BÀI 23:
VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG
LÃNH THỔ VIỆT NAM.
I- MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
Hiểu được tính toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam, xác định được vị trí, giới hạn, diện tích, hình dạng vùng đất liền và vùng biển Việt Nam.
Hiểu được ý nghĩa thực tiễn và giá trị cơ bản của vị trí địa lí hình dạng lãnh thổ đối với môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế –xã hội của nước ta.
Có ý thức và hành động bảo vệ, giữ gìn độc lập chủ quyền của đất nước.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23– Tiết 27
địa lí tự nhiên
Bài 23:
vị trí, giới hạn, hình dạng
lãnh thổ việt nam.
Ngày soạn: 02 / 2 / 2008
Ngày dạy: 12/ 2/ 2008
Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
Hiểu được tính toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam, xác định được vị trí, giới hạn, diện tích, hình dạng vùng đất liền và vùng biển Việt Nam.
Hiểu được ý nghĩa thực tiễn và giá trị cơ bản của vị trí địa lí hình dạng lãnh thổ đối với môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế –xã hội của nước ta.
Có ý thức và hành động bảo vệ, giữ gìn độc lập chủ quyền của đất nước.
Phương tiện
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Bản đồ các nước ĐNA.
Tranh ảnh SGK.
Hoạt động trên lớp
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu những thành tựu cơ bản của nước ta trong thời kỳ Đổi Mới từ năm 1986 đến nay?
? Hãy nêu những nội dung chủ yếu của mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001-2010?
Cơ bản đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
2. Bài mới.
Giới thiệu bài: Vị trí địa lí có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành các yếu tố tự nhiên trên lãnh thổ một quốc gia. Vì vậy muốn hiểu rõ các đặc điểm tự nhiên của nước ta, trước hết chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm vị trí địa lí.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính (Ghi bảng)
HĐ1: Cá nhân/ cặp
GV: Cho HS quan sát hình 23.2 và làm bài tập:
? Xác định trên hình 23.1, các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Tây và cực Đông phần đất liền của nước ta? Cho biết toạ độ các điểm cực?
(Bảng 32.2)
HS: Trả lời câu hỏi, GV chuẩn kiến thức.
? Hãy lên bảng xác định các điểm cực của phần đất liền nước ta trên bản đồ treo tường?
? Qua bảng 23.2 hãy tính:
Từ điểm cực bắc đến điểm cực Nam của đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ?
(trên 15 vĩ độ)
Từ Tây sang Đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh tuyến?
(trên 7 kinh độ)
? Lãnh thổ nước ta nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GMT.
GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 24.1, giới thiệu phần biển nước ta mở rộng ra tới kinh tuyến 117020/Đ và có diện tích khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích phần đất liền.
? Biển nước ta nằm ở vị trí nào của lãnh thổ? Tiếp giáp với biển của các quốc gia nào?
? Đọc tên và xác định các đảo và quần đảo lớn? Thuộc các tỉnh nào?
+) QĐ Hoàng Sa - Đà Nẵng
+) QĐ Trường Sa- Khánh Hoà
HĐ Nhóm
Bước 1: chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6-7 em và giao nhiệm vụ cho các nhóm
? Vị trí địa lí Việt Nam có ý nghĩa gì nổi bật đối với thiên nhiên nước ta và các nước trong khu vực ĐNA?
Bước 2: HS thảo luận nhóm sau đó cử đại diện trả lời.
GV:chuẩn kiến thức
? Căn cứ vào hình 24.1, tính khoảng cách (km) từ HN đi:
+ Manila (Philipin)
+ Băng Cốc (Thái Lan)
+ Xingapo
+ Brunây
? Những đặc điểm nêu trên có ảnh hưởng gì tới tự nhiên nước ta?
(VD: Khí hậu, địa hình, sinh vật...)
HĐ cá nhân/ cả lớp
? lên bảng xác định trên bản đồ VN, giới hạn của lãnh thổ nước ta phần đất liền?
? Nêu nhận xét về hình dạng lãnh thổ nước ta phần đất liền?
+ Chiều Bắc-Nam: 1650km
+ Chiều ngang cớni hẹp nhất chỉ chưa đầy 50 km? Tìm xem thuộc tỉnh nào?
+ Độ dài đường bờ biển?
? Hình dạng lãnh thổ như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên và GTVT?
HS: trả lời cá nhân
GV: Chuẩn kiến thức
GV: yêu cầu HS đọc bài đọc thêm “vùng biển chủ quyền của nước Việt Nam”
? Hãy xác định vùng biển chủ quyền của VN trên bản đồ các nước ĐNA?
- Đảo nào lớn nhất nước ta? Thuộc tỉnh nào?
- Vịnh biển nào đẹp nhất nước ta và được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới? (1994)
- Quần đảo xa nhất là qđ nào? thuộc tỉnh nào?
- Vịnh biển nào được đánh giá là một trong 3 vịnh biển đẹp nhất trên TG?
? Hãy cho biết ý nghĩa của vùng biển với tự nhiên và phát triển kinh tế- xã hội?
HS Khá:
? Phân tích thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ nước ta đem lại cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
1. vị trí, giới hạn lãnh thổ
a) Phần đất liền
- Cực Bắc: 23023/B – 105020/Đ
- Cực Nam: 8034/B – 104040/Đ
- Cực Tây: 22022/B – 102010/Đ
- Cực Đông: 12040/B – 109024/Đ
- Nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới.
- Nước ta nắm hoàn toàn trong múi giờ thứ 7, với diện tích 329.247 km2
b. Phần biển
- Biển nước ta nằm ở phía đông lãnh thổ, với diện tích khoảng 1 triệu km2.
c) Đặc điểm của vị trí địa lí của VN về mặt tự nhiên
Nằm trong vùng nội chí tuyến
Gần trung tâm của khu vực ĐNA.
Cầu nối giữa biển và đất liền, giữa ĐNA đất liền và ĐNA hải đảo.
Nơi giao lưu giữa các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
2 . đặc điểm lãnh thổ
a) Phần đất liền
Lãnh thổ kéo dài theo chiều B_N, chiều ngang hẹp.
Đường bờ biển dài 3260km.
Có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nên các điều kiện tự nhiên độc đáo.
b. Phần biển
- Biển nước ta mở rộng về phía đông, có nhiều đảo và quần đảo, vịnh biển...
- Có ý nghĩa chiến lược về an ninh và phát triển kinh tế.
Củng cố, dặn dò
Làm bài tập số -SGK
Làm bài tập trong Tập bản đồ.
Phần bổ sung:
File đính kèm:
- Bai 23.doc