Bài 6 THỰC HÀNH
CÁC GIAI ĐOẠN TRONG LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Nắm chắc hơn 3 giai đoạn trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam
- Giải thích đựơc sự phân hoá đa dạng của tự nhiên nước ta và sự phong phú của các loại tài nguyên khoáng sản trên cơ sở những kiến thức về lịch sử địa chất và kiến tạo.
2. Kỹ năng:
- Xác địng trên lược đồ các hình thái và cấu trúc địa chất chính ở Việt Nam
- Liên hệ, giải thích được các kiểu địa hình và khu vực địa lí tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12C tiết 6: Thực hành các giai đoạn trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6 Ngày soạn:18/09/2008
Bài 6 Thực hành
Các giai đoạn trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Nắm chắc hơn 3 giai đoạn trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam
- Giải thích đựơc sự phân hoá đa dạng của tự nhiên nước ta và sự phong phú của các loại tài nguyên khoáng sản trên cơ sở những kiến thức về lịch sử địa chất và kiến tạo.
2. Kỹ năng:
- Xác địng trên lược đồ các hình thái và cấu trúc địa chất chính ở Việt Nam
- Liên hệ, giải thích được các kiểu địa hình và khu vực địa lí tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam
3. Thái độ.
- Tôn trọng cơ sở khoa học để tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam.
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ địa chất – khoáng sản Việt Nam
- At lat địa lí Việt Nam
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định
2. Bài cũ:
- Tại sao nói giai đoạn cổ kiến tạo là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta ? Vai trò của giai đoạn này?
3. Bài mới.
Nội dung 1
Giáo viên nêu yêu cầu nội dung 1, sau đó tổ chức cho học sinh tìm hiểu về từng giai đoạn.
1. Giai đoạn tiền Cambri:
Bước 1: GV yêu cầu học sinh dựa vào hình 5 trong sách giáo khoa và bản đồ địa chất, khoáng sản ( hoặc At lat địa lí Việt Nam ) để xác định nơi phân bố của các đá biến chất tuổi tiền Cambri đựơc phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn.
Bước 2: GV yêu cầu một học sinh lên bảng xác định vị trí các bộ phận nền móng của lãnh thổ nước ta trên bản đồ địa chất, khoáng sản.
Bước 3: GV chỉ trên bản đồ các khu vực có đá biến chất cổ nhất nước ta và chốt lại kiến thức: Đây là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của loãnh thổ nước ta.
2. Giai đoạn Cổ kiến tạo
Bước 1: GV cho học sinh nhận biết:
- Sự phân bố các đá trầm tích, mác ma, biến chất tuổi Cổ sinh trên bản đồ trong hình 5 SGK (hoặc At lat địa lí Việt Nam ).
- Các đại khối thượng nguồn sông chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum, các dãy núi ở Tây Bắc, Bắc Trung Bộ. Các khối núi ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ.
- Các đứt gãy trong giai đoạn này và các mỏ nội sinh.
Bước 2: GV gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng xác định trên bản đồ địa chất, khoáng sặn phân bố các loại đá, các khối nâng, các dãy núi...
Bước 3: GV chốt lại kiến thức và khẳng định: Giai đoạn Cổ kiến tạo có tính chất quyết định đến lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta. Kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo cơ bản hình thành lãnh thổ Việt Nam.
3. Giai đoạn Tân Kiến Tạo
Bước 1: Tương tự như 2 giai đoạn trên, GV cho học sinh nghiên cức sau đó gọi một học sinh lên bảng xác định trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam các khu vực diễn ra các hoạt động địa chât chính của nước ta voà giai đoạn này.
Gv cho học sinh thấy rõ đặc điểm địa chất nổi bật của giai đoạn này là bồi đắp trầm tích... trên một bộ phận lớn của lãnh thổ và ảnh hưởng của vận động tạo núi Anpơ - Himalaya.
Bước 2: GV gọi một học sinh khác chỉ trên bản đồ Địa chất, khoáng sản Việt Nam các mỏ khoáng sản: Sắt ở Thái Nguyên, thiếc ở Cao Bằng, bô xít ở Tây Nguyên, dầu mỏ và khí đôt ở thềm lục địa.
GV giải thích thêm sự phong phú và điều kiện khai thác tìa nguyên khoáng sản nước ta để học sinh rõ hơn.
Nội dung 2
Bước 1: GV chia nhó học sinh, yêu cầu học sinh: Đối chiếu với bản đồ Địa chất, khoáng sản và bản đồ Các miền địa lí tự nhiên Việt Nam để xác định các đơn vị cấu trúc cơ bản có hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung, trình bày sự phong phú của tài nguyên khoáng sản nước ta.
Bước 2: GV gọi học sinh lên bảng chỉ trên bản đồ và trình bày ý kiến của mình.
GV giải thích cho HS hiểu mối quan hệ giữa địa chất với cấu trúc sơn văn và sự hình thành tài nguyên khoáng sản có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh ở nước ta.
4. Cũng cố - đánh giá.
- GV đánh giá học sinh qua kết quả làm việc của HS khi goi HS lên bản xác định và cho điểm.
- HS tự đánh gia kết qủ làm việc của mình qua đối chiếu với kết quả làm việc của các ban và qua phần chuẩn kiến thức của giáo viên.
5. Hoạt động nối tiếp
- Gv yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện bài thực hành.
- Chuẩn bị bài Việt Nam đất nước nhiều đồi núi.
File đính kèm:
- Tiet 6.doc