Giáo án Địa lý 9 tiết 44 đến 52

PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO

Bài 38 - Tiết 44

 I. Mục tiêu bài học.

 Sau bài học , HS cần nắm được :

- Thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo

- Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải biển. Đặc biệt thấy được sự cần thiết phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp

- Thấy được sự giảm sú tài nguyên biển vùng ven bờ nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

- Nắm vững hơn cách đọc và phân tích các sơ đồ, bản đồ, lược đồ

- Có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở nước ta, có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo

 II. Đồ dùng :

 - GV :Hình vẽ các phần biển nước ta(Phóng to)

 - HS :Sưu tầm tranh ảnh các hoạt động kinh tế biển

 

doc23 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9 tiết 44 đến 52, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :6/4/2009 Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo Ngày giảng:9/4/2009 Bài 38 - Tiết 44 I. Mục tiêu bài học. Sau bài học , HS cần nắm được : - Thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo - Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải biển. Đặc biệt thấy được sự cần thiết phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp - Thấy được sự giảm sú tài nguyên biển vùng ven bờ nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. - Nắm vững hơn cách đọc và phân tích các sơ đồ, bản đồ, lược đồ - Có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở nước ta, có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo II. Đồ dùng : - GV :Hình vẽ các phần biển nước ta(Phóng to) - HS :Sưu tầm tranh ảnh các hoạt động kinh tế biển III. Các bước lên lớp : 1. ổn định tổ chức. 2. KTBC : ?Xác định trên bản đồ những vùng kinh tế của nước ta tiếp giáp biển? ? Nêu lợi thế của vị trí tiếp giáp biển? 3. Bài mới : a.Giới thiệu bài : Dựa vào phần mở bài SGK b.Tiến trình các hoạt động : Hoạt động :Tìm hiểu về biển và đảo Việt Nam Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về vùng biển đảo VN ? Q.sát lược đồ SGK/38.2 và nêu chiều dài bãi biển và diện tích biển nước ta? ?So sánh diện tích biển và diện tích đất liền nước ta? ? Q.sát H 38.1:nêu giới hạn từng bộ phận và quyền sử dụng nước ta từng bộ phận ? Chỉ rõ các đảo và quần đảo lớn trên bản đồ ? Vùng nào tập trung đảo và quần đảo gần bờ ? Với điều kiện biển và đảo ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế biển? Hoạt động 2: Tìm hiểu các ngành kinh tế biển Gv: Phát triển tổng hợp là sự phát triển nhiều ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau để cùng phát triển và sự phát triển của một ngành không được kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho các ngành khác * Phát triển bền vững: sự phát triển lâu dài trong hiện tại không tổn hại lợi ích thế hệ sau. Pt gắn liền bảo vệ môi trường, tài nguyên ? Q.sát H38.3 đọc tên các ngành kinh tế biển Gv chia 4 nhóm N1: Điều kiện N2: Trữ lượng thuỷ sản N3: hình thức tổ chức sản xuất N4: Xu hướng phát triển Diện tích biển gấp nhiều lần so với S đất liền -Nội thuỷ - Lãnh hải: 12 hải lý đó là đường song song và cách đều đường cơ sở về phái biển 12 hải lý -Tiếp giáp lãnh hải: nhằm bảo đảm việc thực hiện chủ quyền đất nước:12 hải lý