BÀI 16:
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I- MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
Nắm vững được đặc điểm kinh tế của các nước ĐNA là phát triển khá nhanh song chưa vững chắc.
Thấy được cơ cấu kinh tế của các nước ĐNA đang có sự chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá: giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.
Biết được một số sản phẩm nông nghiệp và một số ngành CN tiêu biểu của khu vực và sự phân bố của chúng.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 – Tiết 20
Bài 16:
đặc điểm kinh tế các nước đông nam á
Ngày soạn: 3 / 1/ 2008
Ngày dạy: 10/ 1/ 2008
Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
Nắm vững được đặc điểm kinh tế của các nước ĐNA là phát triển khá nhanh song chưa vững chắc.
Thấy được cơ cấu kinh tế của các nước ĐNA đang có sự chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá: giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.
Biết được một số sản phẩm nông nghiệp và một số ngành CN tiêu biểu của khu vực và sự phân bố của chúng.
Phương tiện
Hình ảnh một số hoạt động kinh tế ở khu vực ĐNA.
Lược đồ kinh tế khu vực ĐNA (SGK).
Hoạt động trên lớp
1. Kiểm tra bài cũ
? Trình bày đặc điểm dân cư xã hội các nước ĐNA?
* Đặc điểm dân cư:
- Dân cư đông, dân số trẻ, tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn so với TB của châu lục.
- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
* Đặc điểm xã hội:
- Có nhiều nét tương đồng trong sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên giữa các nước vẫn có những nét văn hoá riêng, tạo nên sự đa dạng, độc đáo của mỗi quốc gia.
2. Bài mới.
Giới thiệu bài:
Sau chiến tranh thế giới 2, nền kinh tế của các nước ĐNA rơi vào tình trạng kiệt quệ. Sau hơn 30 năm các nước ĐNA đã có nhiều nỗ lực để thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Hiện nay các nước ĐNA được thế giới biết đến như một khu vục có được những thay đổi đáng kể trong kinh tế – xã hội.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính (Ghi bảng)
HĐ1: Cá nhân/ nhóm
GV: Yêu cầu HS đọc SGK đoạn “Nửa đầu...đế quốc”
? Hãy trình bày khái quát đặc điểm kinh tế các nước ĐNA nửa đầu thế kỷ XX? Giải thích nguyên nhân?
HS: Trả lời câu hỏi, GV chuẩn kiến thức.
GV: Sau chiến tranh TG 2, các nước ĐNA đều đã giành dựoc độc lập và bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Các nước đã đạt đựoc nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên nền kinh tế nhiều nước còn bộc lộ nhiều hạn chế.
? Hãy cho biết những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước ĐNA hiện nay là gì?
? Khu vực ĐNA có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay?
? Dựa vào bảng 16.1, kết hợp vốn hiểu biết thực tế của mình, hãy CM khu vực ĐNA đang phát triển khá nhanh song chưa vũng chắc?
HS: thảo luận nhóm sau đó cử đại diện trả lời.
GV :chuẩn kiến thức
? Hiện nay các nước ĐNA còn gặp những khó khăn gì khác ngoài khủng hoảng kinh tế?
? Dựa vào bảng số liệu 16.2 hãy cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của các quốc gia thay đổi như thế nào? Rút ra nhận xét chung?
HS: trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
Lào, Cam-pu-chia: ngành nông nghiệp giảm nhung vẫn chiếm tỉ trọng cao.
Philippin và Thái Lan: ngành nông nghiệp giảm mạnh, chiếm tỉ trọng ngày càng nhỏ. Ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên.
Xu thế chung là giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành CN, DV.
GV hướng dẫn HS phân tích lược đồ phân bố nông nghiệp, công nghiệp và trả lời câu hỏi:
? Nhận xét sự phân bố cây luơng thực, cây CN?
? Nhận xét sự phân bố của ngành luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm?
HS: Chỉ trên bản đồ (nếu có).
1. nền kinh tế của các nước ĐNA phát triển khá nhanh song chưa vững chắc.
* Nửa đầu thế kỷ XX: kinh tế chậm phát triển do chính sách thuộc địa lâu dài của các nước đế quốc.
- Hiện nay việc sản xuất và xuất khẩu nguyen liệu ở nhiều nước vẫn giữ vai trò quan trọng ở nhiều nước.
* Thuận lợi:
- Dân cư đông, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, tranh thủ được vốn, khoa học kĩ thuật từ bên ngoài.
* Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao song chưa vững chắc, dễ xảy ra khủng hoảng kinh tế.
* Ô nhiễm MT, cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá, tài nguyên cạn kiệt gây nhiều khó khăn.
2 . cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi.
- Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hương công nghiệp hoá.
- Các ngành sản xuất chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, ven biển.
Củng cố, dặn dò
Làm bài tập củng cố số SGK.
Hướng dẫn HS làm bài tập 2-trang 57 SGK.
* Dạng biểu đồ: hình tròn
Làm bài tập trong Tập bản đồ.
Phần bổ sung:
File đính kèm:
- Bai 16.doc