ĐỊA LÍ VIỆT NAM (Tiếp theo )
ĐIẠ LÍ DÂN CƯ
Tiết 1:CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I-Mục tiêu
Sau bài học HS cần
-Biết được nước ta có 54 dân tộc .Dân tộc Kinh có số dân đông nhất các dân tộc của nước ta luôn sát cánh bên nhau trong quá tình xây dựng và bảo vệ tổ quốc
-Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta
-Xác định được trên bản đồ các vùng phân bố chủ yếu của các dân tộc
II-Các phương tiện dạy học cần thiết
1. -Bản đồ phân bố dân cư
2. -Bộ ảnh đại gia đình các dân tộc Việt Nam
3. -Tranh ảnh một số dân tộc Việt Nam
91 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9 cả năm (2), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày giảng
địa lí việt nam (Tiếp theo )
điạ lí dân cư
Tiết 1:cộng đồng các dân tộc việt nam
I-Mục tiêu
Sau bài học HS cần
-Biết được nước ta có 54 dân tộc .Dân tộc kinh có số dân đông nhất các dân tộc của nước ta luôn sát cánh bên nhau trong quá tình xây dựng và bảo vệ tổ quốc
-Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta
-Xác định được trên bản đồ các vùng phân bố chủ yếu của các dân tộc
II-các phương tiện dạy học cần thiết
-Bản đồ phân bố dân cư
-Bộ ảnh đại gia đình các dân tộc Việt nam
-Tranh ảnh một số dân tộc Việt Nam
III-Tiến trình bài giảng
ổn định tổ chức lớp
.Kiểm tra bài cũ
.Bài mới
Mở bài :Việt nam là quốc gia nhiều dân tộc .với truyền thống yêu nước ,đoàn kết ,các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Hoạt động của GV+HS
Nội dung học tập
GV:Chia lớp thành 4 Nhóm thảo luận theo gơị ý trong phiếu học tập
phiếu học tập1.1
-Nước ta có bao nhiêu dân tộc
+Mỗi dân tộc lại có những đặc điểm gì khác nhau ? được thể hiện qua đâu?
+trình bày một số nét khái quát về dân tộc kinh và các dân tộc khác
HS:Thảo luận nhóm :Đại diện báo cáo kết quả. nhóm khác bổ xung ý kiến
GV:Chuẩn xác kiến thức
HS:Nêu bản sắc văn hoá của dân tộc Mường
GV:Chuẩn xác kiến thức yêu cầu theo dõi bảng 1.1(SGK-6)
-trong 54 tộc dân lại được chia thành mấy nhóm dân tộc ,nhóm dân tộc nào có số dân đông nhất chiếm bao nhiêu%?
HS Dựa vào H1.1trả lời
chuyển ý :trong 54 dân tộc mỗi dân tộc lại có một địa bàn cư trú riêng vậy sự phân bố các dân tộc ở nước ta như thế nào ?
GV:Dựa vào vốn hiểu biết của mình ,hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh ) phân bố chủ yếu ở đâu?
HS:Dựa vào hiểu biết trả lời câu hỏi HS khác bổ xung ý kiến
GV:Chuẩn xác kiến thức
-Dựa vào vốn hiểu biết hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu?
HS:Dựa vào hiểu biết trả lời ,HS khác bổ xung ý kiến .
