Giáo án Địa lý 9 tiết 31 đến 35

Bài 29 : VÙNG TÂY NGUYÊN ( TIẾP THEO)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau bài học giỳp học sinh

 - Tây Nguyên phát triển khá toàn diện về kinh tế, nhờ thành tựu của công cuộc đổi mới. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông lâm nghiệp có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá. Tỉ trọng công nghiệp hoá và dịch vụ tăng dần.

 - Nắm vững được vai trò trung tâm của một số thành phố như : Plâycu, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.

2. Kỹ năng:

 - Rèn kĩ năng đọc biểu đồ, lựơc đồ để khai thác thông tin theo câu hỏi, kết hợp kênh chữ và kênh hình để nhận xét, giải thích

 

doc13 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 tiết 31 đến 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 31 Ngày soạn: ..../..../2007 Bài 29 : vùng tây nguyên ( tiếp theo) A. MỤC TIấU: 1. Kiến thức: Sau bài học giỳp học sinh - Tây Nguyên phát triển khá toàn diện về kinh tế, nhờ thành tựu của công cuộc đổi mới. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông lâm nghiệp có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá. Tỉ trọng công nghiệp hoá và dịch vụ tăng dần. - Nắm vững được vai trò trung tâm của một số thành phố như : Plâycu, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng đọc biểu đồ, lựơc đồ để khai thác thông tin theo câu hỏi, kết hợp kênh chữ và kênh hình để nhận xét, giải thích 3. Thỏi độ: - yêu thiên nhiên đất nước, bảo vệ tài nguyên rừng. B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ - Giỏo viờn: - Lược đồ kinh tế vùng Tây Nguyên. - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà D. TIẾN TRèNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số II. Kiểm tra bài cũ: Cho biết những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong xây dựng kinh tế- xã hội ở Tây Nguyên ? III.Nội dung bài mới: Đặt vấn đề: - Nhờ thanh tựu đổi mới mà Tây Nguyên phát triển khá toàn diện cư cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoỏ . Nụng nghiệp, lõm nghiệp chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoỏ. Tỉ trọng cụng nghiệp và dịch vụ tăng dần. 2. Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY + TRề NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: GV: Dựa vào H29.2 hãy nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước? Vì sao cà phê được trrồng nhiều nhất ở vùng này? HS: Khớ hậu, đất ba dan, kinh tế mở thị trường, xuất nhập khẩu cà phê lớn... GV: Ngoài cây cà phê, Tây Nguyên còn trồng các cây côgn nghiệo nào? HS: Chè, cao su, điều... GV: Sự phát triển, mở rộng diện tích trồng cây cà phê có ảnh hưởng gì tới tài nguyên rừng, tài nguyên nước? HS: Diện tích rừng bị thu hẹp, giảm mực nước ngầm...Nâng cao chất lượng giống, tăng cường công nghệ chế biến, hạn chế phá rừng GV: Dựa vào bảng 29.1 hãy nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên? HS: Tổng giá trị SX còn nhỏ. Tốc độ gia tăng từng tỉnh và cả vùng lớn) GV: Tại sao SX nông nghiệp ở hai tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng có giá trị cao nhất trong vùng? HS: Đắc Lắc diện tích ba dan rộng, SX cà phê quy mô lớn, xuất khẩu nhiều. Lâm Đồng có địa hình cao, khí hậu vùng núi, thế mạnh SX chè, rau quả ôn đới theo quy mô lớn. Hai tỉnh phát triển du lịch. GV: Dựa vào H29.2 cho biết hiện trạng rừng ở Tây Nguyên ? Độ che phủ rừng Tây Nguyên ? - Nhắc lại ý nghĩa bảo vệ rừng đầu nguồn ở Tây Nguyên ? HS: Độ che phủ rừng cao hơn trung bình cả nước. GV: kết luận. GV: Thực tế SX nông nghiệp ở Tây Nguyên hặp phải những khó khăn lớn nào: HS: Thiếu nước, biến động giá nông sản... GV: Dựa vào H29.2 tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước( lấy 1995 = 100%) Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên ? HS: Tỉ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế. GV: Xác định trên H29.2 vị trí nhà máy thuỷ điện Ialy trên sông Xê Xan. Nêu ý nghĩa sự phát triển thuỷ điện Tây Nguyên ? HS: Khai thác thế mạnh thuỷ năng, phục vụ SX chế biến sản phẩm cây công nghiệp, lương thực và sinh hoạt. Thúc đẩy việc bảo vệ và phát triển rừng. GV: Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên ? HS: Cà phê ,Việt Nam là một trong các nước xuất khẩu cà phê nhiều nhât, hương vị nổi tiếng thế giới. GV: Ngoài cà phê Tây Nguyên còn có nông sản nào nổi tiếng? HS: Hoa, rau Đà Lạt GV: Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh về du lịch? HS: Thành phố hoa Đà Lạt...Voi chở khách - bản Đôn...) GV: Hãy cho biết phương hướng phát triển KT của Đảng và nhà nước trong đầu tư phát triển ở Tây Nguyên ? HS: Phát triển, nâng cấp mạng lưới giao thông xây dựng thuỷ điện, khai thác bô xít. Hoạt động 2: GV: Dựa vào các 29.2, 14.1 hãy xác định: Vị trí các thành phố - Trung tâm kinh tế. - Những quốc lộ nối các thành pjố với thành phố Hồ Chí Minh các cảng biển của vùng Duyên hải NTB. HS: + Đường 24, 19, 25, 26 nối 3 thành phố với các cảng biển DHNTB. + Đường 20 nối Đà Lạt -Thành phố Hồ Chí Minh. + Đường Hồ Chí Minh và đường 13 nối Buôn Ma Thuột với thành phố Hồ Chí Minh) GV: Cho biết sự khác nhau về chức năng của ba trung tâm kinh tế vùng? IV. Tình hình phát triển kinh tế: 1. Nông nghiệp: - Diện tích và sản lượng cà phê nước ta tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên . - Sản xuất nông nghiệp ở hai tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng có giá trị cao nhất vùng. - Lâm nghiệp phát triểm mạnh. kết hợp khia thác với trồng và giao khoán bảo vệ rừng. - Độ che phủ rừng cao hơn trung bình cả nước. Kết luận: Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế. 2. Công nghiệp: - Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu kihn tế. Sản xuất công nghiệp đang có chuyển biến, tốc độ tăng trưởng cao. - Các ngành: Thuỷ điện, khai thác và chế biến gỗ, chế biến cà phê xuất nhập khẩu phát triển. 3.Dịch vụ: - Tây Nguyên là vùng xuất khẩu nông sản lớn thứ hai, cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. - Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá có điều kiện phát triểm mạnh. - Đà Lạt là thành phố du lịch nổi tiếng. V. Các trung tâm kinh tế: - Các thành phố: Plâycu, Buôn MaThuột, Đà Lạt là ba trung tâm kinh tế ở Tây Nguyên. IV. Củng cố: Câu 1:Tây nguyêncó những điều kiên thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông nghiệp? Câu 2: Tại sao nói tây Nguyên có thế mạnh về du lịch. V. Dặn dũ: - Học thuộc bài củ và làm BTTH 29. - Chuẩn bị baì thực hành: + ôn lại tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. + Tư liệu , tranh ảnh về tình hình SX, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của cà phê hoặc chè. Tiết : 32 Ngày soạn: ..../..../2007 Bài 30 :Thực hành so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi bắc bộ với tây nguyên A. MỤC TIấU: 1. Kiến thức: Sau bài học giỳp học sinh - Phân tích và so sánh được tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên về đặc điểm , những thuận lợi vfa khó khăn, các giải pháp phát triển bền vững. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích số liệu thống kê. - Có kĩ năng viết và trình bày văn bản ( đọc trước lớp) 3. Thỏi độ: - yêu thiên nhiên đất nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường. B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Thảo luận nhóm. - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ - Giỏo viờn: - bản đồ địa lí tự nhiên Việt nam, Bản đồ kinh tế Việt Nam. - HS chuẩn bị máy tính cá nhân, bút chì, màu. - Học sinh:Chuẩn bị bài ở nhà D. TIẾN TRèNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số II. Kiểm tra bài cũ: 1.Nêu đặc điểm tự nhiên (đất, khí hậu) của trung du miền núi Bắc Bộ? 2. Đặc điểm tự nhiên (đất, khí hậu) của Tây Nguyên? III.Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề: GV nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành. 2. Triển khai bài. Bài tập 1: Phần 1. Hoạt động nhóm (5phút) B1a. GV: Yêu cầu HS đọc bảng 30.1.nêu tổng diện tích và một số cây công nghiệp lâu năm ở mỗi vùng. b. Chè và cây cà phê là những cây công nghiệp lâu năm được trồng cả hai vùng Tây Nguyên và trung du và miền núi Bắc Bộ. ? Cây công nghiệp lâu năm nào chỉ trồng được ở Tây Nguyên , không trồng được ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Vì sao chỉ phát triển ở vùng đó. ? Cây công nghiệp nào chỉ trồng được ở Trung du và miền núi Bắc Bộ mà không trồng được ở Tây Nguyên ? Vì sao chỉ phát triển ở vùng đó? B2 Đại diện nhóm HS trả lời, nhóm khác bổ sung, B3 GV chuẩn xác kiến thức: - Cao su, điều, hồ tiêu.Về sinh thái ba loại cây trên thích hợp với nhiệt độ 250C- 300C, cần nhiều ánh sáng, phát triển tốt trên đất ba dan, Tây Nguyên là vùng có các yếu tố đất và khsi hậu và địa hình cao nguyên, rất thích hợp với 3 loại cây công nghiệp nói trên, cho phép phát triển trên quy mô lớn do mặt bằng tương đối rộng. - Hồi , sơn, quế là các loại cây côgn nghiệp thích hợp với khí hậu cận nhiệt, ôn đới trên núi cao, nhiệt độ thấp hơn 200C. Phần 2: So sánh diện tích, sản lượng chè, cà phê hai vùng. GV: Tổng diện tích cây CN lâu năm vùng nào chiếm nhiều hơn so với cả nước. (Tây Nguyên nhiều hơn hẳn Trung du và miền núi Bắc Bộ. ) Sản lượng và diện tích cà phê ở Tây Nguyên so với Trung du và miền nú Bắc Bộ? - Diện tích và sản lượng chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Tây Nguyên . Vì sao diện tích và sản lượng của chè, cà phê giữa hai vùng có sự khác biệt đó? HS: Trả lời Yếu tố đất và khí hậu là quan trọng hàng đầu đối với cây trồng. - Cà phê: Không chịu sương muối, cần có lượng mưa 1500 - 2000 mm. Độ ẩm không khí 78 - 80 %, không chịu được gió mạnh. Đặc biệt thích hợp là đất đỏ ba dan, có tầng canh tác dày trên 70 cm, tơi xốp, thoát nước. Tây Nguyên có đầy đủ khả năng phát triển cây cà phê theo vùng chuyên canh lớn. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng thơm ngon trên thị trường trong và ngoài nước.Việt Nam (2003) đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê. - Chè: cây thích hợp với nhiệt độ ôn hoà ( 15- 200C) chịu được lạnh dưới 100C, lượng mưa 1500 - 2000mm. Độ ẩm cao thích hợp 500 - 1000 m. Khoảng 90% diện tích chè nước ta phân bố từ Nghệ An trở ra. Chè nổi tiếng thơm ngon chè là Tân Cương( Thái Nguyên), chè Suối Giàng (Yên Bái), chè San( Hà Giang) - Các nước nhập nhiều cà phê của nước ta là Nhật, CHLB Đức. - Chè của nước ta đã được công nhận thương hiệu chè Việt, xuất sang nhiều nước EU, Tây á, Nhật Bản, Hàn Quốc... Bài tập 2: Hoạt động nhóm (5phút) B1Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố, tiêu thụ sản phẩm cây chè hoặc cây cà phê. a. Chia lớp 4 nhóm, 2/4 nhóm viết giới thiệu khía quát về đực điểm sinh thái của một loại cây. B2đại diện nhóm đọc kết quả. B3 kết luận. - Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ có đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và sự đa dạng sinh học. - Cả hai vùng đều có điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao. Điều đó chứng minh rằng: Sự thống nhất trong đa dạng thiên nhiên của đất nước và tiềm năng phát triển kinh tế hai vùng rất lớn. IV. Củng cố: Hãy điền vào chổ trống những cụm từ thích hợp để nói lên tình hình sản xuất phân bố của cây chè ở nước ta. Chè là cây trồng từ rất lâu để lấy búp, lá làm đồ uống của nhiều miền .......................................................................................................................... Diện tích trồng chè nước ta những năm gần đây tăng lên đáng kể. Chè được trồng nhiều nhất ở ............................................................................................ diện tích đạt 67,6 nghìn ha, sản lượng 47 nghìn tấn, chiếm 68,8% diện tích và 62,1 % sản lượng chè búp khô của cả nước. Vùng này có những loại chè ngon nổi tiếng như..................................................................................................... Vùng trồng chè thứ hai là............................................................Chè được sử dụng rộng rãi trong nước và xuất khẩu đi....................................................... V. Dặn dũ: - Học thuộc bài củ và làm BTTH 30. - Chuẩn bị baì ôn tập để kiểm tra học kì I. Tiết : 33 Ngày soạn: ..../..../2007 ôn tập A. MỤC TIấU: 1. Kiến thức: Sau bài học giỳp học sinh - hệ thống kiến thức về các vùng lãnh thổ về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, dân cư xã hội cũng như thình hình phát triển kinh tế. 2. Kỹ năng: - Củng cố kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ, bản đồ, bảng thống kê. 3. Thỏi độ: - yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường. B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Thảo luận nhóm. - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ - Giỏo viờn: Bảng phụ - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà D. TIẾN TRèNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số II. Kiểm tra bài cũ: III.Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - GV nêu nhiệm vụ của bài ôn tập: Chúng ta sẽ tổng kết lại các kiến thức về các vùng lãnh thổ đã học . 2. Triển khai bài. B1 GV chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm hoàn thành một vùng lãnh thổ theo phiếu học tập sau đây: Cụ thể: Nhóm 1: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Nhóm 2: Vùng đồng bằng sông hồng. Nhóm 3: Vùng Bắc Trung Bộ Nhóm 4: Vùng duyên hải Nam trung Bộ Nhóm 5: vùng Tây Nguyên * Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. 1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ + Phía Bắc: Giáp với Trung Quốc. + Phía tây: Giáp với Lào. + Phía Đông nam:Giáp biển. + Phía Nam: Giáp với vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ. 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 3. Đặc điểm dân cư - xã hội 4. Tình hình phát triển kinh tế a.Công nghiệp: b.Nông nghiệp: 3.Dịch vụ: 5. Trung tâm kinh tế * Vùng đồng bằng sông Hồng. 1.Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 3. Đặc điểm dân cư - xã hội 4. Tình hình phát triển kinh tế 1. Công nghiệp: a. Tỉ trọng công nghiệp: 2. Nông Nghiệp: 3. Dịch vụ: 5. Trung tâm kinh tế 2. Vùng kinh tế trọng điểm: Vùng bắc Trung Bộ 1.Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ + giới hạn lãnh thổ từ dãy Tam điệp - Bạch Mã. + Vị trí: * Bắc giáp hai vùng miền núi và Trung du phía Bắc và đồng bằng sông Hồng. * Nam: giáp Duyên ahỉ Nam trung Bộ. * Đông giáp biển. * Tây giáp Lào. 2. ý nghĩa: - Là cầu nối giữa Bắc Bộ với các vùng phía Nam. - Cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông Mê công ra biển 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 3. Đặc điểm dân cư - xã hội 4. Tình hình phát triển kinh tế 1.Nông nghiệp: 2. Công nghiệp: 3. Dịch vụ: 5. Trung tâm kinh tế Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 1.Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 3. Đặc điểm dân cư - xã hội 4. Tình hình phát triển kinh tế a. Nông nghiệp: b. Công nghiệp: c. Dịch vụ: 5. Trung tâm kinh tế * Vùng Tây Nguyên 1.Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 3. Đặc điểm dân cư - xã hội 4. Tình hình phát triển kinh tế a. Nông nghiệp: b. Công nghiệp: - Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu kihn tế. Sản xuất công nghiệp đang có chuyển biến, tốc độ tăng trưởng cao. - Các ngành: Thuỷ điện, khai thác và chế biến gỗ, chế biến cà phê xuất nhập khẩu phát triển. c .Dịch vụ: - Tây Nguyên là vùng xuất khẩu nông sản lớn thứ hai, cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. - Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá có điều kiện phát triểm mạnh. - Đà Lạt là thành phố du lịch nổi tiếng. 5. Trung tâm kinh tế - Các thành phố: Plâycu, Buôn MaThuột, Đà Lạt là ba trung tâm kinh tế ở Tây Nguyên. B2Các nhóm hoàn thành phiếu học tập. - Các nhóm trình bày kết quả, bổ sung để chuẩn xác kiến thức.GV hoặc HS chỉ bản đồ các nội dung liên quan . B3 GV đưa bảng phụ chuẩn xác kiến thức bằng bảng phụ. IV. Củng cố: - Cho học sinh trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận . - Hướng dẫn cho học sinh nắm chắc cách vẽ và nhận xét biểu đồ (cột, hình tròn, đường,miền...) V. Dặn dũ: -Ôn tập kĩ , tiết sau kiểm tra học kì I. Tiết : 34 Ngày soạn: ..../..../2007 kiểm tra học kì I A. MỤC TIấU: 1. Kiến thức: Sau bài học giỳp học sinh - Nắm được đặc điểm các vùng lãnh thổ nước ta. 2. Kỹ năng: - Phân tích đánh giá, tổng hợp. 3. Thỏi độ: - Có ý thức bảo vệ môi trường cũng như gìn giữ và bảo vệ các loại tài nguyên . - Thái độ trung thực trong làm bài. B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ - Giỏo viờn: Đề kiểm tra, đáp án. - Học sinh:Chuẩn bị bài ở nhà D. TIẾN TRèNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số II. Kiểm tra bài cũ: -Ra đề in sẵn phát cho học sinh. III.Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề: GV nhắc nhở quy định khi làm bài 2. Triển khai bài. Theo đề và đỏp ỏn của Sở GD-ĐT Quảng Trị IV. Củng cố: - Thu bài - Nhận xét giờ kiểm tra V. Dặn dũ: - Chuẩn bị tiết 35 vùng đông nam bộ Tiết : 35 Ngày soạn: ..../..../2007 Bài 31 : vùng đông nam bộ A. MỤC TIấU: 1. Kiến thức: Sau bài học giỳp học sinh - Hiểu được Đông Nam Bộ là vùng phát triển kinh tế rất năng động. Đó là kết quả khai thác tổng hợp lợi thế vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển, cũng như những đặc điểm dân cư và xã hội. 2. Kỹ năng: - Nắm vững phương pháp kết hợp kênh hình và kênh chữ để giải thích: - Đọc kĩ bảng số liệu, lược đồ để khai thác kiến thức, liên kết các kênh kiến thức theo câu hỏi dẫn dắt. 3. Thỏi độ: - yêu thiên nhiên đất nước, bảo vệ tài nguyên rừng. B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Thảo luận nhóm. - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ - Giỏo viờn: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam, bản đồ khu vực Đông Nam á. - Lược đồ tự nhiên Đông Nam Bộ. - Tài liệu, tranh ảnh về tự nhiên Đông Nam Bộ. - Học sinh:Chuẩn bị bài ở nhà D. TIẾN TRèNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số II. Kiểm tra bài cũ: Không III.Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề: Đông Nam Bộ có nhiều thuận lợi với tiềm năng lớn hơn các vùng khác, có vị trí quan trọng đối với cả nước và khu vực. Để có hiểu biết về Đông Nam Bộ, bài học hôm nay ta cùng tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của vùng và vì sao Đông Nam Bộ, có sức hút mạnh mẽ đối với lao động của cả nước. 2. Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY + TRề NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: GV: Dựa vào H 31.1, xác định ranh giới vùng Đông Nam Bộ? HS: Bắc và Đông Bắc gáip Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. - Tây và nam kề đồng bằng Sông Cửu Long. - Đông và Đông Nam giáp biển... HS: Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng. HS: Vùng nằm vĩ độ thấp (dưới 120 B) ít bão và gió phơn. Vị trí chuyển tiếp giữa vùng kinh tế giàu tiềm năng lớn về nông nghiệp lớn nhất nước ta. Giữa các vùng có tài ngưyên rừng giàu có, trữ lượng khoáng sản thuye năng phong phú, Biển Đông - Tiềm năng kinh tế biển lớn. Trung tâm khu vực Đông Nam á. GV: Dùng bản đồ khu vực ĐNA phân tích vị trí của TP Hồ Chí Minh với thủ đô của các nước trogn khu vực. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm( 5 phút) B1 Dựa vào bảng 31.1 và H 31.1 hãy nêu đặc điểm tự nhiên và kinh tế trên đất liền của vùng ĐNB. ? Vì sao Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển. ? Quan sát H31.1, hãy xác định các sông Đồng Nai, sông Saì gòn, sông Bé. Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ? B2 Đại diện nhóm HS trả lời, nhóm khác bổ sung, B3 GV chuẩn xác kiến thức: xxĐông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đàu đất nước. đặc biệt là cây cao su Rừng còn ít, bảo vệ nguồn thuỷ sinh GV:Tổng quan đất tự nhiên Đông Nam Bộ có 2354,5 nghìn ha: có khoảng 60,7% đang sử dụng Sx nông nghiệp; 20,8% đất lâm nghiệp; 8,5% đất chuyên dụng; 20% đất thổ cư; đất chưa sử dụng 7,2%. Đây là vùng có mức độ sử dụng đất cao so với tỉ lệ chung của cả nước. Điều đó nói lên trình độ phát triển khá mạnh và mức độ thu hút khá lớn tài nguyên đất vào Sx và đời sống. GV: Hãy phân tích những khó khăn của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển KT- XH và nêu biện pháp khắc phục? HS: ít khoáng sản, rừng ít, ô nhiễm môi trường đất và biển lớn... Hoạt động 3: GV: Dựa SGK và hình 31.1 , nhận xét về tình hình đô thị hoá của vùng Đông Nam Bộ và những tác động tiêu cực của tốc độ đô thị hoá và phát triển công nghiệp tới môi trường? HS: Tốc độ đô thị hoá nhanh 55,5% tỉ lệ dân thành thị, công nghiệp phát triển mạnh ’nguy cơ ô nhiễm môi trường nặng nề. - ô nhiễm môi trường do khai thác vận chuyển dầu GV: Căn cứ vào bảng 31.2 hãy nhận xét tình hình dân cư , xã hội của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước? Các tiêu chí cao hơn cả nước có ý nghĩa gì?Các tiêu chí thấp hơn cả nước có ý nghĩa gì? HS: Tốc độ tăng trưởng KT cao, thu hút lao động, chất lượng cuộc sống được cải thiện, nâng cao....Giải quyết tốt vấn đề việc làm của người lao động. nền KT phát triển, năng lực SX của vùng nâng cao... GV: Tìm hiểu và trình bày tóm tắt những di tích tự nhiên, lịch sử văn hoá có giá trị lớn để phát triển du lịch. HS: Khu dự trữ sinh quyển của thế giới - Rừng Sác Huyện cần Giờ. Địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo, Bến cảng Nhà Rồng...) I.Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: - Là cầu nối giữa Tây Nguyên và DH NTB với đồng bằng sôgn Cửu Long, giữa đất liền với biển Đông giàu tiềm năng. - Là đầu mói giao lưu KT -XH của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế qua mạng lưới các loại hình giao thông. II. Điều kiện tự nhiên vfa tài nguyên thiên nhiên: - Vùng đất liền. Địa hình thoải tiềm năng lớn về đất; có hai loại chủ yếu là đất ba dan và đất xám rất thích hơp với cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. - Vùng biển, thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khia thác nguồn thuỷ sản phong phú, giao thông vận tải vfa du lịch bieenr phát triển. Kết luận: Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu. III. đặc điểm dân cư - xã hội: - Dân cư đông, nguồn lao động đồi dào, lành nghề và năng động, sáng tạo trong nền kinh tế thị trường. IV. Củng cố: Câu 1: Điền vào chổ trống những cụm từ thích hợp cho nhận xét : Số dân thành thị ở TP Hồ Chí Monh từ 1995 - 2002 luôn...........................Trong tổng số dân thành phố, tỉ lệ dân thành thị có xu hướng....................... Giai đoạn phát triển nhất là .............................................. Trung bình mỗi năm tăng gần......................... Câu 2: Trình bày điều kiên tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Đông Nam Bộ/ V. Dặn dũ: - Học thuộc bài củ và làm BTTH 31. - Chuẩn bị baì mới: - Tim fhiểu các trung tâm công nghiệp lớn ở Đông Nam Bộ. - Tìm hiểu TP Hồ Chí Minh.

File đính kèm:

  • docTiết 31-35.DOC
Giáo án liên quan