BÀI 31: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM
I- MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
Nắm được hai đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam:
+ Tính chất nhiệt đới gió mà ẩm
+ Tính chất đa dạng và thất thường.
Chỉ ra được ba nhân tố hình thành nên khí hậu nước ta:
+ Vị trí địa lí
+ Hoàn lưu gió mùa
+ Địa hình
Rèn kĩ năng đọc và phân tích bảng số liệu và bản đồ khí hậu
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28– Tiết 36
Bài 31: đặc điểm khí hậu việt Nam
Ngày soạn: 12 / 3 / 2008
Ngày dạy: 19 / 3 / 2008
Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
Nắm được hai đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam:
+ Tính chất nhiệt đới gió mà ẩm
+ Tính chất đa dạng và thất thường.
Chỉ ra được ba nhân tố hình thành nên khí hậu nước ta:
+ Vị trí địa lí
+ Hoàn lưu gió mùa
+ Địa hình
Rèn kĩ năng đọc và phân tích bảng số liệu và bản đồ khí hậu
Phương tiện
Bản đồ khí hậu Việt Nam.
Tranh ảnh về khí hậu Việt Nam
Atlat Địa lí VN.
Hoạt động trên lớp
Kiểm tra bài cũ
? Nêu đặc điểm vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên?
Bài mới.
Giới thiệu bài:
Khí hậu là nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của con người. Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, đa dạng và diễn biến thất thường. So với các nước cùng vĩ độ ở khu vực Tây Nam á, Nam á và Bắc Phi, khí hậu nước ta có nhiều nét khác biệt, tạo nên sự đặc sắc cho KH nước ta. Vậy khí hậu nước ta có đặc điểm gì? Những yếu tố hình thành nên KH nước ta là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm câu trả lời trong bài hôm nay.
Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam –SGk trang 110-113
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính (Ghi bảng)
HĐ1: cả lớp
GV: Khí hậu nước ta có hai đặc điểm chính. Chúng ta sẽ nghiên cứu đặc điểm thứ nhất của khí hậu nước ta: tính chât nhiệt đới gió mùa ẩm.
GV: Cho HS quan sát bảng: Nhiệt độ của HN, Huế, TP HCM.
? Dựa vào bảng số liệu em hãy nhận xét về nhiệt độ TB nước ta?
HS: Có nhiệt độ TB năm trên 210C.
GV: Chuẩn kiến thức, cho HS ghi bài
? Vậy em hãy giải thích vì sao nhiệt độ cao như vậy?
GV: hướng dẫn HS tìm câu trả lời:
? Nêu điểm cực Bắc và cực Nam của nước ta?
(23023/B -8034/B)
GV: Nằm ở vùng nội chí tuyến, vậy lượng bức xạ MT nước ta nhận được nhiều
? Lấy dẫn chứng chứng tỏ nước ta nhận được lượng bức xạ MT lớn?
HS: Nước ta nhận được lượng nhiệt và bức xạ mặt trời lớn:
+ Số giờ nắng trong năm: 1400-3000h
+ Mỗi năm nhận được 1 triệu Kilô calo/ m2
GV: Chuẩn kiến thức: Đủ tiêu chuẩn của một nước nhiệt đới.
HS: Tiếp tục làm việc với bảng số liệu
? Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ TB năm từ Bắc vào Nam?
(tăng dần)
Những tháng nào nhiệt độ không khí giảm dần từ Nam ra Bắc?
( tháng 11, 12, 1,2,3,4)
? Bằng thực tế của địa phương mình, em hãy giải thích tại sao những tháng này nhiệt độ của Miền Bắc lại giảm mạnh?
(Do gió mùa Đông Bắc)
? Em nhận thấy gió mùa Đông Bắc có đặc điểm gì?
(lạnh, khô)
? Vậy các tháng còn lại, nhiệt độ cả 3 miền như thế nào?
( rất cao, đồng đều)
GV: Đây là mùa hạ của cả nước.
GV: Yêu cầu HS quan sát lược đồ khí hậu trên máy chiếu kết hợp Atlat-trang 7:
? Nước ta chịu ảnh hưởng của các loại gió nào?
(Gió mùa mùa hạ
Gió mùa mùa đông
Gió Tây khô nóng.
