Bài 21 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
(Tiếp theo)
1/ Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần
a/ Kiến thức
-Hiểu và trình bày được tình hình phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng. Các ngành công nghiệp và dịch vụ đang phát triển mạnh và tăng tỉ trọng, ngành nông nghiệp tuy giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng, ngành nông nghiệp, ưu thế thuộc về các cây lương thực và rau vụ đông.
-Hiểu rõ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống dân cư. Hai trung tâm kinh tế quan trọng và lớn nhất của vùng là Hà Nội và Hải Phòng.
118 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9 học kì 02, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
Ngày dạy: /./.
Bài 21 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
(Tiếp theo)
1/ Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần
a/ Kiến thức
-Hiểu và trình bày được tình hình phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng. Các ngành công nghiệp và dịch vụ đang phát triển mạnh và tăng tỉ trọng, ngành nông nghiệp tuy giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng, ngành nông nghiệp, ưu thế thuộc về các cây lương thực và rau vụ đông.
-Hiểu rõ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống dân cư. Hai trung tâm kinh tế quan trọng và lớn nhất của vùng là Hà Nội và Hải Phòng.
b/ Kĩ năng
-Biết kết hợp kênh chữ, kênh hình để giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng.
-Biết phân tích lược đồ, biểu bảng, xác lập các mối liên hệ địa lí.
c/ Thái độ
-Có động cơ học tập đúng đắn để mai sau góp phần xây dựng quê hương đất nước.
2/ Chuẩn bị
a/ Giáo viên
-Lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng.
b/ Học sinh
-SGK – Tập bản đồ địa lí.
3/ Phương pháp dạy học
-Phương pháp trực quan.
-Phương pháp giải quyết vấn đề.
4/ Tiến trình tiết dạy
4.1/ Ổn định – Tổ chức
*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo.
4.2/ Kiểm tra bài cũ
-Đồng bằng sông Hồng có diện tích là? (3 điểm)
a/ 13.000 km2 b/ 14.000km2 c/ 14.500 km2 d/ 14.806 km2 (câu d)
-Kê tên các laọi tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Hồng? (7 điểm)
( +Tài nguyên đất: quan trọng nhất là đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng.
+Tài nguyên khí hậu: nhiệt đới giáo mùa ẩm, có mùa đông lạnh, thích hợp cho nhiều loại cây trồng kể cả các loại cây ôn đới và cận nhiệt.
+Tài nguyên khoáng sản: mỏ đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.
+Tài nguyên biển: có vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ rộng lớn có nhiều tiền năng thủy sản).
4.3/ Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Trong cơ cấu GDP, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đang chuyển biến tích cực, nông lâm ngư nghiệp tuy chiếm tỉ trọng thấp nhưng giữ vai trò quan trọng. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. TP Hà Nội và Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn của vùng.
Hoạt động 1
GV: Sử dụng biểu đồ hình 21.1, Biểu đồ cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng (%).
-Căn cứ vào biểu đồ, hãy nhận xét sự chuyển biến về tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng ở Đồng bằng sông Hồng?
HS: -Ngành công nghiệp – xây dựng tăng tỉ trọng từ 26,6% (1995) lên 36% (2002)
-Giá trị tăng từ 18,3 nghìn tỉ đồng (1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng (2002).
GV: Sử dụng lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng.
-Qua lược đồ, hãy cho biết vùng Đồng bằng sông Hồng có những ngành công nghiệp trọng điểm nào?
HS: Chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hành tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dụng, cơ khí.
GV: Qua lược đồ, cho biết phần lớn giá trị công nghiệp tập trung ở đầu?
HS: Tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng.
GV: Kể tên các sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng?
HS: Máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử.
Hoạt động 2
GV: Sử dụng bảng 21.1, năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (tạ/ha)
-Dựa vào bảng 21.1, hãy so sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Củu Long và cả nước thời kì 1995 – 2002?
HS: Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước qua các thời kì?
GV: Hãy kể tên các sản phẩm nông sản ôn đới và cận nhiệt của Đồng bằng sông Hồng?