GV:Chuẩn xác kiến thức
-Thuyết trình về sự thay đổi trong phân bố và đời sống của các dân tộc ít người ở một số nơi
I.Các dân tộc ở Việt Nam
-Nước ta gồm 54 dân tộc
-mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng giàu bản sắc văn hoá thể hiện qua ngôn ngữ trang phục phương thức sản xuất
-Dân tộc kinh (Việt) có số dân đông nhất chiếm 86,2%
II-Phân bố các dân tộc
1 dân tộc Việt (kinh )
-Tập chung chủ yếu ở đồng bằng trung du và duyên hải
2.Các dân tộc ít người
-Trung du miền núi và Tây Nguyên là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người (Trừ dân tộc Hoa và Khơme,chăm)
+Trung du và ,miền núi phía bắc có các dân tộc tày nùng, thái, mường , dao ,mông
+Khu vực trường Sơn Tây Nguyên có các dân tộc ê-đê ,Gia -Rai ,Ba-na ,Cơ ho
IV:Củng cố : phát phiếu học tập 1.2
Đánh dâú X vào câu đúng
câu1
Những nét văn hoá riêng của từng dân tộc thể hiện ở
a.Ngôn ngữ và trang phục
b.Quần cư và truyền thống sản xuất
c.phong tục tập quán
d.Tất cả các ý trên
câu 2
người Việt có địa bàn cư trú
a.ở đồng bằng trung du và cao nguyên
b.ở đông bằng ,các thung lũng sông và miền núi
c.ở đông bằng ,cao nguyên và đồi núi thấp
d.khắp mọi miền địa hình nhưng tập trung đông ở đồng bằng và thung lũng lớn
V-Hướng dẫn học ở nhà :Về nhà các em học bài trả lời câu hỏi SGK và làm bài tập TBĐ tờ số 1
Ngày soạn
Ngày giảng
Tiết 2:dân số và gia tăng dân số
I-Mục tiêu
Sau bài học HS cần
Biết dân số nước ta năm 2002
-Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số ,nguyên nhân và hậu quả
-biết sự thay đổi dân số và su hương thay đổi cơ cấu dân số nướ ta ,nguyên nhân của sự thay đổi
-Có kĩ năng phân tích bảng thống kê ,một số biểu đồ dân số
-ý thức được sự cần thiét phải có quy mô gia đình hợp lí
II-Các phương tiện dạy học cần thiết
-Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta (Phóng to theo SGK)
-Tranh ảnh về một số hậu quả của dân số đến môi trường ,chất lượng cuộc sống
III-Tiến trình bài giảng
1ổn dịnh tổ chức lớp
2.Kiểm tra bài cũ
-Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào ? cho ví dụ?
-Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta ?
3.Bài mới
Mở bài :Việt nam là nước đông dân ,có cơ cấu dân số trẻ .Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi
Hoạt động của GV+HS
Nội dung học tập
GV:Dựa vào nội dung SGK và H2.1em hãy cho biết .tính đến năm 2002 dân số nước ta là bao nhiêu?
HS:Dựa vào nội dung SGKtrả lời câu hỏi
GV:Qua các phương tiện thông tin đại chúng em hãy cho biết dân số nước ta hiện nay là bao nhiêu?
HS:Dựa vào thông tin trả lời câu hỏi
GV:Chuẩn xác kiến thức (Dân số nước ta hiện nay là )
Chuyển ý :Trước thế kỉ 20 quy mô dân số nước ta rất thấp nhưng hiện nay nước ta có quy mô dân số khá cao đứng thứ 14 trên thế giới vậy dân số nước ta tăng nhanh trong giai đoạn nào ?
GV:Treo biểu đồ gia tăng dân số
-Quan sát biểu đồ ,nêu nhận xét về tình hình tăng dân số nước ta .
HS:nhận xét
GV: Kết luận
-Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh ?
HS:Nhận xét
GV: Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta hiện nay giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh là do hiện nay nước ta có quy mô dân số lớn
-dân số nước ta tăng nhanh gây lên những hậu quả gì?
GV:Chuẩn xác kiến thức
-Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta
HS;trả lời
GV:Dựa vào bang 2.1(SGK-8) hãy cho biết tỉ lệ gia tăng giữa các vùng ở nước ta khác nhau như thế nào ? Những vùng nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao?những vùng nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp?
HS:dựa vào bảng 2.1 SGK trả lời
chuyển ý :khi nói đến dân số của một quốc gia bao giờ cũng nói đến cơ cấu dân số vậy cơ cấu dân số của nước ta như thế nào?
