên nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái. a. Rừng giàu chỉ còn rất ít. b. Phần lớn là rừng non mới trồng và rừng và rừng chưa khai thác được. c.70% diện tích là rừng nghèo. d. Chất lượng rừng chưa thể phục hòi. 1.2 Nhận định chưa chính xác về tác động tiêu cực của con người tới sinh vật là: a.Làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên. b. Làm nghèo tính đa dạng của các hệ sinh thái, thành phần loài, nguồn gen. c. Tác động tới thành phần loài , ngồn gen nhờ tạo giống. d. làm nghèo thành phần loài , nguồn gen. 2. Tại sao nói: Vấn đề xói mòn hiện đã trở thành một hiểm hoạ thực sự ở vùng đồi núi? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: HS làm các bài tập trong sách giáo khoa. VI. PHỤ LỤC: Phiếu học tập 1: Hãy hoàn thiện sơ đồ sau về biểu hiện sự suy giảm tính đa dạng sinh học, nguyên nhân biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học của nước. Suy giảm đa dạng sinh học Nguyên nhân Biện pháp bảo về đa dạng sinh học Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học - Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. - Ban hành sách đỏ Việt Nam. - Quy định khai thác về gỗ, động vật, thuỷ sản. Nguyên nhân - Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính đa dạng của sinh vật. - Ôi nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước làm cho nguồn thuỷ sản bị giảm sút. Suy giảm đa dạng sinh học - Giới sinh vật nước ta có tính đa dạng sinh vật cao. - Số lượng loài thực vật và động vật đang bị suy giảm nghiêm trọng. Thông tin phản hồi 1: Phiếu học tập số 2: Hoàn thành sơ đồ sau về hiện trạng sử dụng đất, suy thoái tài nguyên đất, biện pháp bảo vệ tài nguyên đất của nước ta. Suy thoái tài nguyên đất Hiện trạng sử dụng đất Biện pháp bảo tài nguyên đất Suy thoái tài nguyên đất - Diện tích đất trống đồi trọc đã giảm mạnh nhưng diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn rất lớn. - Cả nước có khoảng 9.3 triệu ha đất bị đe doạ sa mạc hoá (chiếm khoảng 28%). Hiện trạng sử dụng đất - Năm 2005 đất sử dụng trong nông nghiệp khoảng 9.4 triệu ha chiếm hơn 28% tổng diện tích đất tự nhiên. - Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là 0.1 ha. Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng và miền núi là không nhiều. Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất - Đối với đất vùng đồi núi: + Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lý: làm ruộng bậc thang, trong cây theo băng. + Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp kết hợp. Bảo vệ rừng, đất rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư. - Đối với đất nông nghiệp: + Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích. + Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống bạc màu. + Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ôi nhiễm đất.

File đính kèm:

  • docTiet 19.doc
Giáo án liên quan