HS: Ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua.
GV: Nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng?
HS: -Thời vụ diễn ra từ tháng 10 – 4.
-Diện tích giao trồng tăng nhanh qua các năm.
-Là nguồn bổ sung lương thực và nguyên liệu cho chế biến thức ăn gia súc.
Hoạt động 3
GV: Sử dụng lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng.
-Dựa vào lược đồ và vốn hiểu biết, hãy xác định vị trí và nêu ý nghĩa kinh tế, xã hội của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài?
HS: Cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài là hai đầu mối giao thông quốc tế quan trọng của vùng, là đều mối giao thông quan trọng giữa vùng với các vùng khác trong cả nước.
Hoạt động 4
GV: Sử dụng lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng.
-Dựa vào lược đồ, xác định các trung tâm kinh tế lớn và tam giác kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng?
HS: Tìm chỉ trên lược đồ
GV: Xác định trên lược đồ vị trí các tỉnh, thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
HS: -Diện tích: 15,3 nghìn Km2
-Dân số: 13 triệu người (2002)
-Các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
IV/ Tình hình phát triển kinh tế
1/ Công nghiệp
-Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng (1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng (2002) chiếm 21% GDP công nghiệp cả nước.
-Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng nhanh trong cơ cấu GDP của vùng.
-Các ngành công nghiệp trong điểm: Chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hành tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dụng, cơ khí.
2/ Nông nghiệp
-Đứng thứ hai cả nước về diện tích, sản lượng lương thực.
-Năng suất lúa cao nhất nước, nhờ trình độ thâm canh cao, cơ sở hạ tầng toàn diện
-Vụ đông với nhiều cây ưa lạnh đã trở thành vụ chính.
-Chăn nuôi gia súc (đặc biệt là lợn) chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước.
-Ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy sản được chú ý phát triển.
3/ Dịch vụ
-Giao thông phát triển sôi động, tạo nhiều điều kiện phát triển du lịch
-Hà Nội, Hải Phòng là hai đầu mối giao thông quan trọng, hai trung tâm du lịch lớn.
-Ngành du lịch được chú ý phát triển.
-Bưu chính viễn thông phát triển mạnh.
V/ Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
-HàNội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất Đồng bằng sông Hồng.
-Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:
+Diện tích: 15,3 nghìn Km2
+Dân số: 13 triệu người (2002)
+Gồm 8 tỉnh và thành phố.
4.4/ Củng cố – Luyện tập
-Tỉ trong ngành công nghiệp – xây dựng vùng Đồng Bằng sông Hồng chiếm bao nhiêu % GDP công nghiệp cả nước năm 2002?
a/ 21% b/ 22% c/ 23% d/ 25%
(câu a)
-Kê tên các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng?
(Các ngành công nghiệp trong điểm: Chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hành tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dụng, cơ khí).
-Tìm chỉ trên lược đồ các tỉnh, thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
(học sinh tìm chỉ trên lược đồ)
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Về nhà kết hợp sách giáo khoa các em học lại bài, làm các bài tập trong tập bản đồ địa lí, xem và chuẩn bị bài 22 “ Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương hực theo đầu người”
Ở bài thực hành này các em căn cứ vào những kiến thức đã học ở bài 20, 21 để thức hiện.
-Ở bài tập số 1 các em căn cứ vào bảng 22.1 để vẽ biểu đồ đường, 3 đường cùng nằm trên một trục toạ độ, vẽ từng đường một sau đó lập bảng chú giải.
-Ở bài tập số 2 là những kiến thức đã học ở bài 20,21.
-Các em chuẩn bị thức kẻ bút màu.
5/ Rút kinh nghiệm
*Nội dung:
-Ưu điểm: ..
.
-Khuyết điểm: .
.
*Phương pháp:
-Ưu điểm: ..
.
..
-Khuyết điểm: .
Tiết:
Ngày dạy: /./ 200..
