ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Bài 1 CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
1/ Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần
a/ Kiến thức:
-Biết được nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
b/ Kỹ năng
-Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
c/ Thái độ
Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
107 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9 học kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: ..
Ngày dạy: /../ 200.
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Bài 1 CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
1/ Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần
a/ Kiến thức:
-Biết được nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
b/ Kỹ năng
-Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
c/ Thái độ
Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
2/ Chuẩn bị
a/ Giáo viên
-Bản đồ dân cư Việt Nam, tranh ảnh về các dân tộc Viêt Nam.
b/ Học sinh
-SGK – Tập bản đồ địa lí.
3/ Phương pháp dạy học
-Phương pháp giải quyết vấn đề.
-Phương pháp trực quan.
4/ Tiến trình tiết dạy
4.1/ Ổn định- Tổ chức
*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số HS.
*Học sinh: Báo cáo.
4.2/ Kiển tra bài cũ
4.3/ Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
GV: Việt Nam là quốc gia nhiều dân tộc, với truyền thống yêu nước đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động 1:
GV: Bằng sự hiểu biết và những kiến thức đã học, em hãy cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc?
HS: Nước ta có 54 dân tộc
GV: Những nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc ở nước ta được thể hiện như thế nào?
HS: Về ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán .
GV: Sử dụng tranh ảnh đại gia đình các dân tộc Việt Nam và lần lượt giới thiệu trước lớp
GV: sử dụng H1.1, biểu đồ cơ cấu dân tộc ở nước ta năm 1999
-Dựa vào biểu đồ hãy cho biết dân tộc nào có số dân đông nhất? Tỉ lệ?
HS: Dân tộc Kinh có số dân đông nhất, chiếm 86,2%.
GV: Hãy cho biết vai trò của dân tộc Kinh đối với nền kinh tế nước ta?
HS: Dân tộc Kinh có kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, nghề thủ công có trình độ tinh xảo, là lực lượng lao động chính trong các ngành kinh tế.
GV: Các dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế như thế nào?
HS: Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong một số lĩnh vực như: trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, nghề thủ công.
GV: Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết?
HS: Dệt thổ cẩm, đan lát .
Hoạt động 2:
GV: sử dụng bản đồ dân cư Việt Nam.
-Dựa vào bản đồ và vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Kinh (Việt) phân bố chủ yếu ở đâu?
HS: Dân tộc Kinh phân bố khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam.
GV: Yêu cầu học sinh tìm chỉ trên bản đồ địa bàn phân bố của người Kinh.
GV: Dựa vào bản đồ hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu?
HS: Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi, trung du
GV: Dựa vào bản đồ hãy cho biết: Trung du và miền núi Bắc Bộ có bao nhiêu dân tộc sinh sống, kể tên một số dân tộc tiêu biểu?
HS: Trung du và miền núi Bắc Bộ có trên 30 dân tộc sinh sống
-Vùng thấp có người Tày, Nùng, Thái, Mường
-Từ 700 – 1000 mét có người Dao
-Trên núi cao có người Mông
GV: Dựa vào bản đồ hãy cho biết khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có bao nhiêu dân tộc sinh sống, kể tên một số dân tộc?
HS: Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc sinh sống
-Người Ê đê ở Đăk lắk.
-Người Gia rai ở Kon Tum, Gia Lai.
-Người Cơ ho ở Lâm Đồng.
GV: Hãy cho các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc ít người nào sinh sống?
HS: Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc: Chăm, Khơ me, sống xen kẻ với người Việt. Người Hoa sống chủ yếu ở đô thị.
I/ Các dân tộc ở Việt Nam
-Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống
-Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán.
-Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm 86,2% số dân cả nước.
II/ Phân bố các dân tộc
1/ Dân tộc Việt (Kinh)
-Người Việt phân bố rộng khắp cả nước, sống tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và vùng duyên hải.
