Giáo án Địa lý 9 cả năm (12)

ĐỊA LÍ DÂN CƯ.

 Tuần 1:

 Tiết 1: Bài 1.

CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆTNAM.

Mục tiêu bài học:

Sau bài học học sinh cần:

- Biết được nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc ở nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.

- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.

- Có tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc.

Thiết bị cần thiết:

- Bản đồ dân cư Việt Nam.

- Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

- Tranh ảnh một số dân tộc Việt Nam.

 

doc67 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9 cả năm (12), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa lí dân cư. Tuần 1: Ngày soạn: 5/9/ 2007. Tiết 1: Bài 1. cộng đồng các dân tộc ViệtNam. Mục tiêu bài học: Sau bài học học sinh cần: - Biết được nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc ở nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta. - Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc. - Có tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc. Thiết bị cần thiết: - Bản đồ dân cư Việt Nam. - Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam. - Tranh ảnh một số dân tộc Việt Nam. Hoạt động trên lớp: A. ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số. - Giới thiệu chương trình địa lí lớp 9. Cả năm 52 tiết. Kì I : 35 tiết. Kì II. 17 tiết. B. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Việt Nam là quốc gia nhiều dân tộc. Với truyền thống yêu nước đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hoạt động của thầy-trò. Nội dung chính. + Hoạt động của giáo viên: - Giáo viên cho học sinh kể một số dân tộc ở nước ta? - Chia lớp thành 12 nhóm: + Hoạt động của trò: - Nhóm 1- 6: Trình bày một số nét khái quát về dân tộc kinh. - Nhóm 7- 12: Trình bày một số nét khái quát về các dân tộc ít người. + Hoạt động của giáo viên: - Cho các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. +Hoạt động của trò(cá nhân) 1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu? 2. Lấy một vài ví dụ thực tế chứng minh các dân tộc ở nước ta ở nước ta bình đẳng và đoàn kết với nhau? 3. Dựa vào vốn hiểu biết hãy cho biết dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? 4. Cho biết dân tộc ít người nào cư trú ở đồng bằng? 5. Nêu những nét khác nhau giữa dân tộc Việt và dân tộc ít người? I. Các dân tộc ở Việt Nam: + Cả nước có 54 dân tộc. - Dân tộc Việt. - Các dân tộc ít người. - Các dân tộc khác nhau về quần cư, hoạt động kinh tế chủ yếu. II. Phân bố các dân tộc: 1. Dân tộc Việt: Phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải. 2. Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. C. Củng cố: 1. Ngày nay phân bố các dân tộc có những thay đổi như thế nào? Cho ví dụ? 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập số 3 trang 6. D. Bài tập về nhà: 1. Sưu tầm tranh ảnh về các dân tộc. 2. Làm bài tập trong tập bản đồ và vở bài tập địa lí. Tuần 1: Ngày soạn: 5/9/2007. Tiết2: Bài 2: dân số và gia tăng dân số. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: - Nhớ số dân của nước ta trong một thời điểm gần nhất. - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả. - Biết đặc điểm cơ cấu dân số (theo độ tuổi, theo giới) và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta. Nguyên nhân của sự thay đổi đó. - Có kĩ năng phân tích bảng thống kê một số biểu đồ dân số. - ý thức được sự cần thiết phải có qui mô gia đình hợp lí. Các thiết bị dạy học: - Tranh ảnh về một số hậu quả của gia tăng dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống. Hoạt động trên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: Nước ta có bao nhiêu dân tộc, những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ. B. Bài mới: Hoạt động của thầy-trò Nội dung chính + Hoạt động của trò: Dựa vào sách giáo khoa và thực tế cho biết: 1. Dân số nước ta năm 2002? Tới nay dân số nước ta khoảng bao nhiêu? 2. Nước ta đứng hàng thứ bao nhiêu về diện tích và dân số trên thế giới? Điều đó nói lên đặc điểm gì về dân số của nước ta? + Hoạt động của giáo viên: - Chuẩn xác lại kiến thức. - Chia lớp thành 12 nhóm. - Giao việc cho các nhóm. + Hoạt động của học sinh: Các nhóm thảo luận câu hỏi theo phiếu. 1.Dựa vào 2.1nhận xét tình hình tăng dân số của nước ta? 2. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng? 3. Dân số đông và tăng nhanh gây hậu quả gì? 4. Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta? 5. Nêu những biện pháp nhằm giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số? 6. Dựa vào 2.1 cho biết vùng nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất các vùng nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn trung bình của cả nước? Rút ra kết luận gì? + Hoạt động của giáo viên: - Cho các nhóm báo cáo kết quả và bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. +Hoạt động của trò(cá nhân) 1. Dựa vào bảng số liệu 2.2 và hiểu biết thực tế cho biết cơ cấu dân số nước ta thuộc loại nào? Cơ cấu dân số này có thuận lợi và khó khăn gì? 2. Nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo giới và nguyên nhân của nó? I. Số dân: - Năm 2002: 79,7 triệu. - Năm 2003: 80,9 triệu. Diện tích nước ta đứng thứ 60 Dân số nước ta đứng thứ 14. II. Gia tăng dân số: - Dân số nước ta tăng nhanh từ những năm 50 của thế kĩ 20. - Tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn có sự khác nhau giữa các vùng. III. Cơ cấu dân số: - Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi tỉ lệ trẻ em giảm. - Tỉ lệ người trong và trên độ tuổi lao động tăng lên. - Tỉ lệ giới tính thấp và đang có xu hướng thay đổi. - Tỉ lệ giới tính khác nhau giữa các địa phương. C. Củng cố: Trình bày tình hình gia tăng dân số của nước ta? Kết cấu dân số theo độ tuổi của nước ta thay đổi như thế nào? Tại sao? Kết cấu dân số có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội? D. Bài tập về nhà: Bài số 3 trang 10, bài tập bản đồ. Tuần 2: Ngày soạn: 10/9/2007. Tiết 3: Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư. Mục tiêu bài học: - Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta. - Biết đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị và đô thị hóa ở nước ta. - Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam, phân tích một số bảng số liệu về dân cư. - ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống. Chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư. Các phương tiện cần thiết: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam. - Tranh ảnh về nhà ở, một số hình thức quần cư của Việt nam. - Bảng thống kê mật độ dân số và một số đô thị ở việt Nam. Hoạt động trên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: 1. Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số nước ta. 2. Làm bài tập 3 trang 10 sách giáo khoa. B. Bài mới: Hoạt động của thầy-trò Nội dung chính + Hoạt động của học sinh: Tìm hiểu mục1 và lược đồ phân bố dân cư và đô thị ở Việt Nam năm 1999 cho biết: 1. Nhận xét mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2003 so với năm 1989? 2. Dân cư tập trung đông đúc ở vùng nào, thưa ở vùng nào? Tại sao? + Hoạt động của giáo viên: - Cho học sinh thảo luận theo cặp nhóm câu hỏi 2 và rút ra nhận xét. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. - Giáo viên chia lớp thành 12 nhóm, giao phần việc cho các nhóm. + Hoạt động của trò: Dựa vào mục 2, tranh ảnh về quần cư và kiến thức thực tế cho biết: 1. Đặc điểm chung của quần cư nông thôn? Những thay đổi của quần cư nông thôn? 2. Sự khác nhau của quần cư nông thôn giữa các vùng? Tại sao lại có sự khác nhau đó? 3. Đặc điểm của quần cư thành thị? 4. Sự khác nhau về hoạt động kinh tế và cách thức bố trí nhà ở giữa thành thị và nông thôn. + Hoạt động của giáo viên: Giúp cho học sinh tìm hiểu về - Qui mô dân số. - Tên gọi các điểm quần cư ở các vùng miền, dân tộc khác nhau. - Hoạt động kinh tế chính. - Mật độ nhà ở và cách bố trí trong nhà. - Rút ra nhận xét: Sự thích nghi của con người với thiên nhiên và hoạt động kinh tế của người dân. + Hoạt động của trò: 1. Quan sát h3.1 nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị ở nước ta? Giải thích? 2. Nơi em sống thuộc loại hình quần cư nào? Phân tích đặc điểm của nó? + Hoạt động của giáo viên: - Cho học sinh phát biểu, nhận xét, bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức. + Hoạt động của trò: Dựa vào bảng 3.1 cho biết: 1. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta? 2. Sự thay đổi của tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào? Dựa vào h3.1 cho biết: 1. Các thành phố ở nước ta phân bố như thế nào? 2. Nhận xét qui mô của các thành phố ở nước ta? + Hoạt động của giáo viên: - Cho cá nhân trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức. - Cho học sinh thảo luận về vấn đề đặt ra khi dân số tập trung quá đông ở các thành phố lớn. I. Mật độ dân số và phân bố dân cư: - Nước ta có mật độ dân số cao và ngày càng tăng. - Dân cư nước ta phân bố không đều. * Tập trung ở đồng bằng ven biển và các đô thị lớn. * Miền núi thưa dân. * Phần lớn sống ở nông thôn. II. Các loại hình cư trú: 1. Quần cư nông thôn: - Mật độ nhà ở thưa, các bản làng cách xa nhau. - Tên gọi khác nhau. - Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp. 2. Quần cư thành thị: - Mật độ dân số cao. - Nhà san sát, kiểu nhà ống, chung cư. - Hoạt động kinh tế chủ yếu: công nghiệp, dịch vụ... III. Đô thị hóa: - Các đô thị ở nước ta phần lớn có qui mô vừa và nhỏ, phân bố ở đồng bằng ven biển. - Quá trình đô thị hóa tốc độ ngày càng cao. - Trình độ đô thị hóa còn thấp. C. Củng cố: 1. Tìm đọc tên một số khu vực tập trung đông dân cư của nước ta? 2. Nêu những điểm khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị? D. Bài tập về nhà: 1. Bài tập 3 trang 14 sách giáo khoa. 2. Bài tập trong tập bản đồ và vở bài tập. Tuần 2: Ngày soạn: 10/9/2007. Tiết4: Bài 4: lao động và việc làm chất lượng cuộc sống. Mục tiêu bài học: - Hiểu và trình bày đặc điểm của nguồn lao động và sử dụng lao động ở nước ta. - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta. - Biết nhận xét các biểu đồ. Phương tiện dạy học cần thiết: - Các biểu đồ cơ cấu lao động ( phóng to SGK). - Các bảng thống kê về sử dụng lao động. - Tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ về sự nâng cao chất lượng cuộc sống. Hoạt động trên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: 1. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta? Giải thích tại sao có sự phân bố như vậy? 2. Chỉ, đọc tên các đô thị lớn, nhận xét sự phân bố? B. Bài mới: Hoạt động của thầy-trò Nội dung chính + Hoạt động của giáo viên: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục1, h4.1. - Chia lớp thành 12 nhóm. + Hoạt động của trò: Các nhóm trả lời câu hỏi: 1. Nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào? 2. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần có biện pháp gì? 3. Nhận xét cơ cấu lao động thành thị và nông thôn? Giải thích nguyên nhân? + Hoạt động của giáo viên: - Cho các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức. - Thuyết trình về những cố gắng của nhà nước trong việc sử dụng lao động trong giai đoạn 1991-2003. + Hoạt động của trò: 1. Dựa vào hình 4.2 hãy nêu những nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta? 2. Rút ra kết luận về xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động? Giải thích tại sao? + Hoạt động của giáo viên: - Cho học sinh phát biểu, bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức. + Hoạt động của trò: Dựa vào SGK và thực tế cho biết: 1. Tại sao việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? 2. Để giải quyết việc làm cần tiến hành những biện pháp gì? + Hoạt động của giáo viên: - Gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi. - Chuẩn xác kiến thức. + Hoạt động của trò: 1. Đọc mục 3 và hiểu biết thực tế nêu những thành tựu đã đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống. 2. Quan sát h4.3 giải thích ý nghĩa? 3. Nhà nước đã và đang có những biện pháp gì để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở mọi miền đất nước? + Hoạt động của giáo viên: - Cho học sinh phát biểu, bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. - Giải thích chỉ số HDI I. Nguồn lao động và sử dụng lao động: 1. Nguồn lao động: - Mặt mạnh: Nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, năng động sáng tạo, linh hoạt trong cơ chế thị trường. - Hạn chế: Lao động có chuyên môn kĩ thuật còn ít, thể lực yếu, thiếu tác phong công nghiệp, phân bố chưa hợp lí. 2. Sử dụng lao động: - Cơ cấu sử dụng lao động đang thay đổi. Giảm tỉ trọng lao động trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. II. Vấn đề việc làm: - Hiện nay thiếu việc làm và thất nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao. - Hướng giải quuyết: * Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. * Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. * Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị. * Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, giới thiệu việc làm. III. Chất lượng cuộc sống: - Thành tựu: * Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cỉa thiện. * Mức thu nhập bình quân trên đầu người tăng. * Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3%. * Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn. * Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh bị đẩy lùi. - Hạn chế: * Chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các vùng. * Sự phân hóa giàu nghèo còn khá rõ rệt nhất là ở các thành phố lớn. C. Củng cố: 1. Tại sao giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta? 2. Nêu một số thành tựu đã đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống? D. Bài tập về nhà: 1. Sưu tầm tranh ảnh cuộc sống của nhân dân ta. 2. Hướng dẫn học sinh về nhà là bài tập 3 SGK, bài tập bản đồ, vở bài tập địa lí lớp 9. Tuần 3: Ngày soạn: 12/9/2007. Tiết 5. Bài 5: Thực hành. Phân tích và so sánh pháp dân số năm 1989 và năm 1999. Mục tiêu bài học: - Biết cách phân tích và so sánh tháp dân số. - Tìm sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. - Xác lập mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Thiết bị cần thiết: Hai pháp dân số năm 1989 và 1999 phóng to. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thây-trò Nội dung chính. + Hoạt động của trò: Nhắc lại cơ cấu dân số của nước ta? + Hoạt động của giáo viên: - Giải thích qua lại tháp dân số, cách vẽ. - Chia lớp thành 12 nhóm. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Hoạt động của trò: - Nhóm 1-6: Câu 1,2. - Nhóm 7-12: Câu 1,3. 1.Quan sát tháp dân số năm 1989 và 1999. Hãy so sánh 2 tháp dân số về các mặt: - Hình dạng của tháp. - Cơ cấu dân số theo độ tuổi. - Tỉ lệ dân số phụ thuộc. 2. Nhận xét sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta? Giải thích nguyên nhân? 3.Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế –xã hội? Chúng ta cần có biện pháp nào để từng bước khắc phục những khó khăn này? + Hoạt động của giáo viên: - cho các nhóm báo cáo kết quả, và nhận xét bổ sung cho nhau. - Chuẩn xác kiến thức cần ghi nhớ. 1. Phân tích và so sánh: + Hình dạng: Đều có đáy rộng, đỉnh nhọn, chân đáy năm 1999 thu hẹp hơn. + Cơ cấu dân số: Tuổi dưới và trong tuổi lao động đều cao nhưng độ tuổi dưới lao động năm 1999 ít hơn năm 1989. Độ tuổi ngoài lao động và trong lao động năm 1999 cao hơn năm 1989. + Tỉ lệ dân số phụ thuộc còn cao và thay đổi giữa hai tháp tuổi. 2. Nhận xét: + Thuận lợi; + Khó khăn: + Biện pháp giải quyết: - Giảm tốc độ gia tăng tự nhiên. - Phân bố lại dân cư và lao động. - Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. - Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị. - Đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, giới thiệu việc làm. C. Củng cố: 1. Nhìn vào một tháp dân số ta biết được những điều gì? 2. Ôn tập phần địa lí dân cư. Tuần 3: Ngày soạn: 14/9/2007. địa lí kinh tế. Tiết 6: Bài 6: sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu bài học: - Có những hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những năm gần đây. - Hiểu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thành tựu và những khó khăn trong quá trình phát triển. - Có kĩ năng phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của hiện tượng địa lí. - Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ. - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu và nhận xét. Thiết bị cần thiết: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1991-2002. - Một số tranh ảnh về thành tựu kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới. Hoạt động trên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thực hành. B. Bài mới: Hoạt động của thầy-trò Nội dung chính + Hoạt động của trò: Đọc phần 1, kết hợp với kiến thức thực tế cho biết nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới có đặc điểm gì? + Hoạt động của giáo viên: - Đưa ra một số dẫn chứng để từ đó khái quát lên đặc điểm nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới. - Giải thích cho học sinh khủng hoảng kinh tế.