Bài 22 THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC
VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI
1/ Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần
a/ Kiến thức
-Phân tích được mối liên hệ giữa dân số, sản lượng lương thức và bình quân lương thực theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về Đồng bằng sông Hồng, một vùng đất chật, người đông mà giải pháp quan trọng là thâm canh tăng vụ và tăng năng suất.
b/ Kĩ năng
-Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ đường trên cơ sở bảng số liệu.
c/ Thái độ
-Biết suy nghĩ về các giải pháp phát triển bền vững.
2/ Chuẩn bị
a/ Giáo viên
-Thước kẻ, phấn màu, máy tính.
b/ Học sinh
-Thước kẻ, bút chì, bút màu, máy tính, tập bản đồ.
3/ Phương pháp dạy học
-Thực hành vẽ biểu đồ.
-Thao luận nhóm.
4/ Tiến trình tiết dạy
4.1/ Ổn định – Tổ chức
*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Giáo viên: Báo cáo.
4.2/ Kiểm tra bài cũ
-Tỉ trong ngành công nghiệp – xây dựng vùng Đồng Bằng sông Hồng chiếm bao nhiêu % GDP công nghiệp cả nước năm 2002? (3 điểm)
a/ 21% b/ 22% c/ 23% d/ 25%
(câu a)
-Kê tên các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng?
(7 điểm)
(Các ngành công nghiệp trong điểm: Chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hành tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dụng, cơ khí).
4.3/ Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Ở bài 20,21 các em đã được tìm hiểu về vùng Đồng bằng sông Hồng từ các yếu tố tự nhiên đến tình hình phát triển kinh tế, Các em đã biết Đồng bằng sông Hồng đất chật người đông, đều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng của nền kinh tế và đời sống dân cư trong vùng.
Hoạt động 1
Bài tập 1
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng 22.1, tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thức theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng (%). Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp vẽ.
-Phương pháp vẽ từng đối tượng, từng đường ứng với sự biến đổi dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người trên cùng một trục toạ độ.
-Trục tung biểu hiện tỉ lệ (%), trục hoành là biểu hiện thời gian các năm.
-Góc toạ độ ứng với tỉ trọng 100% và năm 1995, thời gian các năm tương ứng bằng nhau.
Hoạt động 2
Bài tập 2
GV: gợi ý học sinh dựa vào biểu đồ và những kiến thức đã học ở bài 20, 21 để thực hiện bài tậ số 2
GV chia lớp thành 6 nhóm để thực hành bài tập số 2.
-Nhóm 1 – 4, thảo luận: Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng.
-Nhóm 2 – 5, thảo luận: Vai trò của vụ đông trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng.
-Nhóm 3- 6, thảo luận: Aûnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng.
(thời gian thảo luận 5 phút)
Sau 5 phút thảo luận, giáo viên yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày, cuối cùng giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh kiến thức.
1/ Vẽ biểu đồ
%
130-
120-
110-
100 . . . năm
1995 1998 2000 2002
Tốc độ tăng dân số
Sản lương lương thức
Bình quân lương thực đầu người
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng.
2/ Bài tập 2
2a/ Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
-Thuận lợi:
+Có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh.
+Có khí hậu ôn hòa trong mùa đông.
+Thực hiện cơ khí hóa trong nông nghiệp.
+Chọn gống có năng suất cao, có thuốc bảo vệ thực vật.
+Phát triển ngành công nghiệp chế biến.
-Khó khăn: Do thiên tai như hạn hán, lũ lụt, sương muối, sâu bệnh phát hoại mùa màng, dịch bệnh.
2b/ Vai trò của vụ đông trong sản xuất lương thực
+Cây ngô đông có năng suất cao trong vụ đông. Diện tích đang được mở rộng. Là nguồn lương thực cho người và vật nuôi
+Các loại cây trồng khác như bắp cải, su hào, hành tây, súp lớ, ngày càng được thị trường ưa chuộng.
2c/ Aûnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng.
+Dân số tăng chậm là do thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.
+Bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh, do sản lương lương thực tăng nhanh, dân số tăng chậm.
