Giáo án Địa lý 8 bài 27 Thực hành: đọc bản đồ Việt Nam (phần hành chính và khoáng sản)

 BÀI 27:

 THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ VIỆT NAM

 (phần hành chính và khoáng sản)

I- MỤC TIÊU

 Bài học giúp HS:

 Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ, nắm vững các kí hiệu và chú giải đồ hành chính, bản đồ khoáng sản Việt Nam.

 Củng cố các kiến thức về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, tổ chức hành chính của nước ta.

 Củng cố các kiến thức đã học về tài nguyên khoáng sản VN, nhận xét về sự phân bố khoáng sản ở nước ta.

II- PHƯƠNG TIỆN

 Bản đồ hành chính Việt Nam (treo tường)

Bản đồ khoáng sản Việt Nam

Átlát Địa lí VN

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 bài 27 Thực hành: đọc bản đồ Việt Nam (phần hành chính và khoáng sản), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25– Tiết 31 Bài 27: Thực hành: đọc bản đồ việt nam (phần hành chính và khoáng sản) Ngày soạn: 12 / 2 / 2008 Ngày dạy: 21/ 2/ 2008 Mục tiêu Bài học giúp HS: Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ, nắm vững các kí hiệu và chú giải đồ hành chính, bản đồ khoáng sản Việt Nam. Củng cố các kiến thức về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, tổ chức hành chính của nước ta. Củng cố các kiến thức đã học về tài nguyên khoáng sản VN, nhận xét về sự phân bố khoáng sản ở nước ta. Phương tiện Bản đồ hành chính Việt Nam (treo tường) Bản đồ khoáng sản Việt Nam átlát Địa lí VN Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ Bài tập 1: Trình bày đặc điểm tài nguyên khoáng sản của nước ta? Bài tập 2: Chọn đáp án đúng trong những câu sau đây: Câu 1: Các mỏ dầu của nước ta được hình thành trong giai đoạn phát triển nào sau đây: a. Giai đoạn Tiền Cambri b. Giai đoạn Cổ kiến tạo c. Giai đoạn Tân kiến tạo d. Cả ba giai đoạn trên Câu 2: Mỏ than lớn nhất nước ta là mỏ than: a. Thái Nguyên b. Nông Sơn (Quảng Nam) c. Đông Triều –Quảng Ninh d. Thanh Hoá 2. Bài mới. Bài tập 1: Hoạt động cá nhân Bước 1: GV cho HS đọc yêu cầu của bài học Xác định vị trí địa lí tỉnh, thành phố mà em đang sống Xác định vị trí, toạ độ địa lí của các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông của phần đất liền nước ta? Lập bảng thông kê các tính theo mẫu trong SGK. Bước 2: HS làm việc cả lớp Đối với câu a,b GV yêu cầu HS xem trước hình 23.2 hoặc Bản đồ hành chính VN trong Atlát địa lí, sau đó lên bảng xác định trên bản đồ hành chính VN treo tường. Đối với câu c: HS hoàn thành vào vở của mình, sau đó cho biết: + Có bao nhiêu tỉnh biên giới? (25) + Có bao nhiêu tỉnh ven biển? (29) + Tính nào được gọi là ngã ba biên giới? (Điện Biên:giáp TQ, Lào; Kon Tum giáp Lào và Campuchia Bài tập 2: Cá nhân/ cặp Bước 1: GV yêu cầu HS nêu mục tiêu của bài tập. Đọc lược đồ khoáng sản VN trong SGK hoặc Atlát Địa lí VN, vẽ lại các kí hiệu và ghi vào vở nơi phân bố của 10 loại khoáng sản chính theo mẫu sau: Số tt Loại khoáng sản Kí hiệu trên bản đồ Phân bố các mỏ chính 1 Than 2 Dầu mỏ 3 Khí đốt 4 Bôxit 5 Sắt 6 Crôm 7 Thiếc 8 Titan 9 Apatit 10 Đá quý Bước 2: Gọi 2 HS lên bảng vẽ kí hiệu 10 loại khoáng sản theo yêu cầu của bài Lần lượt tìm nơi phân bố của các mỏ chính HS làm bài tập vào vở GV kiểm tra, đánh giá một số HS và nêu nhận xét. Nêu nhận xét về sự phân bố khoáng sản VN? ? Than đá được hình thành trong giai đoạn nào? Phân bố ở đâu? ? Vùng đồng bằng và thềm lục địa của nước ta là nơI thành tạo các loại khoáng sản nào? Vì sao? ? Lấy VD về một số loại khoáng sản có thể được hình thành trong nhiều giai đoạn phát triển của tự nhiên nước ta và được phân bố ở nhiều nơi? Củng cố, dặn dò Làm bài tập vui sau: Em hãy cho biết: Tỉnh nào vừa giáp biển vừa giáp biên giới? ( Quảng Ninh, Kiên Giang) Tỉnh nào có ngã ba biên giới? ( Điện Biên, Kon Tum) Những loại khoáng sản nào dễ phát hiện ? ( Đá vôi, cát ...) 2. Chuẩn bị nội dung ôn tập.

File đính kèm:

  • docBai 27.doc
Giáo án liên quan