( lạm phát cao, sản xuất bị đình trệ, lạc hậu). - Giáo viên chia lớp ra 12 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Hoạt động của trò: Tìm hiểu phần 2 SGK, h6.1, h6.2, và tra cứu thuật ngữ cuối sách giáo khoa cho biết: 1. Như thế nào là chuyển dịch cơ cấu kinh tế? 2. Phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế? Xu hướng này thể hiện rõ ở khu vực nào? 3. xác định các vùng kinh tế trọng điểm? Phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm? 4. Nguyên nhân của chuyển dịch cơ cấu ngành? + Hoạt động của giáo viên: - Gợi ý cho học sinh phân tích h6.1: * Năm 1991 N-L-Ng chiếm tỉ trọng lớn nhất( kinh tế chuyển từ bao cấp sang kinh tế thị trường) * Năm 1995 bình thường hóa quan hệ Việt Mĩ, gia nhập ASEAN. * 1997 khủng hoảng tài chính khu vực ĐNA. - Hướng dẫn học sinh nhìn sơ đồ6.2 để thấy sự giao thoa giữa các vùng kinh với vùng kinh tế trọng điểm. - Cho các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. + Hoạt động của trò: Tìm hiểu SGK cho biết: 1. Những thành tựu đã đạt. 2. Những khó khăn cần vượt qua. 3. Hướng giải quyết hiện nay như thế nào? 4. Lấy một vài ví dụ về khó khăn nước ta gặp trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. I. Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới: - Bị thiệt hại nhiều trong chiến tranh. - Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu. - Kinh tế rơi vào khủng hoảng kéo dài. II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới: 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Đặc trưng bởi 3 chuyển dịch. - Chuyển dịch cơ cấu ngành. - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ. - Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. 2. Những thành tựu và thách thức: + Thành tựu: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế vững chắc. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH. - Sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. + Khó khăn: - Phân hóa giàu nghèo. - Tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm. - Những bất cập trong sự phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. - Vấn đề việc làm. - Những khó khăn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. C. Củng cố: 1. Cho học sinh thảo luận về vai trò của các thành phần kinh tế trong các ngành kinh tế của nước ta. ( Trong N-L-Ng vai trò chủ yếu thuộc về kinh tế cá thể và tập thể) 2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và làm bài tập. D. Bài tập về nhà: 1. Bài tập 2 SGK trang 23. 2. Làm trong bài tập bản đồ và vở bài tập. 3. Đọc lại các bài: Địa hình, khí hậu, sinh vật, đất, sông ngòi. Tuần 4: Ngày soạn: 20/9/2007. Tiết 7: Cac  Tuần 12: Ngày soạn: 6/11/2007 Tiết 23: Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Hồng. Mục tiêu bài học: - Hiểu được tình hình phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng. Trong cơ cấu GDP nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng cao, nhưng công nghiệp, dịch vụ đang chuyển biến tích cực. - Thấy được vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống dân cư. - Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn và quan trọng của ĐBSH. - Biết kết hợp kênh hình và kênh chữ để giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng. Các phương tiện dạy học cần thiết: - Lược đồ kinh tế vùng ĐBSH. - Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở ĐBSH. Hoạt động trên lớp: Kiểm tra bài cũ: Cho biết ĐBSH có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế –xã hội ? Làm bài tập số 3 trang 75. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính. +Hoạt động của trò: 1.Quan sát h21.1 Nhận xét sự thay đổi về tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của vùng ? (1995: 18,3 nghìn tỉ. 2002:55,2 nghìn tỉ.) 2.Dựa vào hình 21.2 cho biết địa bàn phân bố của các ngành công nghiệp trọng điểm? 3.Kể tên các sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng? + Hoạt động của giáo viên: Chuẩn xác kiến thức. +Hoạt động của trò: 1.Dựa vào bảng 21.1 hãy so sánh năng xuất lúa của ĐBSH với ĐBSCL và cả nước. 2.Tìm hiểu nguyên nhân tăng sản lượng lương thực ởĐBSH (Thâm canh, tăng năng xuất) IV. Tình hình phát triển kinh tế. Công nghiệp: - Khu vực công nghiệp tăng mạnh về giá trị và tỉ trọng trong cơ cấu GDP của vùng. - Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng là: Chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí. 2. Nông nghiệp: - Nghề trồng lúa nước có trình độ thâm canh cao. - Vụ đông với nhiều cây trồng ưa lạnh đang trở thành vụ sản xuất chính. - Chăn nuôi lợn phát triển chiếm 27,2 cả nước. Nuôi bò, gia cầm cũng phát triển. 