2/ Các dân tộc ít người
-Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
-Trung du và miền núi Bắc Bộ có trên 30 dân tộc cư trú đan xen.
-Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc, cư trú thành từng vùng rõ rệt.
-Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ me cư trú xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thi.
4.4/ Củng cố – luyện tập
-Việt Nam có bao nhiêu dân tộc sinh sống trên cùng một lãnh thổ?
a/ 52 dân tộc b/ 53 dân tộc
c/ 54 dân tộc d/ 55 dân tộc
(Câu c)
-Người Việt (Kinh) chiếm bao nhiêu % dân số cả nước?
a/ 85% b/ 86% 86,2% d/ 87%
(Câu c)
-Em hãy cho biết em thuộc dân tộc nào? Dân tộc em đứng thứ mấy trong cộng đồng các cdân tộc Việt Nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em?
(Việt, đứng thứ nhất trong các dân tộc, địa bàn cư trú, trung du, đồng bằng, duyên hải)
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Về nhà kết hợp SGK các em học lại bài, làm bài tập trong tập bản đồ địa lí. Sau đó xem và chuẩn bị trước bài số 2 “Dân số và gia tăng dân số” ở bài này các em lưu ý một số trọng tâm sau
-Về gia tăng dân số các em dựa vào H2.1 SGK nhận xét tình hình tăng dân số của nước ta qua từng giai đoạn? Vì sao tỉ lệ tăng tự nhiên giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng?
-Dân số tăng nhanh gây ra những hậu qua gì? Dựa vào bảng 2.2 nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979, 1999, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thời kì 1979, 1999.
5/ Rút kinh nghiệm
*Nội dung:
-Ưu điểm: ..
.
-Khuyết điểm: .
.
*Phương pháp:
-Ưu điểm: ..
.
..
-Khuyết điểm: .
.
Tiết: ..
Ngày dạy: /../ 200.
Bài 2 DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
1/ Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần
a/ Kiến thức
-Biết số dân của nước ta năm (2002).
-Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
-Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta.
b/ Kỹ năng
-Có kỹ năng phân tích bảng thống kê, biểu đồ biến đổi dân số.
c/ Thái độ
-Có ý thức sự cần thiết phải có gia đình hợp lí.
2/ Chuẩn bị
a/ Giáo viên:
-Biểu đồ biến đổi dân số phóng to.
-Một số tranh ảnh về hậu quả của dân số tăng nhanh.
b/ Học sinh:
-SGK – Tập bản đồ
3/ Phương pháp day học
-Phương pháp thảo luận nhóm.
-Trực quan, phân tích.
4/ Tiến trình tiết dạy
4.1/ Ổn định- Tổ chức
*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số HS
*Học sinh: Báo cáo
4.2/ Kiểm tra bài cũ
-Các dân tộc ít người ở nước ta chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (3 điểm)
a/ 12% 13% c/ 13,5% d/ 13,8%
(câu c)
-Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? (7 điểm)
(Thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán).
4.3/ Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Việt Nam là nước đông dân có cơ cấu dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt kế họach hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, cơ cấu dân số đang có sự thay đổi.
Hoạt động 1:
GV: Dựa vào sự hiểu biết, hãy cho biết năm 2002 dân số nước ta là bao nhiêu? Đứng thứ mấy trên thế giới.
HS: Năm 2002 số dân nước ta là 79,7 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới.
Hoạt động 2:
GV: Sử dụng biểu đồ biến đổi dân số nước ta
-Quan sát biểu đồ, hãy nêu nhận xét sự thay đổi dân số của nước ta?
HS: Dân số nước ta tăng nhanh qua từng giai đoạn. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm.
GV: Vì sao gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?
HS: Vì nước ta là nước có dân số đông.
GV: Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta?
GV chia lớp thành 6 nhóm để thảo luận.
-Nhóm 1,2,3 thảo luận những hậu quả do dân số tăng nhanh gây ra.
-Nhóm 4,5,6 thảo luận những lợi ích của sự giản sinh.
(Thời gian thảo luận 4 phút)
Sau 4 phút thảo luận giáo viên yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày.
Cuối cùng giáo viên nhận xét, đánh giá và bổ sung hoàn chỉnh các y.ù
-Dân số tăng nhanh gây ra những hậu quả:
+Đất trồng và lương thực tính theo đầu người giảm.
+Chậm nâng cao đời sống nhân dân.
+Trật tự xã hội thiếu ổn định.
+Môi trường bị ô nhiễm.
-Lợi ích của sự giảm sinh:
+Nâng cao đời sống cho nhân dân.
+Tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
+Bảo đảm sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em.
+Nâng cao chất lượng môi trường.
+Trật tự xã hội được ổn định.
GV: Như vậy chúng ta thấy dân số tăng nhanh làm gia tăng tốc độ khai thác và sử dụng tài nguyên, dẫn đến ô nhiễm môi trường.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng 2.1, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng năm 1999.
-Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất?
HS: Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất là: Tây Bắc (2,19%), Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp nhất là: Đồng bằng sông Hồng (1,11%).
-Hãy cho biết vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn trung bình cả nước.
HS: Tây Bắc (2,19%), Tây Nguyên (2,11%), Bắc Trung Bộ (1,46%), vùng nông thôn (1,52%)
Hoạt động 3:
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng 2.2, cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam (%).
-Dựa vào bảng 2.2 SGK, hãy nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 1999?
HS:Tỉ lệ nữ luôn cao hơn tỉ lệ nam từ 1979- 1999
-Dựa vào bảng 2.2 SGK, hãy nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 –1999?
HS: Nhóm từ 0 – 14 tuổi tỉ lệ nam cao hơn tỉ lệ nữ.
Nhóm từ 15 – trên 60 tuổi tỉ lệ nữ cao hơn tỉ lệ nam.
GV: Hướng dẫn học sinh cách tính tỉ số giới tính (số nam so với 100 nữ)
Số nam
Tỉ số giới tính = x 100
Số nữ
I/ Số dân
Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới
II/ Gia tăng dân số
-Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”.
-Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm.
-Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa các vùng trong cả nước.
III/ Cơ cấu dân số
-Do tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao trong một thời gian dài, nên nước ta có cơ cấu dân số tre.û
-Dân số ở nhóm 0 – 14 tuổi chiếm tỉ lệ cao đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm.
-Ở nước ta tỉ số giới tính đang thay đổi, cuộc sống hòa bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng.
4.4/ Củng cố – luyện tập
-Năm 2002 nước ta có số dân là?
a/ 76 triệu người b/ 77 triệu người
c/ 78,9 triệu người d/ 79,7 triệu người
(Câu d)
-Cho biết lợi ích của sự giảm sinh ở nước ta?
(Nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, nâng cao chất lượng môi trường .)
4.5/ Hương dẫn học sinh tự học ở nhà
Về nhà kết hợp sách giáo khoa các em học lại bài, làm bài tập số 3 trang 10 SGK và bài tập trong tập bản đồ địa lí. Sau đó xem và chuẩn bị trước bài 3 “Phân bố dân cư và các loại hình quần cư”, ở bài này các em lưu ý các phần trọng tâm sau:
-Vì sao dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng, duyên hải và thưa thớt ở miền núi, cao nguyên.
-Nhận xét sự phân bố các đô thị ở nước ta.
-Nhận xét tỉ lệ số dân thành thị và tỉ lệ số dân nông thôn ở nước ta qua các thời kì.
5/ Rút kinh nghiệm
*Nội dung:
-Ưu điểm: ..
.
-Khuyết điểm: .
.
*Phương pháp:
-Ưu điểm: ..
.
-Khuyết điểm: .
.
Tiết: ..
Ngày dạy: /../ 200.
Bài 3 PHÂN BỐ DÂN CƯ
VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
1/ Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần
a/ Kiến thức
-Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư ở nước ta
-Biết được đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị và đô thị hóa ở nước ta.
b/ Kỹ năng
-Biết phân tích tình lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam và phân tích các bảng số liệu về dân cư.
c/ Thái độ
Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp bảo vệ môi trường đang sống, chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư.
2/ Chuẩn bị
a/ Giáo viên:
-Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam 1999.
-Tranh ảnh về một số hình thức quần cư.
b/ Học sinh:
-SGK – Tập bản đồ địa lí.
3/ Phương pháp dạy học
-Phương pháp trực quan, so sánh bảng số liệu.
-Giải thích, chứng minh liên hệ thực tế.
4/ Tiến trình tiết dạy
4.1/ Ổn định – Tổ chức
*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo.
4.2/ Kiểm tra bài cũ
-Nước ta có hiện tượng “bùng nổ dân số” ở giai đoạn nào? (3 điểm)
a/ Cuối thập kỉ 50 thế kỉ XX b/ Cuối thập kỉ 60 thế kỉ XX
c/ Cuối thập kỉ 70 thế kỉ XX d/ Cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX
(Câu a)
-Hãy cho biết những hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ở nước ta? (7 điểm)
(Đất trồng và lương thực tính theo đầu người giảm, chậm nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường, trật tự xã hội thiếu ổn định)
4.3/ Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Dân số nước ta vào loại đông trên thế giới đa số tập trung ở đồng bằng và đô thị, ở từng nơi người dân lựa chọn loại hình quần cư phù hợp để sinh sống tạo nên sự đa dạng về hình thức quần cư ở nước ta.
Hoạt động 1
GV: Bằng vốn hiểu biết và những kiến thức trong SGK, hãy nhận so sánh mật độ dân số ở nước ta qua các thời kì từ 1989 – 2003?
HS: Năm 1989 là 195 người / Km2
Năm 2003 là 246 người / Km2
Mật độ dân số nước ta cao gấp 5 lần mật độ dân số thế giới ( 47 người / Km2).
GV: Sử dụng lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam năm 1999.
-Quan sát lược đồ hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào, thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?
HS: Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và đô thị. Thưa thớt ở miền núi cao nguyên
Vì: Đồng bằng, ven biển, đô thị có cơ sở hạ tầng tốt, điều kiện đi lại thuận lợi hơn so với miền núi, cao nguyên.
GV: Dựa vào lược đồ, hãy cho biết một số thành phố lớn và các đồng bằng ở nước ta có mật độ dân số cao?
HS: -Đồng bằng Sông Hồng 1192 người / Km2
-Thành phố Hồ Chí Minh 2664 người / Km2
-Hà Nội 2830 người / Km2
GV: Với mật độ dân số cao, hãy cho biết sự phân bố dân cư ở nông thôn và thành thị ở nước ta diễn biến như thế nào?
HS: -Nông thôn khoảng 74% dân cư sinh sống.
-Thành thị là 26% (2003)
Hoạt động 2
GV: Sử dụng một số tranh ảnh giới thiệu một số điểm dân cư cư trú của cộng đồng các dân tộc ở nước ta.
-Qua tranh ảnh hãy kể tên một số tên gọi khác nhau của một số dân tộc ở nước ta?
HS: -Làng. Aáp (người Kinh)
-Bản (người Tày, Thái, Mường)
-Buôn, Plây (các dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên).
-Phum, sóc (người Khơ me).
GV: Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết?
HS: Hình thành các tổ dân cư tự quản, ấp văn hóa, đường, điện, trường, trạm an khang sạch đẹp
GV: Sử dụng tranh ảnh giới thiệu một số kiểu mẫu các nhà cao tầng, khu chung cư, biệt thự
-Qua tranh ảnh, hãy nhận xét sự phân bố dân cư ở đô thị nước ta? Giải thích?
HS: Phố xá nhà cửa san sát chen chút trong một không gian diện tích hẹp.
Các đô thị ở nước ta tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, vì các đồng bằng có đủ điều kiện để phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng tốt, dân cư đông, có nguồn lao động dồi dào.
Hoạt động 3
GV: Sử dụng bảng 3.1, dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta thời kì 1985 – 2003
-Dựa vào bảng 3.1, hãy nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta?
HS: Số dân thành thị tăng nhanh qua các thời kì từ năm 1985 – 2003.
GV: Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra như thế nào?
HS: Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh với qui mô rộng lớn.
GV: Hãy lấy ví dụ minh họa về việc mở rộng qui mô các thành phố ở nước ta?
HS: Thành phố Hồ Chí Minh đang mở rộng về phía bắc, tây bắc, tây nam.
Thành phố Hà Nội đang mở rộng từ chỉ trên 900 Km2 lên hơn 3000 Km2
I/ Mật độ dân số và phân bố dân cư
-Cùng với sự tăng dân số, mật độ dân số nước ta ngày một tăng, năm 2003 mật độ dân số là 246 người / Km2
-Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. Miền núi dân cư thưa thớt.
-Phần lớn dân cư nước ta sinh sống ở nông thôn (74%) thành thị (26%) (2003).
II/ Các loại hình quần cư
1/ Quần cư nông thôn
-Ở nông thôn người dân sống tập trung thành các điểm dân cư với qui mô dân số khác nhau.
-Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
2/ Quần cư thành thị
-Các đô thị nhất là các đô thị lớn của nước ta có mật độ dân số rất cao.
-Các thành phố là những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật lớn.
III/ Đô thị hóa
-Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao, tuy nhiên trình độ đô thị hóa còn thấp.
4.4/ Củng cố – Luyện tập
-Năm 2003 mật độ dân số của nước ta là?
a/ 240 người / Km2 b/ 245 người / Km2
c/ 246 người / Km2 d/ 247 người / Km2
(Câu c)
-Dựa vào lược đồ, hãy cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc chủ yếu ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào?
(Dân cư tập trung đông đúc chủ yếu ở các đồng bằng, ven biển và các đô thị, thưa thớt ở miền núi, cao nguyên)
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Về nhà kết hợp SGK các em học lại bài, qua thực tế tìm hiểu xem nơi em đang sinh sống thuộc loại quần cư gì? Sau đó làm bài tập trong tập bản đồ địa lí. Xem và chuẩn bị bài 4 “Lao động và việc làm, chất lượng cuộc sống” ở bài này các em lưu ý các nội dung trọng tâm sau:
-Về nguồn lao động: qua lược đồ 4.1 SGK nhận xét cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn, giải thích. Nhận xét chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta, giải pháp nâng cao chất lượng lao động ở nước ta.
-Về chất lượng cuộc sống: qua thực tế cuộc sống, hãy tìm ra những thành tựu trong quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống trong cộng đồng và gia đình em.
5/ Rút kinh nghiệm
*Nội dung:
-Ưu điểm: ..
.
-Khuyết điểm: .
.
*Phương pháp:
-Ưu điểm: ..
.
..
-Khuyết điểm: .
.
Tiết: ..
Ngày dạy: /../ 200.
Bài 4 LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM.
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
1/ Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần
a/ Kiến thức
-Hiểu và trình bài được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.
-Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân ta.
b/ Kỹ năng
Biết nhận xét các biểu đồ.
c/ Thái độ
-Hướng các em có đuợc định hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai.
2/ Chuẩn bị
a/ Giáo viên:
-Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị nông thôn và theo đào tạo năm 2003.
-Biểu đồ cơ cấu sử dụng lao động theo ngành năm 1999 và 2003 (%).
b/ Học sinh:
-SGK – Tập bản đồ
3/ Phương pháp dạy học
-Phương pháp trực quan so sánh.
-Phương pháp thảo luận nhóm.
4/ Tiến trình tiết dạy
4.1/ Ổn định – Tổ chức
*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo.
4.2/ Kiểm tra bài cũ
- Năm 2003 mật độ dân số của nước ta là? (3 điểm)
a/ 240 người / Km2 b/ 245 người / Km2
c/ 246 người / Km2 d/ 247 người / Km2
(Câu c)
-Kể tên một số loại hình quần cư nông thôn trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam? (7 điểm)
( +Làng. Aáp (người Kinh)
+Bản (người Tày, Thái, Mường)
+Buôn, Plây (các dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên)
+Phum, sóc (người Khơ me))
4.3/ Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Nước ta có lực lượng lao động dồi dào, trong thời gian qua nước ta đã có nhiều cố gắng giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Hoạt động 1
GV: Yêu cầu học sinh đọc to phần kênh chữ ở mục 1 trong SGK, sau đó sử dụng biểu đồ H4.1, Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo, năm 2003 (%). Tiếp theo giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận
-Nhóm 1,2, thảo luận: nhận xét cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn? Giải thích?
-Nhóm 3,4, thảo luận: Nhận xét chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta? Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cần có giải pháp gì?
(Thời gian thảo luận 4 phút)
Sau 4 phút thảo luận giáo viên yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày, giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét bổ sung, sau đó giáo viên nhận xét, hoàn chỉnh.
-Nguyễn nhân cơ cấu lực lượng lao động ở nông thôn chiếm tỉ lệ cao gì từ trước đến nay nền kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính, nên phần lớn dân số nước ta sinh sống ở nông thôn.
-Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta là: mở rộng nhiều loại hình đào tạo nghề, dạy nghề, hướng nghiệp
GV: Sử dụng biểu đồ H4.2, biểu đồ cơ cấu sử dụng lao động theo ngành năm 1999 và 2003 (%)
-Qua biểu đồ, nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta?
HS: -Nông – lâm – ngư nghiệp giảm từ 71,5% (1989) xuống 59,6% (2003).
-Công nghiệp – xây dựng tăng từ 11,2% (1989) lên 16,4% (2003).
-Dịch vụ tăng từ 17,3% (1989) lên 24% (2003).
Hoạt động 2
GV: Yêu cầu học sinh đọc to phần kênh chữ ở mục II trong SGK.
-Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần có những giải pháp nào?
HS: -Phân bố lại lao động ở các vùng hợp lí
-Đa dạng hoá hoạt động kinh tế ở nông thôn
-Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.
-Đào tạo dạy nghề, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm.
Hoạt động 3
GV: Bằng những thực tế trong cuộc sống và của gia đình, em hãy cho biết những tính hiệu quan trọng thể hiện chất lượng cuộc sống của nhân dân ta được cải thiện và nâng cao trong thời gian qua?
HS: -Thu nhập tăng.
-Tuổi thọ tăng, nam tuổi thọ trung bình là 67,4 tuổi và nữ là 74 tuổi (1999).
-Tỉ lệ người lớn biết chữ chiếm 90,3% (1999). Trẻ em suy dinh dưỡng giảm, nhiều dịch bệnh bị đẩy lùi.
Giáo viên: Với những thành tựu đạt được như trên, tuy nhiên xét ở gốc độ về kinh tế thì chất lượng cuộc sống của nhân dân ta chưa cao, do môi trường còn nhiều hạn chế nhất là sự ô nhiễm trong thời gian gần đây do sự phát triển kinh tế nhanh nhằm đáp ứng yêu cầu cuộc sống.
I/ Nguồn lao động và sử dụng lao động
1/ Nguồn lao động
-Nguồn lao động của nước ta dồi dào và tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động.
-Lực lượng lao động nông thôn chiếm 75,8%, thành thị chiếm 24,2% (2003).
-Lao động qua
File đính kèm:
- GIAOANDIA9HKI.doc