Giáo án Địa lý 6 bài 6: Thực hành tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học

BÀI 6: THỰC HÀNH

TẬP SỬ DỤNG ĐỊA BÀN VÀ THƯỚC ĐO ĐỂ VẼ SƠ ĐỒ LỚP HỌC

I - MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Biết cách sử dụng địa bàn để tìm phương hướng của các đối tượng địa lý trên bản đồ.

-Biết đo các khoảng cách trên thực tế và tính tỉ lệ để đưa lên lược đồ.

-Biết vẽ sơ đồ đơn giản của một lớp học hoặc một khu vực của trường trên giấy.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 bài 6: Thực hành tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 – Tiết 7 Bài 6: thực hành Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học Ngày soạn: 21/ 9/2007 Ngày dạy: 01/10/ 2007 I - mục tiêu Sau bài học, HS cần: Biết cách sử dụng địa bàn để tìm phương hướng của các đối tượng địa lý trên bản đồ. Biết đo các khoảng cách trên thực tế và tính tỉ lệ để đưa lên lược đồ. Biết vẽ sơ đồ đơn giản của một lớp học hoặc một khu vực của trường trên giấy. II - Phương tiện Địa bàn 4 chiếc. Thước dây 4 chiếc. Thước kẻ, compa, giấy, bút III - Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ. Nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ. Cách vẽ bản đồ? Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ? Đáp án: a. Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta thấy khoảng cách trên bản đồ đã được thu nhỏ bao nhiêu lần so với trên thực tế. b. Cách vẽ bản đồ: Bước 1: Thu thập thông tin về các đối tượng cần vẽ. Bước 2: Chọn tỉ lệ tương ứng và các hệ thống ký hiệu. Bước 3: Vẽ bản đồ. Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ? 2. Bài mới. * Giới thiệu bài: Giáo viên nêu nhiệm vụ của bài học hôm nay cho HS nắm được. * Thực hành: Bước 1: GV nói cho HS biết về cấu tạo của địa bàn và cách sử dụng. - Cấu tạo: Địa bàn là một dụng cụ dùng để xác định phương hướng nhanh và chính xác. Cấu tạo của địa bàn gồm: + Hộp nhựa đựng kim nam châm và vòng chia độ. + Kim nam châm đặt trên một trục trong hộp, đầu kim chỉ hướng Bắc thường có màu xanh, hướng Nam có màu đỏ. + Trên vòng tròn chia độ có 4 hướng chính:B,N,Đ,T. - Các sử dụng: + đặt địa bàn thẳng, cách xa các vật bằng sắt. + Mở cần hãm địa bàn. + Xoay hộp cho vạch số 0 hoặc chữ B nằm trùng với đầu kim chỉ hướng Bắc. Bước 2: HĐ nhóm của HS. * GV yêu cầu HS dùng địa bàn để tìm hướng của một bức tường lớp học. Và yêu cầu mỗi nhóm HS vẽ một sơ đồ. GV hướng dẫn HS làm việc: nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm làm việc: đo chiều dài, chiều rộng của lớp học, cửa ra vào, bục giảng, bàn Gv, bàn HS GV phổ biến cho HS cách tính tỉ lệ các khoảng cách và cách vẽ sơ đồ lớp học lên giấy cho hợp lý. + Trước hết vẽ khung lớp học, sau đó mới đến các đối tượng ở trong + Bản vẽ cần có đủ: tên sơ đồ, tỉ lệ, mũi tên chỉ hướng Bắc và các ghi chú cần thiết khác. * Gv dành thời gian cho các nhóm làm việc. Trong quá trình vẽ sơ đồ, GV kiểm tra và có thể hướng dẫn thêm cho Hs nếu cần. IV- Đánh giá * Gv cho HS treo các bản vẽ của 4 nhóm lên bảng, sau đó gọi các HS lên nhận xét đánh giá về các sơ đồ của từng nhóm. * Chú ý phân tích kỹ hai sơ đồ của hai nhóm đẹp nhất và xấu nhất để rút ra bài học cho các nhóm khác. * Cho điểm các nhóm. V. Dặn dò về nhà 1. Chuẩn bị nội dung ôn tập và kiểm tra một tiết vào giờ sau.

File đính kèm:

  • docBai 6.doc