có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh, kiểm soát thuế quan, qui định y tế, môi trường, di cư.. - Đặc quyền kinh tế: 200 hải ly tính từ đường cơ sở;chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nước ngoài có quyền đặt cáp, ống dẫn - Thềm lục địa: đáy biển và lòng đất đáy biển, quyền tham dò, bảo vệ, quản lý tài nguyên. - Quảng Ninh, Hải Phòng -Thuận lợi: phát triển kinh tế biển tổng hợp -Khó khăn: 4 ngành: giao thông vậ tải, khai thác và chế biến nuôi trồng thuỷ sản, khai thác khoáng sản, du kịch biển đảo -Mỗi nhóm thảo luận một nội dung ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản. Sau 5 phút thảo luận, đại diện trình bày I. Biển và đảo Việt Nam. 1.Vùng biển nước ta - bờ biển dài 3260 km, S trên 1 triệu km( rất rộng) -Gồm 5 phần:Nội thủy,lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải,đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. 2. Đảo và quần đảo - Hệ thống đảo ven bờ: 2800 đảo, diện tích nhỏ - Hệ thống đảo xa bờ: Trương Sa, Hoàng Sa II. Phát triển kinh tế biển tổng hợp 1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản Điều kiện Trữ lượng Hình thức tổ chức sx Xu hướng phát triển -Ngư trường lớn - Bãi cá tôm ven bờ trải dài B-N, khí hậu nóng ẩm glưu dòng hải lưu Trữ lượng lớn khoảng 4 tr tấn 95,5% cá biển Đánh bắt ven bờ, xa bờ(xa bờ hạn chế) Đẩy mạnh khai thác xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản - Cần phát triển công nghiệp vhế biến và xuất khẩu ? Tại sao phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ? ? Xác định các ngư trường lớn trên bản đồ ? Khó khăn ngành gặp phải? ?Hải Phòng có thuận lợi gì để phát triển ngành khai thác,nuôi trồng thủy sản? ? Tình hình phát triển ngành du lịch biển đảo nước ta ? Xu hướng ngành du lịch biển đảo cần phát triển ntn? ?Giải pháp khắc phục? ? HP có tiềm năng du lịch biển đảo, kể tên? Nêu giá trị -Vì khai thác gần bờ đã quá mức độ cho phép mà trữ lượng hải sản xa bờ mới khai thác khoảng 1/5 lần cho phép - ít vốn, trang bị tàu thuyền chưa đủ nhu cầu khai thác, chưa bảo đảm an toàn cho tàu ra khơi -HS nêu các điều kịên thuận lợi về tự nhiên,xã hội. - Đồ Sơn, Cát Bà.. -du lịch, bãi tắm, vườn quốc gia. 2. Du lịch biển đảo - Phát triển mạnh nhu cầu tắm biển IV. Đánh giá kết quả học tập ?Xác định các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta trên hình vẽ? ?Chọn đáp án đúng trong các câu sau: a.Để bảo vệ nguồn tài nguyên biển, ngành khai thác thủy sản nước ta cần điều chỉnh đánh bắt như thế nào? A.Phương thức khai thác vô tổ chức, quá nhiều lao động tầu thuyền nhỏ tạo nên mất cân đối giữa nguồn hải sản với số lượng phương tiện và ngươig đánh bắt gần bờ B.Sản lượng đánh bắt gần vượt gấp đôi sản lượng cho phép trong khi sản lượng khai thác xa bờ chỉ bằng 1/5 cho phép. C.Phải chuyển hướng khai thác ra xa bờ,cải tạo phương tiện đánh bắt đúng quy cách. D.Tất cả đều đúng. b.Việc nuôi trồng thủy sản đang đứng trước khó khăn là: A.Môi trường sinh thái bị phá vỡ B.Tài nguyên bị cạn kiệt C.Cơ sở khoa học kĩ thuật còn thiếu nhiều D.Tất cả A,B,C. V.Hướng dẫn về nhà : - Học nội dung bài - Làm bài tập số 2/ 138 - Đọc bài: Tổng hợp kinh tế biển (tiếp). +Tìm hiểu sự phát triển của các ngành:Khai thác khoáng sản và giao thông vận tải +Nêu các biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường biển