Giáo án Địa lý 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

BÀI 5: KÍ HIỆU BẢN ĐỒ.

CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ

I - MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Hiểu kí hiệu bản đồ là gì.

-Biết các đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu bản đồ.

-Biết cách đọc các kí hiệu bản đồ, sau khi đối chiếu với bảng chú giảI, đặc biệt là cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 – Tiết 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ Ngày soạn: 20 / 9/2008 Ngày dạy: 28 /9/ 2008 I - mục tiêu Sau bài học, HS cần: Hiểu kí hiệu bản đồ là gì. Biết các đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu bản đồ. Biết cách đọc các kí hiệu bản đồ, sau khi đối chiếu với bảng chú giảI, đặc biệt là cách biểu hiện địa hình trên bản đồ. II - Phương tiện Bản đồ khu vực Đông Nam á. Atlat Địa lí Việt Nam. III - Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ. ? Cách xác định phương hướng trên bản đồ. - Dựa vào hệ thống kinh, vĩ tuyến. - Kinh tuyến chỉ hướng Bắc-Nam, đầu trên kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam. - Vĩ tuyến chỉ hướng Tây- Đông,bên trái chỉ hướng Tây, bên phải chỉ hướng Đông. 2. Bài mới. * Giới thiệu bài: Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước, dùng để biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. Muốn đọc được bản đồ trước hết chúng ta phải đọc bảng chú giải và hiểu được ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 1: Cá nhân * GV treo bản đồ lên bảng và giới thiệu cho HS biết tên của bản đồ này. ? Muốn đọc và hiểu bản đồ này chúng ta cần phải làm gì? HS: Đọc bảng chú giải. ? Tại sao cần phải đọc bảng chú giải. HS: Để hiểu được những hệ thống kí hiệu trên bản đồ, vì tất cả các đối tượng được thể hiện trên bản đồ bằng những hệ thống kí hiệu khác nhau. ? Em hãy cho biết các hệ thống kí hiệu đó cho chúng ta biết điều gì? HS: Trả lời cá nhân, GV chuẩn kiến thức. ? Dựa vào hình 14, hãy kể tên các loại biểu đồ? Cho VD? HS: Trả lời cá nhân, Gv có thể gọi thêm HS nêu VD và nhận xét câu trả lời của bạn, sau đó chuẩn kiến thức. GV: Yêu cầu HS quan sát bản đồ treo tường và lên xác định trên bản đồ đâu là kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích. * GV có thể cho HS nhận dạng một số đối tượng hay được thể hiện bằng các loại kí hiệu. ? Hãy lên bảng quan sát và lấy VD về cách thể hiện các mỏ khoáng sản (than, sắt, đồng), các vùng trồng lúa, cây CN, các sân bay, cảng biển... ? Từ VD đã nêu kết hợp với hình 15, hãy cho biết có các dạng kí hiệu nào? HĐ 2: Cá nhân/ nhóm ? Hãy cho biết có mấy cách biểu hiện địa hình trên bản đồ? HS: Trả lời cá nhân ? Đường đồng mức là những đường như thế nào? HS: là đường nối những điểm có cùng độ cao. HS: HĐ nhóm Bước 1: GV treo bảng phụ có vẽ hình 16 lên bảng. Sau đó yêu cầu HS làm bài tập sau: ? Hãy quan sát hình 16 và cho biết mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét? ? Hãy cho biết sườn nào dốc hơn và giải thích tại sao? Bước 2: HS làm việc nhóm, sau đó gọi 1 em trả lời và một em nhận xét. GV chuẩn kiến thức. 1. Các loại kí hiệu bản đồ - Kí hiệu bản đồ dùng để biểu hiện vị trí, đặc điểmcủa các đối tượng địa lí đưa lên bản đồ. - Có 3 loại kí hiệu bản đồ: điểm, đường, diện tích. - Có 3 dạng kí hiệu: hình học, chữ viết, tượng hình. 2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ. - Độ cao của địa hình được thể hiện trên bản đồ bằng thang màu hoặc đường đồng mức. - Các đường đồng mức càng gần thì địa hình càng dốc. IV- Củng cố và dặn dò 1. HS làm bài tập 1,2 (SGK) , đọc phần ghi nhớ SGK. 2. Học bài và làm bài tập trong Tập Bản Đồ Địa lí 6. 3. Chuẩn bị dụng cụ thực hành.

File đính kèm:

  • docBai 5.doc