Giáo án Địa lý 9 Tiết 10 - Bài 10: Thực hành vẽ, phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu, diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng của gia súc, gia cầm

Tiết 10 - Bài 10 : THỰC HÀNH VẼ, PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ

VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU, DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA GIA SÚC, GIA CẦM

Những kiến thức liên quan đến bài học Những kiến thức mới học sinh cần nắm được

- Cách vẽ biểu đồ cơ cấu. - Xử lý bảng số liệu theo yêu cầu của biểu đồ

- Vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng

- Đọc biểu đồ, rút ra nhận xét và giải thích.

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh.

 - Nắm được sự thay đổi cở cấu và phát triển của ngành nông nghiệp

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kỹ năng xử lý bảng số liệu theo yêu cầu riêng của biểu đồ

 - Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng

 - Rèn kỹ năng đọc biểu đồ, rút ra nhận xét và giải thích.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 Tiết 10 - Bài 10: Thực hành vẽ, phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu, diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng của gia súc, gia cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9A: 9B: 9C: Tiết 10 - Bài 10 : thực hành vẽ, phân tích biểu đồ Về sự thay đổi cơ cấu, diện tích gieo trồng phân theo Các loại cây, sự tăng trưởng của gia súc, gia cầm Những kiến thức liên quan đến bài học Những kiến thức mới học sinh cần nắm được - Cách vẽ biểu đồ cơ cấu. - Xử lý bảng số liệu theo yêu cầu của biểu đồ - Vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng - Đọc biểu đồ, rút ra nhận xét và giải thích. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh. - Nắm được sự thay đổi cở cấu và phát triển của ngành nông nghiệp 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng xử lý bảng số liệu theo yêu cầu riêng của biểu đồ - Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng - Rèn kỹ năng đọc biểu đồ, rút ra nhận xét và giải thích. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập bộ môn. - Nâng cao ý thức giúp đỡ gia đình trong sinh hoạt hàng ngày. Chuẩn bị. 1. Phương tiện dạy học. a. Giáo viên: - Compa, thước kẻ, thước đo độ, máy tính, bút màu. b. Học sinh: - Compa, thước kẻ, thước đo độ, máy tính, bút màu. 2. Phương pháp dạy học. - So sánh. Sử dụng số liệu thống kê. Vẽ biểu đồ. Các hoạt động dạy - học. 1. Kiểm tra bài cũ(5’) ?. Xác định trên bản đồ “Tự nhiên VN” các vùng phân bố rừng chủ yếu và các tỉnh trọng điểm nghề cá. ?. Trình bày sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản nước ta hiện nay. HS : Lên trả lời. GV: Nhận xét - Cho điểm. 2. Bài mới (1’) a. Giới thiệu bài: - Nêu nhiệm vụ và yêu cầu của bài thực hành. b. Tiến trình dạy học. 1 : Bài tập 1 ( 25') HĐ1: GV: Hướng dẫn học sinh cách xử lí số liệu và cách vẽ biểu đồ. a. Nêu quy trìnhLập bảng số liệu đã xử lý, chú ý tròn số sao cho tổng các thành phần đúng 100%, 1% ứng với 3,60 (góc ở tâm) + Tổng số 100% + Thành phần chia cho tổng số, lùi dấu thập phân hai số Vẽ biểu đồ theo quy tắc: vẽ từ tia 12h, vẽ thuận chiều kim đồng hồ Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần trong cơ cấu Ghi trị số % vào các hình quạt tương ứng Vẽ đến đâu kẻ vạch đến đó (để trắng, tô đen, kẻ vạch, dấu chấm, dấu cộng, dấu tròn to nhỏ, lượn sóng, ô vuông chéo) Thiết lập bảng chú giải theo thứ tự + ghi tên biểu đồ, tỉ lệ b. Tính toán HS tính và điền lên bảng theo mẫu (tiếp sức) Loại cây Cơ cấu diện tích gieo trồng (%) Góc ở tâm trên biểu đồ (độ) 1990 2002 1990 2002 Tổng số 100,0 100,0 360 360 Lương thực 71,6 64,8 258 233 Công nghiệp 13,3 18,2 48 66 Cây khác 15,1 16,9 54 61 HĐ2: Học sinh vẽ biểu đồ. * Vẽ biểu đồ 1990: biểu đồ có bán kính 2 cm 2002: biểu đồ có bán kính 2,4 cm. HĐ3: GV hướng dẫn học sinh nêu nhận xét và giải thích biểu đồ. - Trả lời câu hỏi được đặt ra: - Như thế nào?( Hiện trạng, xu hướng biến đổi của hiện tượng, diễn biến quá trình) - Tại sao? ( Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trên.). -ý nghĩa của sự biến đổi ? HĐ4: HS thảo luận theo nhóm nhỏ. - Nêu nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và sự thay đổi các nhóm cây. Nhận xét - Cây lương thực: diện tích tăng thêm 1845,7 nghìn ha nhưng tỉ trọng giảm từ 71,6% -> 64,8% Cây công nghiệp: 2. Bài tập 2( 10'). HĐ1: Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ đường. - Trục tung ( trị số %) Vạch trị số lớn hơn 182,6%. Gốc toạ độ lây trị số 0( cũng có thể láy trị số phù hợp < 100%) - Trục hoành ghi rõ năm. Gốc toạ độ trùng với năm gốc ( 1990) Chú ý khoảng cách các năm. - Đồ thị có thể được biểu diễn bằng các mầu khác nhau. - Có bảng chú giải. HĐ2: Học sinh vẽ biểu đồ đường và nêu nhận xét. ( Nếu không còn thời gian thì học sinh về nhà hoàn thiện) 3. Củng cố( 3') - GV hệ thống lại kiến thức bài giảng. Chốt lại cách vẽ, cách nhận biết và nhận xét các loại biểu đồ thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế. - GV chấm một số bài của học sinh ( nếu còn thời gian), sau đó rút ra vấn đề còn tồn tại. - Yêu cầu HS tìm nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà.(1') - HS hoàn thiện nốt những phần còn chưa làm xong của bài thực hành - Nên thường xuyên theo dõi thời sự VTV, báo chí và ghi lại các thông tin có liên quan đến môn học. - Chuẩn bị bài: Các nhân tốc ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. đọc và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. ------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao an(6).doc
Giáo án liên quan