và tài nguyên biển Ngày soạn :13/4 /2009 Ngày giảng:16/4/2009 Bài 39-Tiết 45 Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo (tiếp theo) I.Mục tiêu bài học. Sau bài học , HS cần nắm được - Đặc điểm ngành khai tác và chế biến khoáng sản biển, ngành giao thông vận tải biển - Thấy được sự giảm sút các nguồn tài nguyên khoáng sản và vấn đề môi trường biển bị ô nhiễm - Đưa ra các biện pháp hạn chế sự ô nhiễm và bảo vệ môi trường biển II . Đồ dùng : * GV :Bản đồ biển, đảo Việt Nam * HS: Sưu tầm các tranh ảnh về các ngành dầu khí Việt Nam,giao thông vận tải biển III. Các bước lên lớp : 1. ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ ? Nêu đặc điểm phát triển ngành khai thác,chế biến, nuôi trồng thuỷ sản. ?Chọn đáp án đúng nhất trong câu sau: *Điều gì sau đây là không đúng? A.Sản lượng thủy sản đánh bắt gần bờ cao hơn gấp hai lần cho phép B.Sản lượng thủy sản đánh bắt xa bờ thấp hơn nhiều lần khả năng cho phép C.Sản lượng hải sản nuôi còn chiếm tỉ lệ nhỏ trong toàn ngành D.Sản lượng thủy sản khai thác cao hơn nhiều lần khả năng cho phép 3. Bài mới a.Giới thiệu bài b.Tiến trình các hoạt động : Hoạt động 1:Tìm hiểu hai ngành khai thác khoáng sản và GTVT biển Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Chia lớp thành 2 nhóm N1: Khai thác khoáng sản N2: Ngành GTVT - Tiềm năng, phát triển, phương hướng Hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 ngành trong 5’ - Đại diện báo cáo 3. Ngành khai thác khoáng sản Ngành Tiềm năng Phát triển Phương hướng Khai thác và chế biến khoáng sản - Giao thông vận tải biển - Dầu khí lớn thềm lục địa Nước biển- muối -Bãi cát thuỷ tinh lớn - Gồm tuyến giao thông quốc tế quan trọng - Nhiều vũng vịnh xây dựng hải cảng - Đã khai thác hàng tỉ mét khối dầu khí - Kho muối lớn - 90 cảng biển lớn nhỏ, công xuất 240 tr tấn/ năm, đội tàu tăng mạnh - Phát triển công nghiệp hoá dầu - Hoàn thiện các ngành dịch vụ biển, nâng cao công xuất bốc dỡ cảng quốc tế ? Xác định các mỏ dầu khí, bãi cát lớn? ? Tại sao dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn? ? Tại sao DHNT Bộ có sản lượng muối lớn nhất nước ta? ? Xác định các cảng lớn của nước ta trên bản đồ Chỉ rõ các tuyến giao thông trong nước và nước ngoài ? Việc phát triển GTVT biển có ý nghĩa ntn đối với ngành ngoại thương nước ta? Gv: Vùng biển rộng lớn là một lợi thế của nước ta trong quá trình phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới -Xác định trên bản đồ -Khí hậu khô, nóng kéo dài - Hp, Đà Nẵng, Bà Rỵa Vũng Tàu HP- Q.Ninh, HP- Đà Nẵng HP- Tokio, Hongkong, singapo Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu nguồn tài nguyên giảm sút và phương hướng bảo vệ ? Sự giảm sút tài nguyên biển thể hiện ntn? ? Vấn đề ô nhiễm môi trường biển ntn? ?Nêu nguyên nhân ? Đảng và nhà nước ta có biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển ? Lấy ví dụ cụ thể mà địa phương em đã sử dụng để bảo vệ môi trường biển đảo? -Nguồn lợi hải sản giảm, nhiều loài cạn kiệt, tuyệt chủng - Diện tích rừng ngập mặt giảm 1940:450.000 ha- 1988: 190.000ha -Khai thác trắng, vô tổ chức, cơ sở khoa học thiếu và yếu -Ô nhiễm do: chất độc thải ra từ đất liền, dầu loang, rác thải.. - Điều tra và đánh giá tiềm năng khai thác, chuyển gần bờ ra xa bờ - Bảo vệ rừng ngập mặn -Bảo vệ rạn xin hồ ngầm - Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản -Phòng chông ô nhiễm các yếu tố hoá học(dầu mỏ) - Hs tự do trao đổi ý kiến II. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo 1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo 2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển IV. Đánh giá kết quả học tập *Nối ô bên phải với ô bên trái cho đúng: A B. Dầu mỏ Cà Ná Khí đốt Đại Hùng Cát thủy tinh Tiền Hải Muối Vân hải V.Hướng dẫn về nhà : ? Trình bày phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. - Chuẩn bị bài thực hành: + Xem trước nội dung bài 1,2 SGK/ 141,142 + Xác định các đảo trên bản đồ. ************************************************************************** Ngày soạn :/2009 Ngày giảng: /2009 Bài 40- Tiết 46 Thực hành Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và ngành công nghiệp dầu khí I. Mục tiêu bài học. Sau bài học , HS cần : - Rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức - Xác định được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý II . Đồ dùng : * GV : Bản đồ tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh * HS : Sưu tầm tranh ảnh về đảo, ngành dầu khí Việt Nam III. Các bước lên lớp : 1. ổn định tổ chức. 2 KTBC : ? Xác định các đảo lờn gần bờ trên bản đồ? Cho biết vùng nào tập trung nhiều đảo nhất 3. Bài mới : a.Giới thiệu bài : b.Tiến trình các hoạt động : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS đánh giá tiềm năng kinh tế của một số đảo ven bờ? ? Hãy cho biết các đảo ven bờ có lợi thế cho phát triển HĐ kinh tế nào? - Kể tên các đảo có điều kiện phát triển thích hợp nhất tổng hợp ngành kinh tế biển? Vì sao? ? Tại sao Cát Bà có điều kiện thích hợp phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển * Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành dầu khí nước ta ? Q.sát H 40.1 đọc tên biểu đồ ? Biểu đồ thể hiện những đối tượng nào?Em có nhận xét gì về tình hình biến đổi các đối tượng qua các năm ? Phân tích từng đối tượng và nêu mối quan hệ giữa các đối tượng ? Tại sao năm ếchản lượng dấu khai thác và xuất khẩu có sự chênh lệch? ? Xu hướng phát triển ngành CN dầu khí nước ta -Nông, lâm nghiệp - Ngư nghiệp - Dịch vụ biển -Cát Bà: Nông-Lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển - Côn Đảo: Nông-Lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển - Phú Quốc: Nông-Lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển - Đảo diện tích lớn: vườn quốc gia Cát Bà-khu dự trữ sinh quyển thế giới, có nhiều loài ĐV, TV quý hiếm. Rừng ngập mặn lớn, vịnh đầm lớn, du lịch biển phát triển -Dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu, xăng dầu nhập khẩu đều tăng về sản lượng. - Dầu mỏ sản lượng khai thác không ngừng tăng 15,2 tr tấn- 16,9 tr tấn, ngày càng mở rộng quy mô và tốc độ khai thác Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực - Dầu thô xuất khẩu cũng tăng theo thời gian do sản lượng khai thác tăng và nước ta cũng chưa phát triển ngành CN lọc dầu nên toàn bộ lượng khai thác được đều xuất khẩu, đây là điểm yếu của ngành dầu khí nước ta -Xăng dầu nhập khẩu tăng nhưng so với lượng nhập khẩu chỉ bằng 1/2 vì giá xăng dầu đắt hơn nhiều so với dầu thô xuất khẩu - Do nhu cầu tiêu dùng lớn nên nhập khẩu tăng- nền kinh tế có xu hướng phát triển -Do tiêu hao trong quá trình khai thác, quản lý hạn chế - Đang xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất-QNgãi (sử dụng năm 2008) 1.Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ. - Nông , lâm nghiệp. - Ngư nghiệp. - Du lịch. - Dịch vụ biển. 2. Ngành dầu khí - Sản lượng dầu mỏ khai thác liên tục tăng -> Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. IV. Đánh giá kết quả học tập : a. Xác định vị trí các đảo: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc trên bản đồ và nêu tiềm năng phát triển kinh tế các đảo b. Đánh dấu Đ/ S vào các câu sau: - Ngành khai thác dầu khí nước ta phát triển mạnh mẽ - Toàn bộ sản lượng khai thác đã dùng để chế biến trong nước. - Ngành công nghiệp chế biến nước ta chưa phát triển - Lượng xăng dầu nhập khẩu lớn do nhu cầu tiêu thụ cao -Dầu khi là ngành kinh tế miũi nhọn giữ vị trí hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước V..Hướng dẫn về nhà : - Hoàn thiện bài tập thực hành trong vở bài tập -Đọc bài: Địa lý Hải Phòng (SGK/146) Sưu tầm tranh ảnh tự nhiên và hoạt động kinh tế HP Ngày soạn :20/4 /2009 Ngày giảng:22/4/2009 Tiết 47 - Bài 41 Địa lý Hải phòng I. Mục tiêu bài học. Sau bài học , HS cần nắm được - Vị trí Hải Phòng và ý nghĩa vị trí trong phát triển kinh tế- xã hội - Hiểu các điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Đánh giá các điều kiện đó trong phát triển kinh tế - Rèn kĩ năng đọc bản đồ, xác định các đơn vị hành chính của thành phố II . Đồ dùng : * GV : Bản đồ tự nhiên vùng Đồng Bằng Sông Hồng Bản đồ hành chính Hải Phòng * HS : Sưu tầm các tranh ảnh về Hải Phòng III. Các bước lên lớp : 1. ổn định tổ chức. 2. KTBC : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Bản đồ HP, tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên và hoạt động kinh tế của HP. 3. Bài mới : a.Giới thiệu bài : b.Tiến trình các hoạt động : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vị trí địa lýHP Gv giới thiệu HP trên bản đồ vung ĐB Sông Hồng - Giới thiệu toạ độ địa lý Cực B: 21.01’ 5’’B: Phi Liệt, Lại Xuân- Thuỷ Nguyên -Cực N:20.30’39’’B: Quản Khái,Vĩnh Phong- VBảo - Cực T:106.23’39’’Oai Rỡ, Hiệp Hoà- VBảo Cực Đ:107.08’39’’: Vịnh Lan Hạ- Cát Bà ? So sánh S HP với S các tỉnh trong vùng ĐBBBộ ? Xác định vị trí HP? Nêu ý nghĩa vị trí ? HP có bao nhiêu đơn vi hành chính quận, huyện thị xã ? Xác định vị trí của Kiến Thuỵ trên bản đồ. Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ? Kể tên các điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên - Gv chia nhóm, mỗi nhóm thảo luậnn 1 yếu tố -HS theo dõi trên bản đồ -Tiếp giáp vựa lúa Hải Dương, Thái Bình, vùng than Qninh, cửa ngõ của miền Bắc ra biển Đông nen có nền kinh tế biển tổng hợp - HS kể tên 5 quận, 8 huyện, 1 thị xã - HS thảo luận và trình bày vào bảng mầu I. Sơ lược về địa lý HP 1. Vị trí và diện tích B: Quảng Ninh T: Hải Dương N: Thái Bình Đ: Biển Đông S:1515 km2 -Gồm 15 quận, huyện, thị xã 2. Điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên Địa hình Khí hậu S. ngòi Thổ nhưỡng Sinh vật Biển đảo Đặc điểm ảnh hưởng kinh tế Tương đối bằng phẳng, chỉ có 5-10% là đồi núi: T. Ng, An Lão, Kiến An, Đồ Sơn - Mặt bằng sản xuất thuận lợi Nhiệt đới gió mùa ẩm nđộ 18-22C lượng mưa trung bình 1500mm, độ ẩm 80%, gió mùa ĐB Ngành nông nghiệp phát triển mạnh -Lũ, bão Hệ thông sông ngòi dày