4.4/ Củng cố – luyện tập
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành lại bài tập số 1 trên tập bản đồ.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Về nhà các em tập thực hành lại một lần nửa trên tập bản đồ, sau đó xem và chuẩn bị trước bài 23 “Vùng Bắc Trung Bộ”, ở bài này các em lưu ý các nội dung trọng tâm sau:
-Dựa vào lược đồ hình 23.1 SGK, các em xác định vị trí, giới hạn của vùng, nêu ý nghĩa vị trí địa lí.
-Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Các em dựa vào kiến thức đã học phân tích ảnh hưởng của dải Trường Sơn Bắc tới khí hậu Bắc trung Bộ, đồng thời dựa vào lược đồ xác định địa hình của vùng.
-Về dân cư xã hội: Dựa vào bảng 23.1, so sánh sự khác biệt trong hoạt động kinh tế giữa các khu vực trong vùng, dựa vào bảng 23.2, so sánh các tiêu chí phát triển kinh tế, xã hội giữa vùng so với cả nước.
5/ Rút kinh nghiệm
*Nội dung:
-Ưu điểm: ..
.
-Khuyết điểm: .
.
*Phương pháp:
-Ưu điểm: ..
.
..
-Khuyết điểm: .
Tiết:
Ngày dạy: /./.
Bài 23 VÙNG BẮC TRUNG BỘ
1/ Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần
a/ Kiến thức
-Hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ của Bắc Trung Bộ.
-Hiểu và trình bày đặc điểm của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm dân cư, xã hội vùng Bắc Trung Bộ, những thuận lợi và khó khăn.
b/ Kĩ năng
-Biết đọc lược đồ, bản đồ, biểu đồ, phân tích bảng số liệu, sưu tầm tài liệu.
-Biết vận dụng tính tương phản không gian lãnh thổ theo hướng Bắc – Nam, Đông – Tây phân tích một số vấn đề tự nhiên và dân cư, xã hội trong vùng.
c/ Thái độ
-Có ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa đất nước và phòng chống thiên tai.
2/ Chuẩn bị
a/ Giáo viên
-Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ.
-Một số tranh ảnh về thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ.
b/ Học sinh
-SGK – Tập bản đồ địa lí.
3/ Phương pháp dạy học
-Phương pháp trực quan, đàm thoại gợi mở.
-Phương pháp thảo luận nhóm.
4/ Tiến trình tiết dạy
4.1/ Ổn định – Tổ chức
*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo.
4.2/ Kiểm tra bài cũ
4.3/ Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Bắc Trung Bộ có tài nguyên khoáng sản rừng, biển, tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng, nhưng cũng có nhiều thiên tai gây không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống. Người dân có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và thiên tai.
Hoạt động 1
GV: Sử dụng lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ.
-Dựa vào lược đồ, hãy xác định giới hạn lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ?
HS: -Phía Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.
-Phía Tây giáp Lào.
-Phía Nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.
-Phía Đông giáp Biển Đông.
GV: Với đặc điểm giới hạn trên, hãy nêu ý nghĩa về vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ?
HS: Là cầu nối giữa Bắc Bộ với các vùng phía Nam, là cửa ngõ của các nước trong tiểu vùng sông Mê Công ra Biển Đông.
Hoạt động 2
GV: Sử dụng lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ.
-Dựa vào lược đồ và vốn hiểu biết, hãy cho biết dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Bắc Trung Bộ?
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, hình thức thảo luận mỗi bàn một nhóm.
(thới gian thảo luận 3 phút)
Sau 3 phút qui định giáo viên yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày, cuối cùng giáo viên nhận xét và hoàn chỉnh.
+Dãy Trường Sơn Bắc vuông gốc với hai hướng gió chính của hai mùa. Mùa đông đón gío mùa đông bắc gây mưa lớn. Mùa hạ chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn với gío tây nam gây khô nóng, thu đông hay có bão
GV: Sử dụng biểu đồ hình 23.2, biểu đồ tỉ lệ đất lâm nghiệp có rừng phân theo phía bắc và nam Hoành Sơn (%).
-Dựa vào biểu đồ, hãy so sánh tiềm năng rừng và khoáng sản phía bắc và nam dãy Hoành Sơn?
HS: Rừng và khoáng sản tập trung chủ yếu ở phía bắc dãy Hoành Sơn, chiếm 61%, phía nam chỉ chiếm 39%.
GV: Sử dụng lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ.
-Dựa vào lược đồ, hãy mô tả đặc điểm về địa hình của Bắc Trung Bộ?
HS: Núi và gò đồi phía tây, đồng bằng ở giữa, biển và hải đảo phía đông.
-Dựa vào lược đồ, kể tên các loại khoáng sản ở Bắc Trung Bộ?
HS: Sắt, vàng, mangan, crôm, ti tan, thiếc, đá quí, đá vôi, sét cao lanh.
GV: Bằng sự hiểu biết, hãy cho biết các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ?
HS: Hạn hán, bão lũ, gío tây khô nóng về mùa hạ.
Hoạt động 3
GV: Dựa vào những kiến thức trong sách giáo khoa, hãy cho biết vùng có bao nhiêu dân tộc sinh sống? Dân cư trong vùng phân bố như thế nào?
HS: -Vùng có 25 dân tộc sinh sống
+Dân tộc Kinh sống ở đồng bằng ven biển.
+Các dân tộc ít người sinh sống ở vùng núi, gò đồi phía tây.
GV: Sử dụng bảng 23.1, một số khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế ở Bắc trung Bộ.
-Dựa vào bảng 23.1, hãy cho biết những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía đông và tây của Bắc Trung Bộ?
HS: dựa vào bảng 23.1 (SGK) để trả lời.
GV: Sử dụng bảng 23.2, một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội Bắc Trung Bộ, năm 1999.
-Dựa vào bảng 23.2, hãy nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu của vùng so với cả nước?
HS: Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội của vùng đều thấp hơn so với cả nước.
I/ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
-Diện tích: 51.513 km2
-Dân số: 10,3 triệu người (2002)
-Bao gồm 6 tỉnh và thành phố.
-Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy Bạch Mã ở phía Nam.
-Là cầu nối giữa Bắc Bộ với các vùng phía Nam, là cửa ngõ của các nước trong tiểu vùng sông Mê Công ra Biển Đông.
II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
-Từ tây sang đông các tỉnh trong vùng đều có núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo
-Trong vùng có một số tài nguyên quan trọng như: rừng, khoáng sản, biển.
-Thường xuyên có bão lũ, hạn hán, gío tây khô nóng, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân.
III/ Đặc điểm dân cư, xã hội
- Vùng có 25 dân tộc sinh sống
-Người Kinh sinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển. Vùng núi, gò đồi phía tây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người.
-Đời sống nhân dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng cao, biên giới, hải đảo.
4.4/ Củng cố - Luyện tập
-Aûnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc đối với khí hậu Bắc trung Bộ?
a/ Tạo nên gió bão vào mùa hè b/ Gây mưa lớn vào mùa đông
c/ Tạo nên gió Lào d/ Câu a, b, c đều đúng.
(câu d)
-Dựa vào lược đồ, mô tả đặc điểm địa hình của Bắc Trung Bộ?
(Núi và gò đồi phía tây, đồng bằng ở giữa, biển và hải đảo phía đông).
-Cho biết những hoạt động kinh tế của các dân tộc ít người trong vùng?
(Nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi gia súc lớn)
4.5/ hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Về nhà kết hợp sách giáo khoa các em học lại bài, làm bài tập số 3 trang 85 (SGK) và các bài tập trong tập bản đồ địa lí. Xem và chuẩn bị bài 24 “ Vùng Bắc Trung Bộ” (tiếp theo), ở bài này các em lưu ý các nội dung trọng tâm sau:
-Về tình hình phát triển nông nghiệp: các em lưu ý đến những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng? Dựa vào biểu đồ hình 24.1 so sánh sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng so với cả nước qua các thời kì? Nêu ý nghĩa việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ.
-Về tình hình phát triển công nghiệp: dựa vào biểu đồ hình 24.2, nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
-Về dịch vụ: nêu tầm quan trong của các quốc lộ 7, 8, 9.
5/ Rút kinh nghiệm
*Nội dung:
-Ưu điểm: ..
.
-Khuyết điểm: .
.
*Phương pháp:
-Ưu điểm: ..
.
..
-Khuyết điểm: .
Tiết:
Ngày dạy: /./.
Bài 24 VÙNG BẮC TRUNG BỘ
(Tiếp theo)
1/ Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần
a/ Kiến thức
-Hiểu được so với các vùng khác, kinh tế Bắc Trung Bộ còn nhiều khó khăn nhưng đang đứng trước triển vọng lớn trong thời kì mở cửa, hội nhập nền kinh tế nước nhà.
-Trình bày tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế của vùng.
b/ Kĩ năng
-Biết đọc, phân tích biểu đồ và lược đồ, bản đồ kinh tế tổng hợp.
-Biết xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người.
-Tiếp tục hoàn thành kĩ năng sưu tầm tư liệu theo chủ đề.
c/ Thái độ
-Có ý thức, trách nhiệm trong vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên đặc biệt là tài nguyên du lịch.
2/ Chuẩn bị
a/ Giáo viên
-Lược đồ kinh tế Bắc Trung Bộ.
-Tranh ảnh về một số hoạt động kinh tế Bắc Trung Bộ.
b/ Học sinh
-SGK – Tập bản đồ địa lí.
3/ Phương pháp dạy học
-Phương pháp trực quan.
-Phương pháp giải quyết vấn đề.
4/ Tiến trình tiết dạy
4.1/ Oån định – Tổ chức
*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo.
4.2/ Kiểm tra bài cũ
-Vùng Bắc Trung Bộ có diện tích là? (3 điểm)
b/ 52,513 km2 b/ 53,513 km2 c/ 50,513 km2 d/ 51,513 km2
(câu d)
- Cho biết những hoạt động kinh tế của các dân tộc ít người trong vùng? (7 điểm)
(Nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi gia súc lớn)
4.3/ Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
So với các vùng khác trong cả nước, Bắc Trung Bộ còn gặp nhiều khó khăn nhưng đang đứng trước triển vọng lớn, nhờ phát huy các thế mạnh về tự nhiên, dân cư và xã hội.
Hoạt động
GV: Sử dụng lược đồ kinh tế Bắc Trung Bộ.
-Dựa vào lược đồ, hãy xác định các địa điểm sản xuất lúa chủ yếu trong vùng?
HS: Dải đồng bằng ven biển Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tỉnh.
GV: Ngoài trồng lúa ở dải đồng bằng ven biển, vùng còn tổ chức trồng được các loại cây trồng nào? Phân bố ở đâu?
HS: -Cây công nghiệp hàng năm như: lạc, vừng trồng ở vùng cát pha Duyên hải.
-Cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm trồng ở vùng gò đồi phía tây.
GV: Trong sản xuất nông nghiệp, vùng thường gặp những khó khăn gì?
HS: Hạn hán, bão lũ, gió phơn khô nóng tây nam.
GV: Sử dụng biểu đồ hình 24.1, biểu đồ lương thực có hạt bình quân đầu người thời kì 1995 – 2002.
-Qua biểu đồ so sánh lương thực có hạt bình quân đầu người của Bắc trung Bộ so với cả nước qua các thời kì?
HS: Thấp hơn so với cả nước qua các thời kì.
GV: Sử dụng lược đồ kinh tế Bắc Trung Bộ.
-Qua lược đồ, xác định các vùng nông lâm kết hợp trong vùng?
HS: Phân bố chủ yếu ở vùng núi, gò đồi phía tây.
GV: Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc trung Bộ?
HS: Phòng chống lũ quét, hạn chế xói mòn sạt lở đất, hạn chế sự lấn đất của cát biển, hạn chế gió phơn tây nam.
Giáo viên: Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, vùng thường gặp nhiều khó khăn do gió nóng khô Tây nam gây hạn hán, mưa lớn gây ngập úng. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của vùng là phải trồng mới, bảo vệ rừng đầu nguồn
File đính kèm:
- GIAOANDIA9KHII0809.doc