I. MỤC TIÊU:
- Mô tả sơ lược về vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam:
+ Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo.
+ Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Cam-Pu-Chia, Lào.
- Ghi nhớ điện tích phần đất liền Việt Nam: khoảng 330.000 km2
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ. Biết phần đất liền Việt Nam hẹp nhang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S. ( HS khá ).
- Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình minh họa SGK.
- Lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.
- Phiếu học tập cho HS.
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 5 học kỳ 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: 20 / 8 / 09
Ngày dạy: 26 / 8 / 09
Tiết 1: VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA.
I. MỤC TIÊU:
- Mô tả sơ lược về vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam:
+ Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo.
+ Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Cam-Pu-Chia, Lào.
- Ghi nhớ điện tích phần đất liền Việt Nam: khoảng 330.000 km2
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ. Biết phần đất liền Việt Nam hẹp nhang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S. ( HS khá ).
- Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình minh họa SGK.
- Lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.
- Phiếu học tập cho HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Bài cũ:
- Kiểm tra sách vở HS
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Việt Nam – Đất nước chúng ta.
b. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn của nước ta ( 10 phút )
- GV treo lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và yêu cầu hai HS ngồi cạnh nhau quan sát lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á trong SGK và TLCH:
+ Chỉ phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
+ Nêu tên các nước giáp đất liền của nước ta.
+ Cho biết biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? Tên biển là gì?
+ Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta?
- Gọi HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận: Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Đất nước ta vừa có đất liền, vừa có biển, các đảo và các quần đảo.
* Hoạt động 2: Một số thuận lợi do vị trí mang lại cho nước ta ( 10 phút )
- Vì sao nói Việt Nam có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không
- HS đem vở ra cho GV kiểm tra.
- Lắng nghe.
- Quan sát lược đồ, nghe Gv giới thiệu để xác định nhiệm vụ học tập.
+ Dùng que chỉ theo đường biên giới của nước ta.
+ Trung Quốc, Lào, Cam-Pu-Chia.
+ Biển Đông bao bọc các phía đông, nam, tây, tây nam của nước ta.
+ Các đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc,… các quần đảo là Hoàng Sa, Trường Sa.
- 3 HS trình bày. HS khác nhận xét – bổ sung.
- Lắng nghe.
- Phần đất liền giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Cam-Pu-Chia nên có thể mở đường bộ.
- Việt Nam giáp biển, có đường bờ biển dài, thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển.
- Việt Nam có thể thiết lập đường bay đến nhiều nước trên thế giới.
Trang 1
* Hoạt động 3: Hình dạng và diện tích
( 15 phút )
- Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét – bổ sung.+ Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì?
+ Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu?
+ Từ Tây, sang Đông, nơi hẹp nhất là ở đâu là bao nhiêu?
+ Diện tích lãnh thổ Việt Nam là bao nhiêu?
+ So với nước Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Cam-Pu-Chia thì diện tích nước ta rộng hơn diện tích nước nào và hẹp hơn diện tích nước nào?
Kết luận: Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam với d0ường bờ biển cong hình chữ S. Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng dài khoảng 1650 km, từ Tây sang Đông, nơi hẹp nhất ở Đồng Hới
( Quảng Bình ) chưa đầy 50 km.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau “ Địa hình và khoáng sản”.
- HS thảo luận theo nhóm 6
- 2 – 3 nhóm lên báo cáo kết quả.
- Nhận xét – tuyên dương.+ Hẹp ngang, chạy dài, có đường biển như hình chữ S.
+ 1650 km
+ Đồng Hới; 50 km.
+ 330.000 km2
+ Lào, Cam-Pu-Chia; Trung Quốc, Nhật Bản.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe. Chuẩn bị bài mới.
TUẦN 2
Ngày soạn: 20 / 8 / 09
Ngày dạy: 02 / 9 / 09
Tiết 2: ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN.
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của Việt Nam, diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng.
- Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam: than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ, khí tự nhiên,…
- Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đờ ( lược đồ ): dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ ( lược đồ ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, a-pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam,…
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Địa lí Việt nam.
- Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam.
- Các hình minh họa trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Bài cũ:
- Gọi HS lên TLCH bài cũ.
- Nhận xét – chấm điểm.
- 3 HS lên TLCH bài cũ.
- Nhận xét.
Trang 2
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Địa hình và khoáng sản.
b. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Địa hình Việt Nam
( 12 phút )
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ địa hình Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ:
+ Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng của nước ta?
+ So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta.
+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi ở nước ta.
+ Nêu và chỉ trên lược đồ các đồng bằng và cao nguyên ở nước ta.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét – tuyên dương.
Kết luận: Trên phần đất liền của nước ta, diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Các dãy núi ở nước ta chạy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và hướng vòng cung. diện tích nước ta là đồng bằng, các đồng bằng này chủ yếu do phù sa sông ngòi bồi đắp nên.
* Hoạt động 2: Khoáng sản Việt Nam
( 10 phút )
- Yêu cầu HS xem lược đồ và TLCH:
+ Hãy nêu tên một số loại khoáng sản ở nước ta. Loại khoáng sản nào có nhiều nhất?
+ Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, a-pa-tít, bô-xít, dầu mỏ.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nhận xét – tuyên dương.
Kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản
- Lắng nghe.
- HS nhận nhiệm vụ và cùng nhau thực hiện.
+ Dùng que chỉ khoanh vào từng vùng trên lược đồ.
+ Diện tích đồi núi lớn hơn đồng bằng nhiều lần
( gấp khoảng 3 lần ).
+ Dãy núi hình cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều ( ngoài ra còn có dãy Trường Sơn
Nam ).
+ Các dãy núi có hướng tây bắc – đông nam là: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc.
+ Các đồng bằng: Bắc Bộ, Nam Bộ, duyên hải miền Trung.
+ Các cao nguyên: Sơn La, Mộc Châu, Kon Tum, Plây – ku, Đắk – lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.
- 2 – 3 nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
+ Nước ta có nhiều loại khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc, đồng, bô-xít, vàng, a-pa-tít,… Than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất.
+ Mỏ than: Cẩm Phả, Vàng Danh ở Quảng Ninh.
+ Mỏ sắt: Yên Bái, Thái Nguyên, Thạch Khe ( Hà Tĩnh ).
+ Mỏ a-pa-tít: Cam Đường ( Lào Cai ).
+ Mỏ bô-xít có nhiều ở Tây Nguyên.
+ Dầu mỏ đã phát hiện các mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng trên biển Đông…
- 3 -5 HS trình bày.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
Trang 3
như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt,thiếc, đồng, bô-xít, vàng, a-pa-tít,.. trong đó than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất ở nước ta và tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh.
* Hoạt động 3: Những ích lợi do địa hình và khoáng sản mang lại cho nước ta ( 12 phút ).
- Chia lớp thành nhiều nhóm và thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
+ Theo em chúng ta phải sử dụng đất, khai thác khoáng sản như thế nào cho hợp lí? Tại sao phải làm như vậy?
Kết luận: Đồng bằng nước ta chủ yếu là do sông ngòi bồi đắp. Nước ta có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, nhưng khoáng sản không phải là vô tận nên khia thác và sử dụng cần tiết kiệm và hiệu quả.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau “ Khí hậu”
- HS thảo luận theo nhóm 6 và hoàn thành phiếu học tập.
+ Sử dụng đất phải đi đôi với việc bồi bổ đấ để đất không bị bạc màu, xói mòn,…
+ Khai thác và sử dụng khoáng sản phải tiết kiệm, có hiệu quả vì khoáng sản không là vô tận.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe. Chuẩn bị bài mới.
TUẦN 3
Ngày soạn: 20 / 8 / 09
Ngày dạy: 09 / 9 / 09
Tiết 3: KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Có sự khác nhau giữa hai miền: miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với hai mùa mưa, khô rõ rệt.