đặc, chế độ nước theo mùa -Giá trị giao thông, cá, thuỷ lợi -Lũ lụt Đất phù sa, feralit, phèn mặn bình quân đất 1/5 bình quân đất tự nhiênTQ Đất canh tác 1/2 cả nước - Ngành nông nghiệp phát triển mạnh, đất thiếu, bạc màu Rừng ngập mặn, rừng thưa, rừng rậm Ngư trường lơn BLVĩ, hải sản phong phú, giá trị95 km đường bờ biển, thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản, phát triển các ngành kinh tế biển -Phát triển các ngành kinh tế biển - Môi trương biển ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt ?Xác định các con sông lớn của HP? Giá trị? ? An Lão có con sông nào chảy qua? Giá trị? ? An Lão có loại đất gì giá trị? ? Biện pháp để bảo vệ tài nguyên biển đảo? ? Ngoài ra HP có loại KS gì? An Láo có khoáng sản gì? - Sông Lạch Tray, Văn úc, Đa Độ, Bạch Đằng - Đa Độ. -Đá vôi dồi dào- nguyên liệu xây dựng. -Mỏ nước khoáng - Du lịch IV. Đánh giá kết quả học tập *Điền Đ hoặc S vào các câu sau: a. Hải Phòng là cửa ngõ ra biển của Miền Bắc(Đ) b.Thế mạnh của Hải Phòng là ngàng giao thông vận tải(Đ) c. Hải Phòng nằm gần tam giác kinh tế trọng điểm của đồng bằng Bắc Bộ.(S) d. Hải Phòng nằm ở đông bắc của đồng bằng Sông Hồng * Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau a. Địa hình chính của Hải Phòng là: A. Đồng bằng B. Đồi núi C. Trung du D. Cao nguyên b, Nguồn kháng sản Hải Phòng chủ yếu thuộc nhóm nào? A. Kim loại B. Phi kim loại C. Nhiên liệu D. Năng lượng c. Rừng nguyên sinh của Hải Phòng được phân bổ ở đâu? A. Đồ Sơn B. Cát Hải C. Tiên Lãng D. Kiến Thuỵ V..Hướng dẫn về nhà : - Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Hải Phòng - Kể tên các trung tâm công nghiệp của Hải Phòng em biết. - Tìm hiểu dân cư Hải Phòng. ************************************************************************* Ngày soạn 21/4:/2009 Ngày giảng:23/4/2009 Bài 42 - Tiết 48 Địa lý Hải phòng (Tiếp theo) I. Mục tiêu bài học. Sau bài học , HS cần nắm được - Nắm được đặc điểm dân cư, mật độ dân số và nguồn lao động của Hải Phòng - Phân tích lợi thế và khó khăn về vấn đề dân cư của Hải Phòng - Nắm được nét cơ bản nhất về tình hình văn hoá, y tế, giáo dục của Hải Phòng II . Đồ dùng : * GV : Bản đồ Hải Phòng. * HS : Tranh ảnh về hoạt động kinh tế của HP. III. Các bước lên lớp : 1. ổn định tổ chức. 2. KTBC : ? Đánh giá ý nghĩa vị trí địa lý đối với việc phát triển kinh tế xã hội của Hải Phòng? 3. Bài mới : 1.Giới thiệu bài : 2.Tiến trình các hoạt động : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm dân cư và lao động của Hải Phòng. ? Nhận xét số dân HP so với các tỉnh trong vùng ĐB sông Hồng và cả nước? ? Q.sát bảng số liệu sao đó nhận xét sự gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm Bảng 1 ? So sánh tỉ lệ gia tăng tự nhiên của HP với vùng ĐBSH và cả nước? ? Dân số HP có sự biến động. Em hãy tìm nguyên nhân? ? Gia tăng dân số có ảnh hưởng gì đến đời sống, sản xuất? ? Biện pháp tích cực giải quyết sự gia tăng dân số ?Q.sát bảng số liệu, em nhận xét gì về kết cấu dân số của HP (nghìn người) Bảng 2 Năm 2001 02 03 04 GT: Nam Nữ 850,0 873,5 859,9 883,5 865,5 888,7 873,7 891,1 ? Nhận xét về kết cấu dân số theo lao động qua số liệu sau (nghìn người) Bảng 3 Năm 2001 2002 2003 2004 NN Phi NN 962,6 760,9 967,0 776,4 981,4 862,78 899,7 877,1 ? Kết cấu dân số có ảnh hưởng ntn đến phát triển kinh tế xã