Giáo án Địa lý 8 tiết 34: Đặc điểm địa hình Việt Nam

Bài 28 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Qua tiết này làm cho HS nắm được

- Các đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam.

- Phân tích mối quan hệ giữa sự hình thành điạ hình với lịch sử phát triển tự nhiên Vịêt Nam và các yếu tố tự nhiên khác kể cả con người.

- Có kỹ năng phân tích địa hình phân tích các mối quan hệ liên hệ địa lý

II- CHUẨN BỊ CHO TIẾT DẠY VÀ HỌC:

1 - Giáo viên: chuẩn bị bản đồ địa lý tự nhiên.

2- Học sinh : Bản đồ thực hành, tạp Atlát

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 tiết 34: Đặc điểm địa hình Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết34 Ngày soạn 14/03/2008 Bài 28 : Đặc điểm địa hình Việt Nam I - Mục đích yêu cầu: Qua tiết này làm cho HS nắm được - Các đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam. - Phân tích mối quan hệ giữa sự hình thành điạ hình với lịch sử phát triển tự nhiên Vịêt Nam và các yếu tố tự nhiên khác kể cả con người. - Có kỹ năng phân tích địa hình phân tích các mối quan hệ liên hệ địa lý II- Chuẩn bị cho tiết dạy và học: 1 - Giáo viên : chuẩn bị bản đồ địa lý tự nhiên. 2- Học sinh : Bản đồ thực hành, tạp Atlát III- Tiến trình dạy và học: 1) Bài cũ: 2) Bài mới: a) Vào bài: GV cho HS đọc tên các dãy núi cao trên bản đồ. Sau dó GV nói tiếp:" Địa hình nước ta có đặc diểm gì? Tại sao có đặc điểm đó? Nội dung bài học hôm nay trả lời cho chúng ta. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1:HS dựa vào hình 28.1 kết hợp nội dung SGK và kiến thức đã học: - Đọc tên các dãy núi cao nguyên, đồng bằng lớn ở nước ta. - Cho biết các dạng địa hình chính của Việt Nam và cho biết nhận xét của cá nhân. - Nêu đặc điểm của các dạng địa hình và cho biết sự phân bố của chúng. - địa hình miền núi có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất và dời sống? Bứớc 2: HS phát biểu . Bước 3:GV chuẩn kiến thức ( Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn; có ý nghĩa lớn trong đời sống, phát triển kinh tế xã hội của nước ta; có ảnh hởng tới hình thành cảnh quan tự nhiên nước ta; Là nền móng cho việc hình thành các địa hình đồng bằng phù sa) GV chuyển ý: địa hình nớc ta phong phú đa dạng nguyên nhân chủ yếu nào tạo nên sự đa dạng của địa hình Việt Nam? Hoạt động2/ cả lớp Bước 1: HS nhắc lại ý nghĩa của vận động Tân kiến tạo đối với sự hình thành bề mặt địa hình nước ta. Bước2: HS phát biểu Hs khác bổ sung kiến thức. Bước 3: GV chuẩn kiến thức Hoạt động 3/ Nhóm; Bước 1: GV dựa vào hình 28.1 kết hợp nội dung SGK và kiến thức HS đã học làm rõ nhận định trên ( Nâng cao biên độ lớn. Núi lửa nguyên nhân tạo nên các cao nguyên ba dan; sụt lún tạo nền móng hình thành nên các đồng bằng; phân bậc ở các cấp độ lớn nhỏ khác nhau.) Phân việc: * Nhóm 1: HS tìm một số núi cao, cao nguyên ba dan và đồng bằng lớn giải thích sự hình thành. *Nhóm 2: Đọc lát cắt địa hình xác định hớng lát cắt; các dạng địa hình chính Bứơc 2: Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến GV chuẩn kiến thức. ( GV chuyển ý) Hoạt động 4/ cặp Bước 1: HS dựa vào hình 28.1 tranh ảnh kết hợp nội dung SGK, vốn hiểu biết: - Kể tên một số hang động nổi tiếng. Giả thích sự hình thành của các hang động này. - Cho biết con nguời chặt phá rừng thì địa hình thay đổi như thế nào? Tại sao? Hướng giải quyết? - Kể tên các dạng địa hình nhân tạo ở nớc ta. Nói rõ nguồn gốc hình thành? Bước 2: HS phát biểu GV chuẩn kiến thức. 1- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam - Địa hình nớc ta đa dạng. - Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ chủ yếu là đồi núi thấp. - Đồng bằng phần lớn tập trung ven biển và chỉ chiếm 1/4 diện tích chủ yếu là đồng bằng phù sa: Đồng bằng sông Hồng và đồng sông Cửu Long là hai đồng bằng lớn nhất nứớc ta. - Nước ta có các quần đảo, đảo 2 - Địa hình nớc ta đợc tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau - Địa hình Việt Nam trong cuối giai đoạn hai là bề mặt tương đối bằng phẳng. - Bước sang giai đoạn 3 nội lực tiếp tục tác động mạnh nhưng không phá vỡ cấu trúc đã tạo được trong giai đoạn 1 mà chỉ có vai trò nâng lên và trẻ hoá địa hình. - Cao ở Tây Bắc thấp dần Đông Nam. 3 - Địa hình nớc ta mang tính chất nhiệt đới và chịu sự tác động mạnh mẽ của con người. - Địa hình luôn luôn biến đổi do tác động của môi trờng nhiệt dới gió mùa ẩm và của con ngời. IV- Đánh giá củng cố: 1) Cho biết cá đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta? Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam? V- Hướng dẫn về nhà 1) Câu 3 trang 103 SGK. 2) Làm bài tập 28 tập bản đồ thực hành địa lý 8 - Học theo nội dung SGK

File đính kèm:

  • docTiet39n.doc
Giáo án liên quan