- Nhận biết ảnh hưởng khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng; ảnh hưởng tiêu cực: thiên tai, lũ lụt, hạn hán,…
- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc – Nam trên bản đồ.
- Nhận xét được số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
- Giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Biết chỉ có hướng gió: đông bắc, tây nam, đông nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt nam.
- Phiếu học tập của học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Bài cũ:
- Gọi HS lên TLCH bài cũ.
- Nhận xét – chấm điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Khí hậu.
b. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ( 15 phút )
- 3 HS lên TLCH bài cũ.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
Trang 4
- Chia lớp thành các nhóm yêu cầu thảo luận theo phiếu học tập.
- Yêu cầu 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét – tuyên dương.
Kết luận: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nói chung là nóng, có nhiều mưa và gió, mưa thay đổi theo mùa.
* Hoạt động 2: Khí hậu các miển có sự khác nhau ( 10 phút ).
- HS đọc thầm SGK
- Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa Miền bắc và Miền nam nước ta?
- Dựa vào bảng số liệu hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 vá tháng 7 của Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh?
- Miền Bắc có những hướng gió nào hoạt động? Ảnh hưởng của gió đó đến khí hậu miền Bắc?
- Miền Nam có những hướng nào hoạt động? Ảnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Nam?
- Chỉ trên lược đồ miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu có nóng quanh năm.
- Nhận xét – giảng thêm.
Kết luận: Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Miền bắc có gió mùa đông lạnh, mưa phùn, miền Nam nóng uanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
* Hoạt động 3: Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất ( 10 phút ).
- Khí hậu nóng và mưa nhiều giúp gì cho sự phát triển cây cối của nước ta?
- Tạo sao nói nước ta có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau?
- Vào mùa mưa, khí hậu nước ta thường xảy ra hiện tượng có hại gì với đời sống và sản xuất của nhân dân.
- Mùa khô kéo dài gây hại gì cho sản xuất và đời sống.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau “ Sông ngòi”
1a. Nhiệt độ ; b. nóng.
c. Gần biển ; d. Có gúo mùa HĐ.
e. Có mưa nhiều, gió mưa thay đổi theo mùa.
2. 1 b; 2 b, c
- Dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
- Tháng 1 nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiều so với Thành Phố Hồ Chí Minh. Tháng 1 và tháng 7 nhiệt độ gần bằng nhau.
- Tháng 1, miền Bắc có gió mùa Đông Bắc tạo ra khí hậu mùa đông, trời lạnh, ít mưa. Tháng 7 ở miền Bắc có gió mùa Đông Nam tạo ra khí hậu mùa hạ, trời nóng và nhiều mưa.
- Miền nam vào tháng 1 có gió mùa Đông nam, tháng 7 có gió mùa tây nam, khí hậu nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô.
- Dùng que chỉtheo đường bao quanh của từng miền khí hậu.
- Lắng nghe.
- Giúp cây cối dễ phát triển.
- Vì mỗi loại cây có yêu cầu về khí hậu khác nhau nên sự thay đổi của khí hậu theo mùa và theo vùng giúp nhân dân ta có thể trồng được nhiều loại cây.
- Mùa mưa lượng mưa nhiều gây ra bão, lũ lụt, gây thiệt hại về người và của cho nhân dân.
- Làm hạn hán, thiếu nước cho đời sống và sản xuất.
- Lắng nghe. Chuẩn bì bài mới
TUẦN 4
Ngày soạn: 20 / 8 / 09
Ngày dạy: 16 / 9 / 09
Tiết 4: SÔNG NGÒI
Trang 5
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt nam.
- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên, xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp.
- Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền hậu, Đồng Nai, Mã, cả trên bản đồ ( lược đồ ).
- Giải thích được vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc.
- Biết những ảnh hưởng do nước sông lên, xuống theo mùa tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta: mùa nước cạn gây thiếu nước, mùa nước lên cung cấp nhiều nước song thường có lũ lụt gây thiệt hại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ đại lí tự nhiên Việt nam.
