Giáo án Địa lý 6 bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất

CHƯƠNG II: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TĐ

BÀI 12:

 TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC

TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I - MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Hiểu nguyên nhân hình thành địa hình bề mặt TĐ là do tác động của nội lực và ngoại lực. Hai lực này luôn có tác động đối nghịch nhau.

-Hiểu được nguyên nhân sinh ra và tác hại của hiện tượng núi lửa, động đất và cấu tạo của một ngọn núi lửa.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 – Tiết 14 Chương II: các thành phần tự nhiên của tđ Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt tráI đất Ngày soạn: 10 / 11/ 2007 Ngày dạy: 19 / 11/ 2007 I - mục tiêu Sau bài học, HS cần: Hiểu nguyên nhân hình thành địa hình bề mặt TĐ là do tác động của nội lực và ngoại lực. Hai lực này luôn có tác động đối nghịch nhau. Hiểu được nguyên nhân sinh ra và tác hại của hiện tượng núi lửa, động đất và cấu tạo của một ngọn núi lửa. II - Phương tiện Bản đồ tự nhiên thế giới. Tranh vẽ cấu tạo của một ngọn núi lửa. Các hình trong SGK III - Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi 1: Hãy nêu tên và xác định vị trí của các lục địa và đại dương trên bản đồ TG? ( Gọi 2 HS: một HS xác định vị trí các lục địa và 1 HS xác định vị trí của các đại dương) 2. Bài mới. * Giới thiệu bài: Địa hình của TĐ rất đa dạng. Đó là kết quả của sự tác động lâu dài và liên tục của hai lực là nội lực và ngoại lực. Đây là 2 lực đối nghịch nhau nhưng tác động đồng thời làm cho địa hình bề mặt TĐ thêm đa dạng. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 1: Cá nhân * Gv hướng dẫn HS tìm hiểu hình anh trong SGK để nhận xét về đặc điểm địa hình của khu vực đó. Từ đó suy ra được các đặc điểm của địa hình bền mặt TĐ là đa dạng, cao thấp khác nhau. GV: cho HS đọc phần 1-SGK và trả lời câu hỏi. ? Nguyên nhân nào sinh ra sự khác biệt của địa hình bề mặt TĐ? (Do tác động của nội lực và ngoại lực) ? Vậy nội lực là gì? ? Ngoại lực là gì? ? Phân tích tác động đối nghịch nhau của nội lực và ngoại lực? HS: Trả lời, GV chuẩn kiến thức. GV: giải thích cho HS rõ khái niệm: phong hoá và xâm thực. ? Vậy nếu nội lực mạnh hơn thì địa hình sẽ có đặc điểm như thế nào và ngược lại. (- địa hình cao và gồ ghề hơn. -Địa hình có xu hướng san bằng và bằng phẳng hơn. ? Núi lửa và động đất do nội lực hay ngoại lực sinh ra? (Do nội lực sinh ra. Lực tác động từ lớp trung gian trong lòng đất) HĐ nhóm GV chia lớp thành các nhóm thảo luận câu hỏi sau trong thời gian 5 phút ? Quan sát hình 31 trong SGK hãy cho biết: N1:- Núi lửa là gì? - Cấu tạo của núi lửa gồm mấy bộ phận? - Phân loại núi lửa dựa vào việc núi lửa đang hoạt động hoặc đã tắt? N2 - Phân bố của núi lửa trên TG? - Tại sao núi lửa nguy hiểm nhưng quanh núi lửa vẫn có dân cư sinh sống? HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện lên báo cáo trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, GV chuẩn kiến thức: GV: Giải thích vì sao quanh TBD lại có nhiều núi lửa nhất trên TG. HĐ cá nhân GV hướng dẫn HS quan sát hình 32 và cho biết: ? Động đất là gì? ? Tác hại của các trận động đất? ? Biện pháp hạn chế tác hại của động đất? HS: trả lời GV: Kết luận: GV: Cung cấp tư liệu cho HS tham khảo về các trận động đất mạnh gây thiệt hại lớn trên TG. - Động đất ở Tô-ki-ô, Cô-bê (NB) - Động đất ở đảo Xumatara-Inđônêxia gây ra sóng thần làm hàng ngà người chết, nhiều ngôi làng bị phá huỷ hoàn toàn. 1. Tác động của nội lực và ngoại lực. - Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất có tác dụng nén ép các lớp đất đá làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy, hoặc đẩy vật chất ở dưới sâu lên trên mặt đất, tạo ra các dãy núi, động đất và núi lửa. - Ngoại lực: là những lực sinh ra bên ngoài và bên trên TĐ, gồm hai quá trình là quá trình phong hoá và xâm thực. -Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau. 2. Động đất và núi lửa a. Núi lửa - là hiện tượng phun trào vật chất ở dưới sâu lên trên mặt đất. - Cấu tạo gồm: mắc ma, dung nham, miệng, ống phun, tro bụi. - Phân loại: núi lửa hoạt động và núi lửa đã tắt. - Phân bố: vành đai lửa TBD (trên 300 ngọn đang hoạt động) - Vùi lấp làng mạc, thành thị, ruộng nương. Nhưng khi dung nham núi lửa nguội đi bị phong hoá tạo thành đất đỏ rất phì nhiêu. b. Động đất - là hiện tượng các lớp đất đá ở gần mặt đất bị rung chuyển gây thiệt hại cho người và của. - Biện pháp: xây nhà chịu được chấn động lớn. Dự báo kịp thời để sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm. V: củng cố, dặn dò 1. HS làm bài tập củng cố. 2. Học bài và làm bài tập trong Tập Bản Đồ Địa lí 6. 3. Chuẩn bị nội dung bài 13.

File đính kèm:

  • docBai 12.doc
Giáo án liên quan