3. Ngoài cây lúa, ở ĐBSH còn trồng cây nào khác? 4. Lợi ích của việc đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở ĐBSH? 5. Kể một số ngành dịch vụ của vùng? Tại sao dịch vụ đặc biệt là giao thông vận tải lại phát triển mạnh ở ĐBSH? 6.Dựa vào bản đồ xác định vị trí và nêu ý nghĩa KT-XH của sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng? 7. Kể một số địa danh du lịch của vùng? 8.Tìm các trung tâm kinh tế lớn của vùng? Nêu các ngành kinh tế của mỗi trung tâm? 9. Đọc tên các tỉnh thành phố trong địa bàn kinh tế trọng điểm? Dịch vụ: -Dịch vụ phát triển đặc biệt là dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông và du lịch. V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. C. Củng cố: 1. Cho học sinh chỉ lại các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?Nêu ý nghĩa của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của vùng ĐBSH,vùng TD và MNBB? 2. ĐBSH có thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực? D.Bài tập về nhà: 1. câu 2,3 sách giáo khoa trang79. 2. Hướng dẫn làm trong tập bản đồ và vỡ bài tập địa lí 9. 3.Tìm hiểu trước bài 22 trang 80.  Tuần 12: Ngày soạn: 6/11/2007. Tiết 24: Bài 22: Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người . Mục tiêu bài học: - Rèn luyện kĩ năng biểu đồ trên cơ sở xử lí số liệu. - Phân tích mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực,và bình quân lương thực theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về vùng ĐBSH,một vùng đất chật người đông, mà giải pháp quan trọng là thâm canh tăng vụ và tăng năng xuất. - Biết suy nghĩ về các giải pháp phát triển bền vững. Các phương tiện dạy học cần thiết: - Thước kẻ, máy tính bỏ túi, bút chì, hộp màu và vỡ thực hành. Hoạt động trên lớp: Kiểm tra bài cũ: Sản xuất lương thực ở ĐBSH có tầm quan trọng như thế nào? ĐBSH có những thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực? Bài mới: I. Bài tập1: + Hoạt động của thầy: Gọi một học sinh khá lên bảng 2. Hướng dẫn đồng thời học sinh được gọi lên bảng và cả lớp vẽ biểu đồ về ba đường trong một hệ trục. +Hoạt động của trò: -Vẽ biểu đồ ba đường biểu diễn trên cùng một hệ trục( chia tỉ lệ chính xác). II. Bài tập 2: + Hoạt động của thầy: 1. Gợi ý cho học sinh dựa vào biểu đồ nhận xét biến trình của các đường và cũng để thấy thực tế tình hình sản xuất có cải thiện : tổng sản lượng và bình quân lương thực đầu người phát triển nhanh hơn sự gia tăng dân số. 2. Chia nhóm để các nhóm thảo luận theo câu hỏi a, b, c. +Hoạt động của trò: Dựa vào biểu đồ nhận xét tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người ở ĐBSH? Tìm hiểu trả lời các câu hỏi a, b, c dựa vào bài 20, 21. +Hoạt động của thầy: Cho các nhóm phát biểu, bổ sung cho nhau. Chuẩn xác kiến thức,nhận xét cho điểm khyến khích. a-Thuận lợi . b -Khó khăn. + Chú ý: a, Cần đầu tư vào các khâu thủy lợi, cơ khí hóa khâu làm đất, giống cây trồng, vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ chế biến. b, Vai trò của vụ đông: Ngô đông có năng suất cao, ổn định, diện tích đang mở rộng chính là nguồn lương thực, nguồn thức ăn gia súc quan trọng. c, Tỉ lệ gia tăng dân số của ĐBSH giảm mạnh do việc triển khai chính sách dân sốKHHGĐ có hiệu quả. - Cùng với sự phát triển nông nghiệp bình quân lương thực đạt hơn 400kg/người (vùng đã bắt đầu tìm kiếm thị trường để xuất khẩu một phần lương thực ) Hoạt động nối tiếp: Đọc trước bài 23. Tìm hiểu thực tế về tự nhiên và dân cư của vùng BTB ( Thanh Hóa).  Tuần 13: Ngày soạn: 15 / 11 / 2007. Tiết 25: Bài 23: Vùng Bắc trung Bộ. Mục tiêu bài học: - Củng cố sự hiểu biết về đặc điểm vị trí địa lí, hình dáng lãnh thổ, những điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư và xã hội của vùng Bắc Trung Bộ. - Thấy được những khó khăn do thiên tai, chiến tranh gây nên. Các biện pháp khôi phục và triển vọng phát triển của vùng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Biết đọc lược đồ và khai thác kiến thức để trả lời theo câu hỏi dẫn dắt. - Biết vận dụng tính tương ph

File đính kèm:

  • docgiao an(4).doc