Giáo án Địa lý 6 bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất

BÀI 26:

 ĐẤT. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT

I - MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Nắm được khái niệm đất hay thổ nhưỡng.

-Nắm được thành phần cũng như các nhân tố hình thành đất.

-Hiểu tầm quan trọng của độ phì của đất và ý thức được vai trò của con người trong việc làm cho độ phì của đất tăng hay giảm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32– Tiết 32 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất Ngày soạn: 05 / 4 / 2008 Ngày dạy: 14 / 4 / 2008 I - mục tiêu Sau bài học, HS cần: Nắm được khái niệm đất hay thổ nhưỡng. Nắm được thành phần cũng như các nhân tố hình thành đất. Hiểu tầm quan trọng của độ phì của đất và ý thức được vai trò của con người trong việc làm cho độ phì của đất tăng hay giảm. II - Phương tiện Bản đồ đất Việt Nam. Tranh ảnh về một phẫu diện đất. III - Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới Ngoài các hoang mạc cát và núi đá, trên bề mặt của TĐ còn có một lớp vật chất mỏng bao phủ. Đó là lớp đất hay thổ nhưỡng. Các loại đất trên TĐ có những đặc điểm riêng. Độ phì là tính chất quan trọng nhất của đất. Độ phì của đất càng coa, sinh vật sinh trưởng càng thuận lợi. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 1: cả lớp GV: Yêu cầu HS đọc SGK ? Em hãy cho biết đất (thổ nhưỡng) là gì? HS: trả lời, Gv chuẩn kiến thức GV: Giải thích: Thổ là đất Nhưỡng: là loại đất mềm xốp - Phân biệt: Đất trồng và đất (thổ nhưỡng) trong địa lí. GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu hình 66 trong SGK, cho biết: - Màu sắc và độ dày của các lớp đất khác nhau? - Tầng A có giá trị gì đối với sự sinh trưởng của sinh vật? GV: chuẩn kiến thức Hoạt động: Cá nhân ? Đất có mấy thành phần chính? Nêu đặc điểm và vai trò của từng thành phần? - Thành phần của đất: + khoáng chất: 90-95% + Chất hữu cơ: nhỏ + Nước, không khí. ? Em hãy cho biết nguồn gốc của chất khoáng trong đất? ? Tại sao chất hữu cơ có tỉ lệ nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng đối với thực vật? ? Cho biết nguồn gốc của chất hữu cơ trong đất? ? Tại sao chất mùn lại là thành phần quan trọng nhất của chất hữu cơ? ? Đặc tính quan trọng nhất của đất là gì? GV: Đất khác đá cơ bản ở chỗ đất có độ phì nhiêu. ? Con người đã tác động đến độ phì của đất như thế nào? -Những hoạt động nào làm giảm độ phì của đất? -Những biện pháp làm tăng độ phì? GV: MR 10 vết thương của TráiĐất: trong đố tháoi hoá đất dai là vết thương đầu tiên được nói đến. HĐ : Nhóm HS: Thảo luận câu hỏi sau: ? Em hãy nêu tên các nhân tố hình hành đất và cho biết nhân tố nào quan trọng nhất? HS: Trả lời GV: Chuẩn kiến thức. GV: Phân tích vai trò của từng nhân tố quan trọng: đá mẹ, khí hậu. Sinh vật 1. Lớp đất trên bề mặt các lục địa - Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa. 2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng Khoáng chất chiếm tỉ lệ lớn. Có nguồn gốc từ các sản phẩm phong hoá gốc. Thành phần hữu cơ: + chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với chất lượng đất. + Nguồn gốc từ xác động, thực vật bị phân huỷ do các VSV và các động vật trong đất. + Chất mùn là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp những chất cần thiết để các SV tồn tại và phát triển. Độphì là đặc tính quan trọng nhất của đất vì: có khả năng cung cấp cho thực vật: nước, chất dinh dưỡng và các yếu tố khác để SV tồn tại và phát triển. 3. Các nhân tố hình thành đất - Các nhân tố quan trọng hình thành đất : + Đá mẹ + Sinh vật + Khí hậu - Các nhân tố khác: địa hình, thời gian V: củng cố, dặn dò 1. HS làm bài tập củng cố. a) Làm câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK 2. Hướng dẫn về nhà. - Chuẩn bị nội dung ôn tập gồm: + Sông: Khái niệm sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng, chế độ nước và giá trị của sông. + Hồ: kháI niệm, phân loại, nguồn gốc. + Độ muỗi của biển và đại dương. Các hình thức vận động của nước biển và đại dương + Thành phần, đặc điểm và các nhân tố hình thành đất.

File đính kèm:

  • docTuÇn 32.doc
Giáo án liên quan