GV:phát phiếu học tập yêu cầu HS thảo luận nhận xét theo gợi ý phiếu học tập
Phiếu học tập 2.1
+nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam nữ thời kì 1979-1999
+Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm của nước ta thời kì 1979-1999
HS thảo luận nhóm đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm khác nhận xét bổ xung
GV:Kết luận
-Thuyết trình giải thích tại sao có sự mất cân bằng về giới tại sao tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên
I.Số dân
-Dân số nước ta năm 2002 là 79,7 triệu người
II.Gia tăng dân số
-Dân số nước ta tăng nhanh trong giai đoạn 1954-1960(Bùng nổ dân số )
-Nguyên nhân
+Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao
+Do tư tưởng lạc hậu(Trọng nam khinh nữ)
-Hậu quả
+Phát triển kinh tế không đáp ứng kịp nhu cầu đời sống
+Bất ổn về xã hội
+Khó khăn trong việ bảo vệ môi trường
-Từ năm 1970 trở lại đây tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm .
-Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có sự khác nhau giữa các vùng
+cao ở các nông thôn và miền núi
+thấp ở thành thị và các khu công nghiệp
III.Cơ cấu dân số
-Nước ta có kết cấu dân số trẻ
- cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi
+Tỉ lệ trẻ em giảm xuống
+Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên
IV-Củng cố :chọn câu trả lời đung
-Dân số nước tăng nhanh chủ yếu do
a.Tăng tự nhiên c.Tăng cơ giới
c.Cả hai đều đúng b.câu a sai bđúng
V-Hướng dẫn học ở nhà
Về nhà các em học bài trả lời câu hỏi SGK và tập bản đồ bài số 2
ngày soạn
ngày giảng
Tiết 3:phân bố dân cư và các loại hình quần cư
I-Mục tiêu
Sau bài học HS cần
-hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta
-Biết đặc điểm các loại hình quần cư nông thôn ,quần cư thành thị và đô thị hoá của nước ta
-Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam (Năm 1999)một số bảng số liệu về dân cư
-ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp ,bảo vệ môi trường nơi đang sống ,chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư
II-Các phương tiện dạy học cần thiết
-Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam
-Tranh ảnh về nhà ở,một số hình thức quần cư ở Việt nam
-Bảng thống kê mật độ dân số một số quốc gia và đô thị ở Việt nam
III-Tiến trình bài giảng
1ổn định tổ chức lớp
2.Kiểm tra bài cũ
-Dân số đông và tăng nhanh gây lên những hậu quả gì ?
3.Bài mới
Mỏ bài :Dân cư nước ta tâp chung đông đúc ở đồng bằng và đô thị ,thưa thớt ở miền núi .ở từng nơi ,người dân lựa chọn loại hình quần cư phù hợp với điều kiện sống và hoạt động sản xuất của mình ,tạo nên sự đa dạng về hình thức quần cư ở nước ta
hoạt động của GV+HS
Nội dung học tập
GV:Hãy tính xem nước ta có mật độ dân số là bao nhiêu?
HS:tính mật độ dân số nước ta dựa vào số liệu năm 2002
GV:Năm 1999 mật độ dân số nước ta là 231,7người/Km2 đến năm 2003 là? 246 người /Km2.mật độ dân số nước ta có xu hướng thay đổi như thế nào ?
HS:Trả lời
-GV:Treo lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt nam
-Quan sát lược đồ (H3.1SGK)hãy cho biết dân cư tập chung đông đúc ở những vùng nào ?Thưa thớt ở những vùng nào ?Tại sao?
HS:Quan sát lược đồ trả lời câu hỏi
GV:Chuẩn xác kiên thức
chuyển ý:Giữa nông thôn và thành thị có các loại hình quần cư khác nhau có nối sông sinh hoạt văn hoá khác nhau .sự khác nhau đó như thế nào?
GV;Cho HS quan sát tranh ảnh nhà ở ,một số hình thức quần cư ở Việt Nam.
-Dựa trên thực tế địa phương và vố hiểu biết .hãy cho biết sự khác nhau giữa kiểu quần cư nông thôn của các vùng về quy mô tên gọi ?
HS:Dựa vào thực tế địa phương và hiểu biết trả lời câu hỏi
GV:Kết luận
-Các đơn vị hành chính nhỏ nhất ở thành thị có tên gọi là gì ?
