Giáo án Địa lý 6 bài 4: Phương hướng trên bản đồ. kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí

BÀI 4: PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ.

KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ

I - MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Biết và nhớ các qui định về phương hướng trên bản đồ.

-Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí của một điểm.

-Biết cách tìm phương hướng, kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ, trên quả Địa Cầu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 bài 4: Phương hướng trên bản đồ. kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 – Tiết 5 Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí Ngày soạn: 16/ 9/2008 Ngày dạy: 22/9/ 2008 I - mục tiêu Sau bài học, HS cần: Biết và nhớ các qui định về phương hướng trên bản đồ. Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí của một điểm. Biết cách tìm phương hướng, kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ, trên quả Địa Cầu. II - Phương tiện Bản đồ châu á, bản đồ khu vực Đông Nam á. Quả Địa Cầu. III - Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ. ? Tỉ lệ bản đồ là gì? ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? ( trả lời miệng) ? Bài tập 2- SGK. a. 1: 200.000, 5cm trên bản đồ ứng với 10 km trên thực tế ? Bài tập 3 –SGK ( viết bảng) 2. Bài mới. * Giới thiệu bài: Khi sử đụng bản đồ chúng ta phải biết những qui ước về phương hướng trên bản đồ, đồng thời cũng cần biết xác định vị trí của các địa điểm trên bản đồ, nghĩa là phải biết cách xác định toạ độ địa lí của một điểm bất kì trên bản đồ. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 1: Cá nhân * GV treo bản đồ lên bảng và giới thiệu cho HS biết tên của bản đồ này. ? Muốn xác định phương hướng trên bản đồ chúng ta phải dựa vào yếu tố nào trên bản đồ? HS: Dựa vào hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ. ? Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ dựa vào hệ thống kinh vĩ tuyến? HS: Trả lời, GV chuẩn kiến thức. GV: Trong trường hợp bản đồ không có hệ thống kinh, vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định phương hướng. Tây Tây Nam Đông Bắc Tây Bắc Bắc GV vẽ hình 10 lên bảng sau đó yêu cầu HS lên viết các phương hướng lên phía trên đầu các mũi tên? Đông Đông Nam Nam HĐ 2: Cá nhân Bước 1: GV treo bảng phụ có vẽ hình 11 lên bảng cho HS quan sát. Sau đó yêu cầu HS làm bài tập sau: ? Hãy tìm điểm C trên hình 11 và cho biết đó là chỗ gặp nhau của đường kinh tuyến và vĩ tuyến nào? Bước 2: HS làm việc cá nhân, sau đó gọi 1 em trả lời và một em nhận xét. Hình 11 100 300 200 200 00 100 100 100 200 00 * * 200 GV: Trên hình 11, khoảng cách từ điểm C đến kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc xác định kinh độ và vĩ độ của điểm đó. ? Vậy em hãy cho biết kinh độ, vĩ độ của một điểm là gì? Toạ độ địa lí là gì? Cách viết toạ độ địa lí của một điểm? HS: Trả lời, GV chuẩn kiến thức. HĐ 3: Nhóm * Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Nhóm 1+2: câu a + Nhóm 3+4: câu b,c + NHóm 5+6: câu d * Bước 2: HS làm việc theo nhóm sau đó cử đại diện lên bảng làm bài. Gv nhận xét và cho điểm các nhóm. 1. Phương hướng trên bản đồ - Muốn xác định phương hướng trên bản đồ phải dựa vào hệ thống kinh vĩ tuyến. - Đầu trên kinh tuyến chỉ hướng bắc, đầu dưới chỉ hướng nam, đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng đông, đầu bên trái chỉ hướng tây. 2. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí - Kinh độ (vĩ độ) của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến (vĩ tuyến) đi qua điểm đó đến kinh tuyến (vĩ tuyến) gốc. - Kinh độ và vĩ độ được gọilà toạ độ địa lí. - Cách viết: Kinh độ trên, vĩ độ ở dưới. 3. Bài tập a. HN –Viêng Chăn: TN + HN- Gia-các-ta: Nam + HN- Ma-li-na: Đông Nam + Cu-a-la Lăm-pơ đến Băng Cốc: Bắc + Cu-a-la Lăm-pơ đến Ma-li-na: Đông Bắc + Ma-li-na đến Băng Cốc: Tây. b. Toạ độ địa lí các điểm 1300Đ 1300Đ 00 100B A C 100B 1100Đ B c. Tìm vị trí các toạ độ: E, Đ d. OA: Bắc, OB: Đông OC: Nam, OD: Tây IV- Củng cố và dặn dò 1. HS làm bài tập 1 và 2 (SGK) , đọc phần ghi nhớ SGK. 2. Học bài và làm bài tập trong Tập Bản Đồ Địa lí 6.

File đính kèm:

  • docBai 4.doc