Giáo án Địa lý 8 bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên trái đất

 BÀI 20:

 KHÍ HẬU VÀ CẢNH QUAN TRÊN TRÁI ĐẤT

I- MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS có khả năng:

- Biết phân tích hình ảnh, lược đồ (hoặc bản đồ) và nhận biết, mô tả lại các cảnh quan chính trên TĐ, các sông và vị trí của chúng trên TĐ, các thành phần của vỏ TĐ.

- Phân tích mối quan hệ mang tính quy luật giữa các thành tố để giải thích một số hiện tượng tự nhiên ở địa phương và trên TĐ.

II- PHƯƠNG TIỆN

- Hình 20.3: Các vành đai gió trên TĐ được phóng to.

- Bản đồ khí hậu TĐ.

- Bản đồ tự nhiên thế giới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 – Tiết 24 Bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên tráI đất Ngày soạn: 16 / 1/ 2008 Ngày dạy: 24/ 1/ 2008 Mục tiêu Sau bài học, HS có khả năng: Biết phân tích hình ảnh, lược đồ (hoặc bản đồ) và nhận biết, mô tả lại các cảnh quan chính trên TĐ, các sông và vị trí của chúng trên TĐ, các thành phần của vỏ TĐ. Phân tích mối quan hệ mang tính quy luật giữa các thành tố để giải thích một số hiện tượng tự nhiên ở địa phương và trên TĐ. Phương tiện Hình 20.3: Các vành đai gió trên TĐ được phóng to. Bản đồ khí hậu TĐ. Bản đồ tự nhiên thế giới. Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ ? Nêu tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt TĐ Tác động của nội lực: nguyên nhân của động đất, núi lửa và của sự xuất hiện các dãy núi cao. Tác động của ngoại lực: tác động của các yếu tố tự nhiên ( bào mòn, phá huỷ và bồi tụ) tạo nên sự đa dạng của địa hình bề mặt TĐ. 2. Bài mới. Giới thiệu bài: Do TĐ hình cầu và chuyển động tịnh tiến xung quanh MT nên mọi nơi trên TĐ nhận đựoc lượng nhiệt và ánh sáng MT không giống nhau nên xuất hiện các đới khí hậu. Yếu tố địa hình, vị trí gần hoặc xa biển đều ảnh hưởng đến khí hậu từng vùng. Sự đa dạng của khí hậu đã tạo nên sự đa dạng của các cảnh quan trên TĐ. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính (Ghi bảng) HĐ1: Cá nhân/ nhóm GV: Cho HS quan sát hình 20.1: Lược đồ thế giới và làm bài tập trong SGK. ? Dựa vào hình 20.1 và kiến thức đã học hãy cho biết: Các châu lục có các đới khí hậu nào? Nêu đặc điểm của ba đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. Vì sao thủ đô Oen-lin-tơn của Niu Di-lân lại đón năm mới vào những ngày mùa hạ? HS: Trả lời câu hỏi, GV chuẩn kiến thức. ( Bảng phụ) ? Hãy cho biết mục tiêu của Hiệp hội có sự thay đổi như thế nào qua thời gian? HS: thảo luận theo nhóm nhỏ và đưa ra câu trả lời, GV chuẩn kiến thức. HĐ2:Nhóm Bước 1: chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6-7 em và giao nhiệm vụ cho các nhóm: mỗi nhóm phân tích một biểu đồ khí hậu và cho biết biểu đồ đó thuộc dới khí hậu và kiểu khí hậu nào? Làm bài tập 4- phần 1 trong SGK (có thể cho các nhóm điền tên các loại gió chính trên hình 20.3 phóng to) Bước 2: HS thảo luận nhóm sau đó cử đại diện trả lời. GV :chuẩn kiến thức Biểu đồ a) Nhiệt độ cao quanh năm, biên độ dao động nhiệt thấp, từ 2-30C. Mưa không đều, nhièu từ tháng 5-9, có tháng không có mưa (tháng 12,1) Biểu đồ b) Nhiệt độ cao quanh năm, gần 300C Mưa nhiều quanh năm Biểu đồ c) - Nhiệt độ chênh lệch khá lớn, tới gần 300C, mùa đông nhiệt độ xuống tới – 100C Biểu đồ d) Nhiệt độ thấp là 50C vào tháng 1,2, cao khoảng 250C vào tháng 6,7,8, chênh lệch khoảng 150C. Mua theo mùa và mưa nhiều hơn vào mùa đông. Là biểu đồ khí hậu MT Địa Trung Hải. HĐ 3: Cá nhân Bước 1: GV cho HS quan sát các bức ảnh trong thời gian 5 phút để nhận biết chúng thuộc các đới khí hậu nào? HS phát biểu ý kiến GV chuẩn kiến thức ? Vẽ hình 20.5 vào vở và điền vào ô trống các thành phần tự nhiên của TĐ.? ? Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên? HS: trả lời GV: Chuẩn kiến thức 1. khí hậu trên tráI đất a) Bài tập 1 ( Bảng phụ 1) b) Bài tập 2 (Bảng phụ 2) * Thủ đô Oen-lin-tơn của Niu Di-lân đón năm mới vào những ngày mùa hạ do nằm ở Nam bán cầu, vào tháng 12, Mt chiếu vuông góc với chí tuyến Nam nên địa điểm này nhận đựoc nhiều nhiệt và ấm áp hơn. c) Bài tập 3. d) Bài tập 4 e) Bài tập 5: Hoang mạc Xahara được hình thành do: + Lãnh thổ Bắc Phi rất rộng lớn + Dòng biển lạnh + Gió tín phong thổi theo hướng TB-ĐN. + Hình dạng của châu Phi: hình khối, bờ biển cao. ít bị cắt xẻ. 2 . các cảnh quan trên tráI đất. a) Bài tập 1. Hình a: hàn đới Hình b: ôn hoà Hình c: nhiệt đới Hình d: nhiệt đới Hình đ: nhiệt đới b. Bài tập 2 - Các thành phần tự nhiên: + Sinh vật + Đất + Không khí + Địa hình + Nước c. Bài tập 3 Củng cố, dặn dò Làm bài tập số 1-SGK Phiếu học tập Làm bài tập trong Tập bản đồ. Phần bổ sung:

File đính kèm:

  • docBai 20.doc