HS:trả lời câu hỏi
chuyển ý :Hiện nay dân cư nước ta đang có xu hướng tập chung đông ở một số nơi nhất định quá trình đó chính là quá trình đô thị hoá.Sự đô thị hoá ở nước ta diễn ra như thế nào ?
GV:Hiện nay số dân thành thị nước ta có xu hướng như thế nào?
HS:trả lời
I.Mật độ dân số và phân bố dân cư
-nước ta có mật độ dân số là 246 người /Km2
-Mật độ dân số nước ta ngày một tăng
-Dân cư tập chung đông ở đồng bằng ven biển và các đô thị
-Miền núi và Tây Nguyên dân cư thưa thớt
_Phần lớn dân cư tập chung ở nông thôn(76% số dân )
II.Các loại hình quần cư
1.Quần cư nông thôn
-Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số và tên gọi khác nhau .Hoại động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp
2Quần cư thành thị
-Các đô thị nước ta hầu hết có quy mô vừa và nhỏ ,hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ .Là trung tâm kinh tế ,chính trị văn hoá khoa học kĩ thuật
III.Đô thị hoá
-Số dân thành thị và tỉ lệ dân đô thị tăng liên tục
-Trình độ đô thị hoá thấp
IV-Củng cố,đánh giá :Dân cư nước ta phân bố như thế nào ?Giải thích tại sao lại có sự phân bố như vậy?
-Nêu dặc điểm và chức năng của các loại hình quần cư.
V-Hướng dẫn học ở nhà :Về nhà các em học bài trả lời câu hỏi SGK và tập bản đồ bài 2
ngày soạn
ngày giảng
Tiết4.lao động việc làm và chất lượng cuộc sống
I-Mục tiêu
sau bài học HS cần
-Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động của nhân dân ta
-biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta
-Biết nhận xét các biểu đồ
II-Các phương tiện dạy học cần thiết
-Các biểu đồ cơ cấu lao đọng (phóng to theo SGK)
-Các bảng thống kê sử dụng lao động
III-Tiến trình bài giảng
1.ổn đinh tổ chức lớp
2.kiểm tra bài cũ(Kiểm tra 15 phút )
a.Đề bài
câu 1.
Đánh dấu X vào ô thể hiện ý em cho là đúng nhất
Dân cư nước ta có sự phân bố không đều
a.Giữa đồng bằng và miền núi
b.Giữa thành thị và nông thôn
c.Giữa đồng bằng sông hồng với các đồng bằng khác
d.tất cả các ý trên
Câu 2
những hậu quả do dân số dông và tăng nhanh là gì?
B.Đáp án +biểu điểm
câu 1
d (3d)
câu 2
những hậu quả chính (1d)
-Phát triển kinh tế không đáp kịp với nhu cầu đời sống như việc làm ,học hành
,thuốc men chữa bệnh (2d)
-Bất ổn về xã hội (2d)
-khó khăn trong việc bảo vệ môi trường (2d)
3.Bài mới
Mở bài ;Nước ta có nguồn lao động dồi dào .trong thời gian qua ,nước ta đã có nhiều cố gắng giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Hoạt động của GV+HS
Nội dung học tập
GV:yêu cầu HS thảo luận theo gợi ý
-Lao động nước ta có nhữnh mặt mạnh và những hạn chế gì?
-Lao động nước ta tập chung chủ yếu ở đâu ?Tại sao ?
-Để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động cần phải có những biện pháp gì ?
HS:Thảo luận nhóm đại diện HS báo cáo kết qua nhóm khác nhận xét
GV:Chuẩn xác kiến thức
-Trong các ngành kinh tế ngành nào thu hút được nhiều lao động nhất ?Tại sao ?
HSDựa vào hiểu biết trả lời câu hỏi
GV:Chuẩn xác kiến thức
chuyển ý :Nguồn lao động nước ta dồi dào nhưng lại tập trung ở một số khu vưc nhất định để giải quyết lao động một cách hợp lí cần có những giải pháp gì?