hội Hải Phòng -Mỗi năm HP ra đời 3 vạn trẻ sơ sinh tương ứng giải quyết 3 vạn lao động ? Từ thực tế em nhận xét gì về sự phân bố dân cư của HP ? Tại sao có sự phân bố không đồng đều? ?Kiến Thuỵ thuộc loại hình cư trú nào? ?Q.sát bảng số liệu và nhận xét tình hình phát triển giáo dục ở HP? Kể tên các loại hình đào tạo giáo dục ở địa phương em và các cấp giáo dục ? Kể tên các hoạt động văn hoá truyền thông của HP? *Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của kinh tế HP ? Từ kiến thức đã học và kết hợp với sự hiểu biết, em hãy cho biết nền kinh tế HP sau đổi mới có chuyển biến ntn? ? Thế mạnh kinh tế của HP? Tỉ lệ gia tăng tự nhiên tăng những năm 50 sau đó xu hướng giảm dần ổn định ở tỉ lệ 1,2% - Thấp hơn cả nước nhưng cao hơn vùng. - Do sự gia tăng tự nhiên từng giai đoạn không ổn định - Có sự gia tăng cơ giới: sự chuyện cư lao động từ nơi khác, tỉnh khác tới +Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, tập trung lao động có tay nghề, thị trường lớn +Khó khăn: Gây sức ép nhiều mặt của XH: việc làm, nhà ở, môi trường, tệ nạn XH nảy sinh.. - HS thảo luận tìm các biện pháp -Tỉ lệ nữ qua các năm nhiều hơn nam -Lao động nông nghiệp những năm gần đây có xu hướng giảm dần và chuyển sang phi nông nghiệp - Tỉ lệ nữ lớn hơn nam đòi hỏi giải quyết việc phù hợp nhưng cũng có trường hợp nữ phải tham gia công việc đòi hỏi sức khoẻ, an toàn lao động - Phân bố không đều, tập trung nhiều ở Thuỷ Nguyên (297,8 nghìn người), Kiến Thuỵ (180,7 nghìn), Vĩnh Bảo(188,3 nghìn người) - Thưa thớt ở hai huyện đảo -Tổng số trường học,lớp học và học sinh tăng nhanh - Phát triển công nghiệp nhẹ -CN:sản xuất vật liệu xây dựng, h/ chất, giao thông vân tải, thương mại III. Dân cư và lao động 1.Gia tăng dân số - Số dân 1770,8 nghìn người.(năm 2004) - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ổn định ( 1,2%). 2. Kết cấu dân số - Tỉ lệ nữ qua các năm nhiều hơn nam. 3. Phân bố dân cư - Không đồng đều, thưa thớt ở 2 hụyên đảo. 4. Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế - Tổng số trường học , lớp học và HS tăng nhanh. IV. Kinh tế 1.Đặc điểm chung - Nền kinh tế khởi sắc bộ mặt thành phố khang trang, nhiều trung tâm kinh tế xuất hiện, đời sống nhân dân được cải thiện IV.Đánh giá kết quả học tập: ? Trình bày đặc điểm về dân cư, lao động HP? ? Đánh giá chung về thế mạnh phát triển kinh tế HP V..Hướng dẫn về nhà : - Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ gia tăng tự nhiên của HP qua bảng 1 - Đọc bài Địa lý HP (tiếp theo) *************************************************************************** Ngày soạn :4/2009 Ngày giảng:4/2009 Tiết 49 - Bài 43 địa lý hải phòng (Tiếp theo) I. Mục tiêu bài học. Sau bài học , HS cần nắm được - Nắm được những đặc điểm rnổi bật của các ngành kinh tế HP. Giải thích được thế mạnh phát triển kinh tế HP. - Hiểu rõ vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên và vấn đề môi trường thành phố - Nêu phương hướng phát triển kinh tế thành phố. II. Đồ dùng : * GV : Bản đồ tự nhiên vùng đồng bằng sông Hồng Bản đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng * HS : III.Các bước lên lớp : 1.ổn định tổ chức. 2. KTBC : Khoanh tròn vào ý em cho là đúng a, HP có nguồn lao đông dồi dào, tay nghề lao động b, Tỉ lệ tự nhiên của HP có xu thế giảm và ổn định c, