BÀI 31: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
-Hiểu được Đông Nam Bộ là vùng phát triển kinh tế rất năng động. Đó là kết quả khai thác tổng hợp lợi thế vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển, cũng như những đặc điểm dân cư và xã hội.
-Nắm vững phương pháp kết hợp kênh chữ và kênh hình để giải thích một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng, đặc biệt là trình độ đô thị hoá và một số chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội cao nhất trong cả nước.
-Đọc bảng số liệu, lược đồ để khai thác kiến thức, liên kết các kênh kiến thức theo câu hỏi trong bài.
II. Thiết bị dạy học:
-Bản đồ tự nhiên Đông Nam Bộ.
-Tranh ảnh về tự nhiên, dân cư, xã hội vùng Đông Nam Bộ.
47 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9 kì 2 - Trường THCS Hùng Vương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 /Tiết 35 Ngày soạn: 07/1/2009
BÀI 31: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
-Hiểu được Đông Nam Bộ là vùng phát triển kinh tế rất năng động. Đó là kết quả khai thác tổng hợp lợi thế vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển, cũng như những đặc điểm dân cư và xã hội.
-Nắm vững phương pháp kết hợp kênh chữ và kênh hình để giải thích một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng, đặc biệt là trình độ đô thị hoá và một số chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội cao nhất trong cả nước.
-Đọc bảng số liệu, lược đồ để khai thác kiến thức, liên kết các kênh kiến thức theo câu hỏi trong bài.
II. Thiết bị dạy học:
-Bản đồ tự nhiên Đông Nam Bộ.
-Tranh ảnh về tự nhiên, dân cư, xã hội vùng Đông Nam Bộ.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
1Ổn định tổ chức:(1/)
2. Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài và cho HS tự tìm hiểu về hành chính, diện tích và dân số của vùng.
3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
Cho HS quan sát hình 31.1 và bản đồ.
H: Xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ ?
HS xác định, trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2:
Cho HS đọc bảng 31.1 SGK.
H: Nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ ? Vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức theo bảng sau:
6/
18/
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.
- Phía bắc và tây giáp với Campuchia; đông bắc giáp Tây Nguyên; đông giáp duyên hải Nam Trung Bộ; nam giáp Biển Đông, tây nam giáp đồng bằng sông Cửu Long.
- Có ý nghĩa lớn cho phát triển kinh tế, giao lưu trong và ngoài nước.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Điều kiện tự nhiên
Thế mạnh kinh tế
Vùng đất liền
Địa hình thoải, đất ba dan, đất xám. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thuỷ tốt.
Mặt bằng xây dựng tốt. Các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.
Vùng biển
Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiền năng dầu khí.
Khai thác dầu khí ở thềm lục địa. đánh bắt hải sản. giao thông, dịch vụ, du lịch biển.
Cho HS xác định trên bản đồ và hình 31.1 các vùng đất ba dan, xám, các mỏ dầu, mỏ khí, các vườn quốc gia
H: Xác định các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé ?
HS xác định. GV giới thiệu về tầm quan trọng củahệ thống sông Đồng Nai.
H: Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ ?
HS trả lời, bổ xung. GV giảng về những khó khăn của Đông Nam Bộ và chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 3:
H: Đông Nam Bộ có dân cư như thế nào ?
HS trả lời, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác.
Cho HS đọc bảng 31.2 SGK.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm với nội dung: “Nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở vùng Đông Nam Bộ so với cả nước ?”
Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn xác kiến thức.
H: Tìm một số địa điểm văn hoá lịch sử ở Đông Nam Bộ ?
HS trả lời, bổ xung. GV chuẩn xác.
GV giáo dục HS tinh thần yêu quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc thông qua giới thiệu về các địa điểm văn hoá lịch sử trên.
GV giảng qua về ảnh hưởng của dân số tới vấn đề ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn của Đông Nam Bộ và tổng kết bài học.
14/
- Lưu vực sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ.
- Bên cạnh đó còn có những khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng ít, chất thải sản xuất và sinh hoạt gây ảnh hưởng không nhỏ cho Đông Nam Bộ. Vì vậy cần bảo vệ môi trường đất liền và biển.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội.
- Là vùng đông dân, có lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Có sức hút mạnh với lao động cả nước.
- Người dân năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế – xã hội.
- Có mật độ dân số cao, tỉ lệ gia tăng tự nhiên và thất nghiệp tương đối thấp so với cả nước.
- Tỉ lệ người lớn biết chữ, thu nhập bình quân, tuổi thọ trung bình và tỉ lệ dân thành thị khá cao.
Þ Là vùng có mức độ phát triển cao so với cả nước.
- Có nhiều di tích lịch sử, văn hoá: Bến cảng Nhà Rồng, địa đạo Củ Chi, Nhà tù Côn Đảocó ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
4. Củng cố:(4/) Cho HS xác định vị trí địa lí, nêu các đặc điểm về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dân cư, xã hội của vùng Đông Nam Bộ.
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
5. Dặn dò:(1/) Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập cuối bài.
Chuẩn bị trước bài 32.
____________________________________________________
Tuần 21 /Tiết 36 Ngày soạn: 12/01/2009
BÀI 32: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
Hiểu được Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong GDP. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. Bên cạnh những thuận lợi, các ngành này cũng có những khó khăn, hạn chế nhất định.
Hiểu một số khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp tiên tiến như khu công nghệ cao, khu chế xuất.
Về kĩ năng, cần kết hợp tốt kênh hình và kênh chữ để phân tích, nhận xét một số vấn đề quan trọng của vùng.
Phân tích, so sánh các số liệu, dữ liệu trong các bảng, trong lược đồ theo câu hỏi trong bài học.
II. Thiết bị dạy học:
Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ.
Tranh ảnh về hoạt động sản xuất ở vùng Đông Nam Bộ.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
1Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
2. Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài.
3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
Cho HS đọc mục 1 phần IV SGK.
H: Cho biết tình hình công nghiệp của vùng trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng ?
HS trả lời, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức.
H: Hện nay, công nghiệp–xây dựng của Đông Nam Bộ như thế nào ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác.
Cho HS quan sát hình 32.1 SGK.
Yêu cầu HS đọc bảng 32.1 SGK.
H: Nhận xét tỉ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và của cả nước ?
HS trả lời, bổ xung. GV chuẩn xác: lớn hơn tỉ trọng của cả nước trên 1,5 lần.
Cho HS quan sát hình 32.2 SGK.
H: Nhận xét về sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ ?
HS trả lời, nhận xét trên bản đồ. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức.
H: Xác định trên bản đồ một số ngành công nghiệp và sự phân bố của chúng ?
HS xác định, bổ xung. GV tổng hợp và xác định lại.
H: Phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ gặp những khó khăn gì ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2:
Cho HS đọc mục 2 phần IV và bảng 32.2 SGK
H: Nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ ? Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác.
GV giới thiệu vì sao cây cao su lại được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ: lợi thế về đất, khí hậu nóng quanh năm, địa hình đồi lượn sóng, chế độ gió ôn hoàphù hợp với cây cao su. Được trồng sớm, người dân có kinh nghiệm và kĩ thuật, có nhiều cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ
H: Ngoài cây công nghiệp lâu năm, vùng còn phát triển những loại cây trồng gì ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
Cho HS xác định vị trí hồ Dầu Tiếng, hồ thuỷ điện Trị An trên bản đồ và hình 32.2.
H: Nêu vai trò của 2 hồ chứa nước này đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ ?
HS trả lời, nhận xét. GV giới thiệu qua 2 hồ này và chuẩn xác: Dầu Tiếng rộng 270 km2, chứa 1,5 tỉ m3 nước, đảm bảo tưới tiêu cho hơn 170 nghìn ha đất của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (Tp HCM). Hồ Trị An, điều tiết nước cho nhà máy thuỷ điện Trị An (400 MW) và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, các khu công nghiệp và đô thị tỉnh Đồng Nai.
GV giới thiệu về việc phát triển, bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước, giữ gìn sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển vùng Đông Nam Bộ.
GV tổng kết bài học.
20/
15/
IV. Tình hình phát triển kinh tế.
1. Công nghiệp.
- Trước khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, công nghiệp của vùng phụ thuộc nước ngoài, chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
- Hiện nay, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh, tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
- Cơ cấu sản xuất công nghiệp cân đối.
- Công nghiệp hiện đại hình thành và phát triển như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
- Công nghiệp tập trung chủ yếu ở Tp Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. Tp Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
Bà Rịa – Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
- Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường suy giảm
2. Nông nghiệp.
- Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước. Năm 2002:
Cây công nghiệp
Diện tích
(nghìn ha)
Địa bàn
phân bố chủ yếu
Cao su
281,3
Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai
Cà phê
53,6
Đồng Nai, Bình Phước Bà Rịa-Vũng Tàu
Hồ tiêu
27,8
Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai
Điều
158,2
Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương
- Cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả cũng là thế mạnh của vùng.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng chăn nuôi công nghiệp
- Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ và đánh bắt thuỷ sản đem lại nguồn lợi lớn
- Thuỷ lợi được quan tâm xây dựng.
Þ Cần bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước, giữ gìn sự đa dạng sinh họcđể phát triển bền vững.
4. Củng cố:(4/) Cho HS nêu tình hình phát triển công nghiệp và nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
5. Dặn dò:(1/) Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập cuối bài.
Chuẩn bị trước bài 33.
Tuần 22/Tiết 37 Ngày soạn: 4/02/2009
BÀI 33: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
-Hiểu dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh và đa dạng, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế – xã hội, góp phần thúc đẩy sản xuất và giải quyết việc làm. Tp Hồ Chí Minh và các thành phố Biên Hoà, Vũng Tàu cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía nam có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ và cả nước.
-Hiểu khái niệm vùng kinh tế trọng điểm qua thực tế vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
-Về kĩ năng, cần kết hợp tốt kênh hình và kênh chữ để phân tích, giải thích một số vấn đề bức xúc ở vùng Đông Nam Bộ.
-Khai thác thông tin trong bảng và lược đồ theo các câu hỏi trong bài học.
II. Thiết bị dạy học:
-Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ. Tranh ảnh về Đông Nam Bộ.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
2. Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài.
3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
Cho HS đọc mục 3 phần IV SGK.
GV giới thiệu qua về sự đa dạng trong hoạt động dịch vụ của Đông Nam Bộ.
Cho HS đọc bảng 33.1 SGK.
H: Nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước ?
HS trả lời, bổ xung. GV tổng hợp, chuẩn xác.
H: Dựa vào hình 14.1 trang 52 SGK, cho biết từ Tp Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào ?
HS trả lời, bổ xung. GV chuẩn xác: đường bộ, sắt, hàng không, biển.
Cho HS quan sát hình 33.1 SGK.
H: Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài ?
HS trả lời, bổ xung. GV chuẩn xác.
GV giới thiệu về hoạt động xuất nhập khẩu của Đông Nam Bộ theo SGK và tổng hợp kiến thức cơ bản.
H: Hoạt động xuất khẩu của Tp Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì ?
HS trả lời. GV chuẩn xác: giao thông, vị trí
H: Hoạt động du lịch của vùng phát triển như thế nào ?
HS trả lời, bổ xung. GV chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2:
H: Cho biết các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Nam Bộ ?
HS trả lời. GV chuẩn xác kiến thức.
Cho HS xác định 3 thành phố trên bản đồ.
Cho HS đọc phần đóng khung về vùng kinh tế trọng điểm phía nam và bảng 33.2.
H: Nhận xét về vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía nam đối với cả nước ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn xác kiến thức.
Cho HS xác định các tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam và hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu về hành chính, diện tích, dân số của vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
25/
10/
IV. Tình hình phát triển kinh tế.
3. Dịch vụ.
Rất đa dạng, bao gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông
- Năm 2002, tỉ trọng tổng mức bán lẻ chiếm 33,1%; hành khách vận chuyển chiếm 30,3%; hàng hoá vận chuyển chiếm 15,9% của cả nước.
- Tp Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của vùng và cả nước.
- Là vùng có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài, chiếm 50,1% vốn đầu tư nước ngoài của toàn quốc (2003)
- Dẫn đầu cả nước về hoạt động xuất nhập khẩu với các mặt hàng chủ lực: dầu thô, thực phẩm chế biến, may mặc, giày dép, đồ gỗNhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp. Trong đó dẫn đầu là thành phố Hồ Chí Minh.
- Du lịch phát triển với trung tâm lớn nhất cả nước – Tp Hồ Chí Minh.
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
- Tp Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu là 3 trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng, tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía nam có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế vùng và cả nước.
4. Củng cố:(4/) Cho HS nêu tình hình phát triển dịch vụ, các trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
5. Dặn dò:(1/) Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập cuối bài. Chuẩn bị bài 34.
Tuần 26 /Tiết 38 Ngày soạn: 1/03/2009
BÀI 34: THỰC HÀNH:
PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
-Củng cố kiến thức đã học về những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của vùng, làm phong phú hơn khái niệm về vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
-Rèn luyện kĩ năng xử lí, phân tích số liệu thống kê các ngành công nghiệp trọng điểm.
-Có kĩ năng lựa chọn loại biểu đồ thích hợp, tổng hợp kiến thức theo câu hỏi hướng dẫn.
-Hoàn thiện phương pháp kết hợp kênh hình với kênh chữ và liên hệ với thực tiễn.
II. Thiết bị dạy học:
-Bản đồ tự nhiên, kinh tế Việt Nam. Dụng cụ học tập, giấy A4.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
1Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
2. Giới thiệu:(1/) GV nêu mục tiêu của bài thực hành.
3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
Cho HS đọc bảng số liệu 34.1 SGK.
GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện tỉ trọng của một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước, năm 2001. lưu ý HS cả nước bằng 100%.
HS vẽ biểu đồ lên khổ giấy A4. GV quan sát và hướng dẫn.
GV đánh giá kết quả làm việc của HS và cho điểm một số biểu đồ vẽ chính xác, đẹp. Chỉnh sửa các biểu đồ chưa chính xác, chưa có tính thẩm mĩ. GV chuẩn xác theo biểu đồ ở trang sau.
Hoạt động 2:
Cho HS dựa vào biểu đồ đã vẽ và các bài 31, 32, 33.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi trong bài tập thực hành 2.
HS thảo luận. GV quan sát và hướng dẫn.
Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn xác kiến thức.
GV tổng kết bài thực hành.
22/
14/
Bài tập 1.
Bài tập 2.
- Ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng: khai thác nhiên liệu, điện sản xuất, hoá chất.
- Ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động: dệt may, chế biến lương thực thực phẩm.
- Ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí – điện tử, hoá chất.
- Vai trò của vùng trong phát triển công nghiệp cả nước: thúc đẩy công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại hoá, đem lại giá trị cao
Biểu đồ tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở
Đông Nam Bộ so với cả nước, năm 2001 (cả nước = 100%)
4. Củng cố:(3/) Cho HS nêu nội dung bài thực hành.
Nêu cách vẽ biểu đồ thanh ngang.
5. Dặn dò:(1/) Học bài, chuẩn bị trước bài 35.
Tuần 24/Tiết 39 Ngày soạn: 16/02/2009
BÀI 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
-Hiểu được đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực – thực phẩm lớn nhất cả nước. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên đất, khí hậu, nước phong phú, đa dạng; người dân cần cù, năng động, thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá, kinh tế thị trường. Đó là điều kiện quan trọng để xây dựng đồng bằng sông Cửu Long thành vùng kinh tế động lực.
-Làm quen với khái niệm chủ động chung sống với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long.
-Vận dụng thành thạo phương pháp kết hợp kênh hình với kênh chữ để giải thích một số vấn đề bức xúc ở đồng bằng sông Cửu Long.
II. Thiết bị dạy học:
-Bản đồ tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long.
-Tranh ảnh về tự nhiên, dân cư, xã hội của đồng bằng sông Cửu Long.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
1Ổn định tổ chức:(1/)
2. Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài và cho HS tự tìm hiểu về hành chính, diện tích và dân số của vùng.
3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
Cho HS quan sát hình 35.1 SGK và bản đồ.
H: Xác định vị trí và giới hạn lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long ?
HS xác định, nhận xét, bổ xung trên bản đồ.
GV xác định và chuẩn xác.
H: Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng ?
HS trả lời, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác.
Hoạt động 2:
Cho HS đọc phần II SGK và quan sát hình 35.1.
GV giới thiệu vùng đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận của châu thổ sông Mê Công.
H: Cho biết các loại đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long và sự phân bố của chúng ?
HS trả lời, xác định trên bản đồ. GV chuẩn xác kiến thức.
H: Dựa vào kiến thức đã học và hình 35.1, cho biết vùng có những điều kiện tự nhiên nào để phát triển nông nghiệp ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn xác kiến thức.
H: Dựa vào hình 35.2, nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực thực phẩm ?
HS trả lời, bổ xung. GV tổng hợp, chuẩn xác kiến thức theo bảng 35.2 và cho HS kẻ sơ đồ hình 35.2 vào vở.
H: Nêu một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long ?
HS trả lời, bổ xung. GV chuẩn xác.
H: Nêu những giải pháp để khắc phục những khó khăn trên của vùng ?
HS trả lời, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác.
GV giới thiệu một số lợi ích do lũ mạng lại: phù sa màu mỡ, thuỷ sản phong phú
Hoạt động 3:
H: Cho biết số dân, đặc điểm dân tộc của vùng đồng bằng sông Cửu Long ?
HS trả lời. GV chuẩn xác kiến thức.
Cho HS đọc bảng 35.2 SGK.
H: Nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác.
GV tổng kết bài học.
6/
18/
14/
I. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ.
- Là vùng đất cực nam của Tổ quốc.
- Phía bắc giáp Campuchia; đông bắc giáp vùng Đông Nam Bộ; đông, nam giáp Biển Đông; tây giáp vịnh Thái Lan.
Þ Lợi thế giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng trong nước, với Tiểu vùng sông Mê Công và các nước trong khu vực. Là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền và kinh tế biển
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công.
- Có diện tích rộng, địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, sự đa dạng sinh học có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
- Điều kiện tài nguyên thiên nhiên: (hình 35.2 SGK).
- Thiên nhiên gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư: lũ, sạt lở đất, bão, đất phèn, thiếu nước ngọt trong mùa khô
- Giải pháp: cải tạo đất phèn, đất mặn, cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô, chủ động sống chung với lũ, khai thác lợi thế kinh tế do lũ mạng lại
III. Đặc điểm dân cư, xã hội.
- Năm 2002, vùng có 16,7 triệu người, là vùng đông dân thứ 2 trong cả nước.
- Dân cư chủ yếu là dân tộc Kinh, Khơ me, Chăm, Hoa
- Là vùng có mật độ dân số cao thứ 3 sau đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
- Tỉ lệ hộ nghèo, gia tăng tự nhiên tương đối thấp.
- Thu nhập bình quân đầu người khá cao
- Tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình và tỉ lệ dân thành thị thấp hơn trung bình cả nước.
- Là vùng nông nghiệp trù phú, người dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
4. Củng cố:(4/) Cho HS xác định vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nêu đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dân cư, xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
5. Dặn dò:(1/) Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập cuối bài.
Chuẩn bị bài 36.
Tuần 25/Tiết 40 Ngày soạn: 20/02/2006
BÀI 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG(tiếp theo)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
-Hiểu đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu cả nước. Công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển. Các thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng.
-Phân tích dữ liệu trong sơ đồ kết hợp với lược đồ để khai thác kiến thức theo câu hỏi.
-Biết kết hợp kênh hình với kênh chữ và liên hệ thực tế để phân tích, giải thích một số vấn đề bức xúc ở đồng bằng sông Cửu Long.
II. Thiết bị dạy học:
-Bản đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long.
-Tranh ảnh về hoạt động kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long.
III. Tiến trình t
File đính kèm:
- Giao an Dia Ly 9 Ki II.doc