GV:Nước ta có nguốn lao động dồi dào nhưng lại tập chung ở một số vùng nhất định dẫn đến nơi thì thừa nhiều lao động nhưng nơi thì lại thiếu lao động .để giải quyết vấn đề này cần có giải pháp gì?
HS: thảo luận nhóm .Đại diện nhóm trình bày các giải pháp
GV:Chuẩn xác kiến thức
chuyển ý :Trước thời kì đổi mơi cuộc sông của ngưới dân nước ta còn nhieeuf khó khăn từ đó đến nay cuộc sống của người dân thay đổi rất nhiều sự thay đổi thể hiện như thế nào?
GV:Thông báovề sự thay đổi chất lượng cuộc sốngcủa người dân hiện nay so với trước kia
-tuy nhiên chất lượng cuộc sống giữa các tầng lớp nhân dân hiện nay như thế nào ?
HS:Dựa vào thực tế trả lời
GV:Chuẩn xác kiến thức
I.Nguồn lao động và sử dụng lao động
1.nguồn lao động
-nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh .Đó là điều kiện để phát triển kinh tế
-Tập chung nhiều ở khu vực nông thôn (75,8%)
-Lực lượng lao động hạn chế về thể lực và chất lượng( 78,8% không qua đào tạo )
-Biện pháp nâng cao chất lượng lao động hiện nay :
+Có kế hoạch giáo dục đào tạo hợp lí
+ có chiến lược đầu tư mở rọng đào tạo dạy nghề
2.Sử dụng lao động
-Phần lớn lao động còn tập chung nhiều trong ngành nông -lâm -ngư nghiệp
-Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta được thay đổi mới của nền kinh tế xã hội
II.Vấn đề việc làm
-Do thực trạng vấn đề việc làm ,ở nước ta có hướng giải quyết
+Phân bố lại dân cư
+Đa dạng hoạt động kinh tế ở nông thôn
+Phát triển hoạt động công nghiệp dịch vụ ở thành thị
+Đa dạng hoá các loại hình đào tạo hướng nghiệp dạy nghề
III.Chất lượng cuộc sống
-Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện (Về thu nhập ,giao dục ,ytế nhà ở ,phúc lợi xã hội )
-Chất lượng cuộc sông còn chênh lệch giữa các vùng ,giữa tầng lớp nhân dân
IV-Củng cố :Tại sao nói vấn đề việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta .Để giải quyết vấn đề này cần tiến hành biện pháp gì ?
-chúng ta đã đạt những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ?
V-Hướng dẫn học ở nhà :Về nhà các em học bài trả lời câu hỏi SGK làm bài tập TBĐbài 4
ngày soạn
ngày giảng
tiết5thực hành : phântích và so sánh tháp dân số năm 1999và năm 1999
I-Mục tiêu
-sau bài học HS cần
-Biết cách phân tích so sánh tháp dân số
-tìm được sự thay đổi xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuôi ở nước ta
-Xác lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân sô và cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta
II-các phương tiện dạy học cân thiết
-Tháp dân số Việt nam năm 1989 và năm 1999 (phóng to theo SGK)
-Tài liệu về cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta
III-Tiến trình bài giảng
1.ổn định tổ chức lớp
2.kiểm tra bài cũ
-Tại sao vấn đề giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta ?
-Chúnh ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa người dân ?
3.bài mới
Mở bài:Dân số của một quốc gia hay một địa phương thường được thể hiện bằng một tháp tuổi (tháp dân số).để biết được tình hình dân số của nước ta trong những năm gần đây hôm nay chúng ta cùng phân tích nhận xét tháp dân số của nước ta
Hoạt động của GV+HS
nội dung học tập
GVGiới thiệu khái niện ((tỉ lệ dân số phụ thụôc
-Là tỉ số giữa tổng số người chưa đến tuổi lao động và ngoài độ tuôi lao động so với số người trong độ tuổi lao động
-chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo hướng dẫn SGK
HS:thảo luận nhóm đại diện lên bảng điền vào bảng phụ để trống
GV treo bảng phụ đã hoàn chỉnh chuẩn xác kiến tức
Bài 1
năm
Các yếu tố
1989
1999
hình dạng tháp tuổi
Đỉnh nhọn đáy rộng
đỉnh nhọn đáy rộng chân thu hẹp
cơ cấu dân số theo độ tuổi
Nhóm tuổi
nam (%)
Nữ (%)
Nam (%)
Nữ (%)
0-14
15-59
60 trở lên
20,1
25,6
3,0
18,9
28,2
4,2
17,4
28,4
3,4
16,1
30
4,7
Tỉ số phụ thuộc
86
71,2
GV: Duy trì các nhóm thảo luận theo gợi ýtrong phiếu học tập
phiếu học tập 5.2
-sau 10 năm tỉ lệ trong các nhóm tuổi tăng lên như thế nào giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó
HS:Thảo luận nhóm đại diện nhóm báo cáo kết quả nhóm khác bổ xung ý kiến
GVChuẩn xác kiến thức
chuyển ý :dân số của một quốc gia có nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.dân số nước ta ảnh hưởng như thế nào?
GV:Duy trì các nhóm thảo luận theo gợi ý trong phiếu học tập
phiếu học tập5.3
-cơ cấu dân số theo tuổi có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế?
-Biện pháp khắc phục từng khó khăn trên
HS:Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .nhóm khác bổ xung
GV: Chuẩn xác kiến thức
Bài tập 2
-Sau 10 năm (1989-1999)tỉ lệ nhóm tuổi 0-14đã giảm xuống (từ 39%xuống 33,5%).Nhóm tuổi trên 60 có chiều hướng gia tăng(từ 7,2% lên 8,1%).Tỉ lệ nhóm tuổi lao động tăng lên (từ 53,8% lên 58,4%)
-Do chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện :Chế độ dinh dưỡng cao hơn trước điều kiện chăm sóc y tế vệ sinh chăm sóc sức khoẻ tốt .ý thức về kế hoạch hoá gia đình trong nhân dân cao hơn
III.Bài tập 3
1.Thuận lợi và khó khăn
-Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta có thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội
+Cung cấp nguồn lao động lớn
+Một thị trường tiêu thụ mạnh
+Trợ lực cho việc phát triển và nâng cao mức sống
-Khó khăn
+Gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyếtt việc làm
+Tài nguyên cạn kiệt ,môi trường ô nhiễm ,nhu cầu giáo dục nhà ở cũng căng thẳng
2.Giải pháp khắc phục
-Có kế hoạch giáo dục đào tạo hợp lí ,tổ chức hướng nghiệp dạy nghề
-Phân bố lại lực lượng lao động theo ngành và theo lãnh thổ
-Chuyển đổi cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá
IV-Củng cố :tháp dân số nước ta thể hiện nước ta có kết cấu dân số trẻ .dân số trẻ là nguồn lao động cho nhiều ngành kinh tế .nhưng với qui mô dân số lớn như hiện nay lại gây rất nhiều khó khăn cho giải quyêt công ăn việc làm và các nhu khác từ đó dẫn đến nảy sinh ra các tệ nạn xã hội
V-Hướng dẫn học ở nhà :Về nhà các em học bài trả lời các câu hỏi SGK làm bài tập TBĐ bài số5
ngày soạn
ngày giảng
địa lí kinh tế
tiết6 :Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
I-Mục tiêu
sau bài học HS cần
-có những hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những thập kỉ gần đây
-Hiểu được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,những thành tựu những khó khăn trong quá trình phát triển
-Có kĩ năng phân tích biểu đồ về qúa trình diễn biến của hiện tượng địa lí (ở đây là sự diễn biến về tỉ trọng của các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP)
-Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ
-Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (biểu đồ hình tròn )và nhận xét biểu đồ
II-các phương tiện dạy học cần thiết
-Bản đồ hành chính Việt Nam
-Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1991đến năm 2002(vẽ trên giấy khổ lớn)
-Một số hình ảnh phản ánh thành tựu về phát triển kinh tế của nước ta trong quá trình đổi mới
III-Tiến trình bài giảng
1.ổn định tổ chức lớp
2.Kiểm tra bài cũ(Không )
3Bài mới
Mở bài một quốc gia hay một khu vực trong qua trình phát triển kinh tế đều chụi ảnh hưởng của tự nhiên và dân cư.Hai nhân tố này ở nước ta chúng ta đều đã biết .hai nhân tố này ảnh hưởng tới quá trình phát triển công nghiêp của nước ta như thế nào ?