Nối các ý ở cột A và cột B sao cho chính xác: (Bảng phụ)
? Tại sao hai loại gió này có đặc tính trái ngược nhau như vậy?
HS: Gió mùa Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia- lục địa tới nên lạnh khô
Gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào nên ẩm, mang mưa lớn.
GV: Chuẩn kiến thức
? Tính tổng lượng mưa của 3 địa điểm trong bảng 31.1
+ HN: 1676,2mm
+ Huế: 2867,7
+ TP HCM: 1930,9mm
? nêu nhận xét về lượng mưa của nước ta?
( khá lớn: từ 1500-2000mm)
? Độ ẩm không khí?
(trên 80%)
GV: HS qan sát bản đồ lượng mưa (trang 7-Atlat Địa lí VN) kết hợp với SGK xác định vị trí các khu vực có lượng mưa TB năm lớn nhất nước ta.
(Bắc Quang (H. Giang):4802mm, Hoàng Liên Sơn (Lào Cai): 3552mm, Huế: 2568mm, Hòn Ba (Quảng Nam): 3752mm
? Giải thích tại sao các kh vực này lại có mưa lớn?
HS: Các địa điểm trên nằm trên địa hình đón gió ẩm từ biển thổi vào.
GV: HS quan sát hai bức tranh về Rừng Cúc Phương và Hoang Mạc Xahara cho Hs quan sát và thấy được sự khác nhau về cảnh quan của hai khu vực có cùng vĩ độ và giải thích tại sao?
(Do nước ta có lượng mưa lớn nhờ gió
mùa)
Chuyển ý sang mục 2.
GV: Cho HS đọc SGK và quan sát lược đồ khí hậu trong Atlat.
? Dựa vào SGK và Atlat hãy cho biết nước ta có những miền khí hậu nào?
( 4 miền)
HS: nêu tên- GV chỉ trên bản đồ.
Hoạt động nhóm: 4 nhóm
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm. Mỗi nhóm nghiên cứu một miền khí hậu
Bước 2: HS thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của GV, sau đó báo cáo kết quả bằng phiếu thảo luận nhóm.
HĐ: cá nhân
GV: Đưa ảnh Sapa cho Hs phân tích.
(Tranh minh hoạ)
? Khí hậu còn phân hoá theo chiều nào?
(địa hình)
HS: đọc SGK
? Sự thất thường của khí hậu thể hiện như thế nào? Lấy VD?
? Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diến ra ở miền nào? Vì sao?
HS: + Miền Bắc của nước ta do miền Bắc có một mùa đông lạnh.
Bài tập trắc nghiệm
Các nhân tố hình thành nên khí hậu nước ta là:
Vị trí địa lí
Hoàn lưu khí quyển
Địa hình
Cả 3 nhân tố trên.
1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
a. Tính chất nhiệt đới
Nhiệt độ TB năm của không khí đều vượt 210C
- Nước ta nhận được lượng nhiệt dồi dào:
+ Số giờ nắng trong năm: 1400-3000h
+ Mỗi năm nhận được 1 triệu Kilô calo/ m2
b. Tính chất gió mùa
- Chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa đông lạnh khô với gió Đông Bắc
+ Mùa hạ nóng ẩm với gió Tây Nam.
c. Tính chất ẩm
- Nước ta có lượng mưa lớn từ 1500 đến 2000 mm và độ ẩm không khí cao trên 80%
Nét độc đáo của khí hậu Việt Nam
2. Tính chất đa dạng và thất thường
a. Tính chất đa dạng
- Phân hoá theo không gian và thời gian thành nhiều vùng, miền khí hậu khác nhau.
- phân hoá theo độ cao
b. Tính chất thất thường
Năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm mưa ít, năm nhiều bão, năm ít bão.....
Các nhân tố hình thành khí hậu nước ta:
+ Vị trí địa lí
+ Hoàn lưu khí quyển
+ Địa hình
Củng cố, dặn dò
Làm bài tập củng cố
Điền từ thích hợpvào chỗ trống.
Đọc phần ghi nhớ SGK.
Hướng dẫn về nhà.
Nghe một bài hát có nội dung liên quan.
Sưu tầm ca dao tục ngữ
File đính kèm:
- Bai 31.doc