- Các hình minh họa SGK.
- Phiếu học tập của học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Bài cũ:
- Gọi HS lên TLCH bài cũ.
- Nhận xét – chấm điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Sông ngòi.
b. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: ( 10 phút )
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và sông có nhiều phù sa.
- GV treo lược đồ sông ngòi Việt nam. Đây là lược đồ gì? Lược đồ này để làm gì?
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ sông ngòi và nhận xét về hệ thống sông của nước ta?
- Nước ta có nhiều hay ít sông? Chúng phân bố ở những đâu? Từ đây em rút ra kết luận gì về hệ thống sông ngòi của Việt nam?
- Đọc tên các sông ngòi lớn của nước ta và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ?
- Sông ngòi ở Miền trung có đặc điểm gì? Vì sao sông ngòi Miền trung có đặc điểm đó?
Kết luận: Mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. Nước sông có nhiều phù sa.
* Hoạt động 2: ( 10 phút )
- Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa.
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS kẻ và hoàn thành nội dung bảng thống kê.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- Yêu cầu HS lên đặt mũi tên do GV vẽ sơ đồ.
Kết luận: Nước sông lên xuống theo mùa đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất của nhân dân.
- 3 HS lên TLCH bài cũ.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lược đồ sông ngòi Việt nam, được dùng để nhận xét về mạng lưới sông ngòi.
- HS quan sát lược đồ. Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời. cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nước ta có rất nhiều sông. Phân bố ở khắp đất nước. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố khắp đất nước.
- Sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình,… Ở Miền Bắc: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng nai,… Ở Miền nam: sông Đà rằng,… Ở Miền trung dùng que chỉ từ nguồn theo dòng sông đi xuống biển.
- Thường ngắn và dốc, do MT hẹp, ngang, địa hình có độ dốc lớn.
- Lắng nghe.
- Hs làm việc theo nhóm 6 cùng đọc SGk và hoàn thành bảng thống kê.
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe.
Trang 6
* Hoạt động 3: Vai trò sông ngòi ( 10 phút ).
- Cho HS thi kể tiếp sức về vai trò của sông ngòi:
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 HS.
+ Phát phấn cho HS đứng đầu.
+Yêu cầu mỗi HS chỉ viết một vai trò của sông ngòi mà mình biết.
+ Đội nào kể đươc nhiều vai trò đội đó thắng cuộc.
- Gọi một HS tóm tắt lại vai trò của sông ngòi.
Kết luận: Sông ngòi bồi đắp phù sa, tạo nên nhiều đồng bằng. Là nguồn cung cấp thủy điện, cung cấp nước, cung cấp thủy sản cho đời sống và sản xuất của nhân dân.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau “ Vùng biển nước ta”
1. Bồi đắp nên nhiều đồng bằng.
2. Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
3. Là nguồn thủy điện.
4. Là đường giao thông.
5. Là nơi cung cấp thủy sản như tôm cá.
6. Là nơi có thể phát triển nghề nuôi trồng thủy sản,…
- Lắng nghe.
- Lắng nghe. Chuẩn bì bài mới
TUẦN 5
Ngày soạn: 02 / 9 / 09
Ngày dạy: 23 / 9 / 09
Tiết 5: VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta.
- Chỉ được một số điểm du lịch, nghĩ mát ven biển nổi tiếng trên bản đồ ( lược đồ ).
- Biết những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình minh họa SGK.
- Phiếu học tập của HS.
- Lược đồ khu vực biển đông.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Bài cũ:
- Gọi HS lên TLCH bài cũ.
- Nhận xét – chấm điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Vùng biển nước ta.
b. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Vùng biển nước ta
( 10 phút ).
- Yêu cầu HS quan sát lượt đồ khu vực biển đông.
+ Biển đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền Việt Nam.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ trên bản đồ vùng biển của Việt Nam.
Kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phân của biển đông.
* Hoạt động 2: Đặc điểm của biển nước ta
( 10 phút ).
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ yêu cầu HS thảo luận.
- 3 HS lên TLCH bài cũ.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
+ Biển đông bao bọc phía đông phía nam và tây nam phần đất liền nước ta.
+ 2 HS lên bảng chỉ bản đồ.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4 và TLCH:
Trang 7
+ Tìm những đặc điểm của biển Việt Nam?
+ Mỗi đặc điểm trên có tác dụng thế nào đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
Kết luận: Nước không bao giờ đóng băng, hay có bão, nước biển dâng lên, hạ xuống hằng ngày.
* Hoạt động 3: Vai trò của biển ( 10 phút ).
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
- Nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân.
- Biển tác động như thế nào đến khí hậu nước ta?
- Biển cung cấp cho chúng ta những loại tài nguyên nào?
- Biển mang lại thuận lợi gì cho giao thông ở nước ta?
Kết luận: Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và đường giao thông quan trọng, ven biển có nhiều nơi du lịch, nghĩ mát.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau “ Đất và rừng”
+ Nước không bao giờ đóng băng. Miền Bắc và miền Trung thường hay có bão. Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống.
+ Biển không đóng băng nên thuận lợi cho giao thông đánh bắt cá. Bảo biển gây ra những thiện hại cho tàu thuyền. Nhân dân vùng biển lợi dụng thủy triểu để lấy nước làm muối và đánh cá.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Điều hòa khí hậu.
- Dầu mỏ, khí tự nhiên làm nhiên liệu
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và chuẩn bài mới.
TUẦN 6
Ngày soạn: 02 / 9 / 09
Ngày dạy: 30 / 9 / 09
Tiết 6: ĐẤT VÀ RỪNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lít.
- Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít.
- Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lý.
- Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ: đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.
- Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hòa khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình SGK.
- Phiếu học tập.
- Lược đồ rừng ở Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Bài cũ:
- Gọi HS lên TLCH bài cũ.
- Nhận xét – chấm điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Đất và rừng.
- 3 HS lên TLCH bài cũ.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
Trang 8
b. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Các loại đất ( 9 phút ).
- HS đọc thầm SGK và gồm có các loại đất nào?
- Nêu đặc điểm của từng loại đất?
- Nhận xét – bổ sung.
Kết luận: Nước ta có nhiều loại đốt nhưng chiếm phần lớn là đất phe-ra-lít có màu đỏ hoặc vàng, tập trung ở vùng đồi núi. Đất phù sa do các con sông bồi đắp đất màu mỡ, tập trung ở đồng bằng.
* Hoạt động 2: Sử dụng đất hợp lí
( 9 phút ).
- Đây có phải là nguồn tài nguyên vô hạn không? Rút ra kết luận gì về việc sử dụng và khai thác đất?
- Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo, bồi bổ, bảo vệ đất thì sẽ gây cho đất các tác hại gì?
- Nêu một số biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
* Hoạt động 3: Các loại rừng ( 9 phút ).
- HS quan sát H 1, 2, 3 SGK.
- HS làm việc theo cặp tìm đặc điểm của các loại rừng.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét – tuyên dương.
Kết luận: Nước ta có nhiều loại rừng, nhưng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi, rừng ngập mặn thường thấy ở ven biển.
* Hoạt động 4: Vai trò của rừng ( 9 phút )
- Nêu các vai trò của rừng.
- Để bảo vệ rừng nhà nước và nhân dân làm gì?
Kết luận: Trồng và bảo vệ rừng là nhiệm vụ cấp bách của nhà nước và mỗi người dân.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau “ Ôn tập”
- Gồm 2 loại đất chính: Phe-ra-lít và phù sa.
- Phe-ra-lít: Màu đỏ hoặc vàng, nghèo mùn.
- Đất phù sa: Do sông ngòi bồi đắp, màu mở.