Hoạt động của giáo viên
Nội dung học tập
GV:thông báo tình hình nền kinh tế trước thời kì đổi mới
chuyển ý :thời kì đổi mới được tính được tính từ năm 1986 tại sao lại gọi là thời kì đổi mới chúng ta tìm hiểu ở phần II sau đây
GV:-Yêu cầu HS đọc thuật ngữ chuyển dịch cơ cấu kinh tế (SGK-153)
-Phát phiếu học tập yêu cầu HS thảo luận phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo gợi ý và điền vào bảng trong phiếu học tập
+Dựa vào H6.1(SGK-20)hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .Xu hướng này thể hiện rõ như thế nào ?Cho biết nguyên nhân.
HS:Thảo luận nhóm.đại diện nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận điền vào bảng phụ (GVkẻ sẵn )nhóm khác nhận xét
GV:Chuẩn xác kiến thức bằng bảng phụ đã hoàn thiện
I.Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới
-Gặp nhiều khó khăn nền kinh tế khủng hoảng kéo dài tình trạng lạm phát cao ,mức tăng trưởng kinh tế thấp sản xuất đình trệ
II.Nền kinh tế trong thời kì đổi mới
1.chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a.Chuyển dịch cơ cấu ngành
sự thay đổi trong cơ cấu GDP
Khu vực kinh tế
nguyên nhân
-Tỉ trọng giảm liên tục từ cao nhất 40%(2001)giảm hơn dịch vụ năm 1992 thấp hơn CN -XD (1994) còn hơn 20% (2002)
Nông lâm ngư nghiệp
-Nền kinh tế chuyển từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường xu hướng mở rộng nền nông nghiệp hàng hoá
-Nước ta đang chuyển từ nước nông nghiêp sang nước công nghiệp
Tỉ trọng tăng lên nhanh nhất từ dưới 25% (1991) lên gần 40% (2002)
Công nghiệp -xây dựng
-Chủ trương công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn liền với đường lối đổi mới. Là ngành khuyến khích phát triển
Tỉ trọng tăng nhanh từ năm 1991 -1996 cao nhất gần 45% sau đó giảm rõ rệt dươi 40% (2002)
Dịch vụ
Do cuộc khủng hoảng tài chính khu vựccuối năm 1997các hoạt động kinh tế đối ngoại tăng trương chậm
GV:yêu cầu HS đọc thuật ngữ vùng kinh tế trọng điểm
-Dựa vào H6.2(SGK-)hãy cho biết nước ta có mấy vùng kinh tế xác định và đọc tên các vùng kinh tế đó trên bản đồ
HS:Lên bảng xác định và đọc tên các vùng kinh tế trên bản đồ
GV:Các vùng kinh tế trọng điểm có vai trò gì đối với kinh tế xã hội của nước ta ?
HS Trả lời
GV:Chuẩn xác kiến thức
- Từ sau thời kì đổi mới nền kinh tế nước ta đã thay đổi như thế nào ?
HS:Dựa vào nội dung SGK trả lời câu hỏi
GV:Bên cạnh những thành tựu nền kinh tế nước ta gặp phải những khó khăn gì sau khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới ?
HS:Trả lời dựa vào hiểu biết
b.Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ
-Nước ta có 7 vùng kinh tế (3 vùng kinh tế trọng điểm :Bắc bộ ,miền Trung và phía nam )
-Các vùng kinh tế trọng điểm có tác động mạnh đến sự phát triển nền kinh tế xã hội và các vùng kinh tế lân cận
-Đặc trưng của hầu hết các vùng kinh tế là kết hợp kinh tế trên đất liền và biển đảo
2.những thành tựu và thách thức
a.Những thành tựu nổi bật
-Tốc độ tăng trưởng tương đối vững chắc
-Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CN hoá
-Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu
b.Khó khăn
-Sự phân hoá giàu nghèo và còn nhiều xã nghèo ở vùng sâu vùng xa
-Môi trường ô nhiễm tài nguyên cạn kiệt
-vấn đề việc làm còn nhiều bức xúc
-Nhiều bất cập trong sự phát triển
IV_Củng cố,đánh giá :Chọn đáp án đúng trong các đáp án dưới đây
1.Công cuộc đổi mới nền kinh tế nướcta bắt đầu từ năm
a,1976 b.1986
c.1996 d. tất cả đều sai
2.Hãy nêu một số thành tựu và khó khăn tromg phát kinh tế đất nước
V-Hướng dẫn học ở nhà:Về nhà các em học bài trả lời câu hỏỉ SGK và tập bản đồ bài6
ngày soạn:23-9-2006
ngày giảng 26-9-2006
tiết 7.các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
I-Mục tiêu
-Sau bài học HS cần
-Nắm đựơc vai trò của các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội đối với sự phân bố nông nghiệp ở nước ta
-Thấy được những nhân tố này đã ảnh hưởng đến sự hình thành nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới đang phát triển theo hướng thâm canh và chuyên môn hoá
-Có kĩ năng đánh giá giá trị kinh tế các loại tài nguyên thiên nhiên
-Biết sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
-liên hệ được với thực tiễn địa phương
II-các phương tiện dạy học cần thiết
-Bản đồ địa lí tự nhiên Việt nam
-Bản đồ khí hậu Việt Nam
III-Tiến trình bài giảng
1.ổn định tổ chức lớp
2.Kiểm tra bài cũ
a.Nền kinh tế nước ta trức thời kì đổi mới (Cuối thập kỉ 80) có đặc điểm gì?
b.Cho biết xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta
3.Bài mới
Mở bài (SGK-24)
hoạt động của GV+HS
Nội dung học tập
GV:Nước ta có những nhóm đất chính nào ?
HS:Dựa vào kiến thức địa lí tự nhiên trả lời câu hỏi
GV: Chuẩn xác kiến thưc
-phát phiếu học tập cho các nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thiện bảng
HS:Đại diện nhóm lên điền kết quả vào bảng phụ để trống
GV:treo bảng phụ đã hoàn thiện chuẩn xác kiến thức
I.Các nhân tố tự nhiên
1.tài nguyên đất
các yếu tố
Tài nguyên đất
tên đất
Feralít
Phù sa
Diện tích
16 triệu ha-65%diện tích lãnh thổ
3 triệu ha-24%diện tích lãnh thổ
Phân bố chính
miền núi và trung du
Tập chung chủ yếu :Tây nguyên,đông nam bộ
Hai đồng bằng châu thổ sông hồng và sông Cửu Long
Cây trồng thích hợp nhất
Cây công nghiệp nhiệt đới (đặc biệt cao su ,cà phê trên qui mô lớn)
-Cây lúa nước
-Các cây hoa màu khác
-Mở rộng :tài nguyên đất nước ta rất hạn chế.xu hướng đất bình quân trên đầu người giảm .cần sử dụng hợp lí nâng cao độ phì cho dất
-Khí hậu nước ta có đặc điểm gì ?
HS:Trả lời
GV:Phát phiếu học tập yêu cầu HS thảo luận hoàn thiến sơ đồ
2.Tài nguyên khí hậu
Khí hậu Việt Nam
Đặc điểm 1
Nhiệt đới gió mùa ẩm
Đặc điểm 2
Phân hoá theo chiều bắc và nam ,theo độ cao ,theo gió mùa
Đặc điểm 3
các tai biến trong thiên nhiên
File đính kèm:
- Giao An Dia li 9Ca Nam .doc