- Không phài là nguồn tài nguyên vô hạn. Vì vậy sử dụng đất phải hợp lí.
- Đất bị bạc màu, xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn.
- Bón phân hữu cơ làm ruộng bậc thang, thau chua, rửa mặn ở vùng bị nhiễm phèn. Đóng cọc, đắp đê, để giữ đất không bị sạt lở, xói mòn.
- Có 2 loại rừng chính.
+ Rừng rậm nhiệt đới: Nhiều loại cây, nhiều tầng có tầng cao tầng thấp.
+ Rừng ngập mặn: Chủ yếu là cây đước, sú, vẹt,…
- Cây mọc vượt lên mặt nước.
- Lắng nghe.
- Cho chúng ta nhiều sản vật điểu hòa khí hậu, giữ cho đất không bị xói mòn hạn chế lũ lụt.
- Ban hành luật bảo vệ tuyên truyền và hỗ trợ cho nhân dân trồng rừng.
- Tự giác bảo vệ rừng không phá rừng khai thác bừa bãi.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và chuẩn bài mới.
Duyệt, ngày 30 / 09 / 09
TKT
Đỗ Thị Phượng
Trang 9
TUẦN 7
Ngày soạn: 02 / 10 / 09
Ngày dạy: 8 / 10 / 09
Tiết 7: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Các định và mô tả được vị trí nước ta trên bản đồ.
- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
-Nêu tên và chỉ được vị trí một dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Các hình minh họa trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Bài cũ:
- Gọi HS lên TLCH bài cũ.
- Nhận xét – chấm điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Ôn tập
b. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Thực hành trên lược đồ
( 15 phút ).
- Quan sát lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.
+ Vị trí giới hạn của nước ta.
+ Vùng biển của nước ta.
+ Một số đảo và quần đảo của nước ta.
- Chỉ vị trí của các con sông trên bản đồ.
* Hoạt động 2: Đặc điểm các yếu tố tự nhiên ( 15 phút ).
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, thảo luận để hoàn thành bảng thống kê các đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam.
- 3 HS lên TLCH bài cũ.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS lên bảng chỉ vào lược đồ. Cả lớp nhận xét – bổ sung.
- quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa.
- các đảo : Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
- HS thực hiện chơi trò chơi 1 đội từ 10 12 HS.
- Chia lớp thành 4 nhóm:
+ Kẻ bảng thống kê theo mẫu.
+ Trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu.
+ Nhóm trình bày kết quả.
Các yếu tố tự nhiên
Đặc điểm chính
Địa hình
Trên phần đất liền của nước ta: ¾ diện tích là đồi núi, ½ diện tích là đồng bằng.
Khoáng sản
Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, bô xít, a-pa-tít, sắt, dầu mỏ,… trong đó than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất ở nước ta.
Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao gió và mưa thay đổi theo mùa.
Khí hậu có sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc: Miền Bắc có đông lạnh, mưa phùn. Miền Nam nóng quanh năm có hai mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
Sông ngòi
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng ít sông lớn.
Sông có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
Đất
Nước ta có hai loại đất chính: Pheralít màu đỏ hoặc đỏ vàng tập trung ở vùng núi. Đất phù sa màu mở tập trung ở đồng bằng.
Trang 10
Rừng
Nước ta có nhiều loại rừng nhưng chủ yếu hai loại rừng chính: Rừng rậm nhiệt đới tập trung ở vùng đòi núi. Rừng ngập mặn ở các vùng ven biển.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau “ Dân số nước ta”
- Lắng nghe và chuẩn bài mới.
TUẦN 8
Ngày soạn: 02 / 10 / 09
Ngày dạy: 15 / 10 / 09
Tiết 8: DÂN SỐ NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU:
- Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam.
- Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của con người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số.
- HS khá, giỏi: Nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam Á năm 2004.
- Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam.
- HS sưu tầm thông tin, tranh ảnh thể hiện hậu quả của gia tăng dân số.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.B
File đính kèm:
- Địa lí 1.doc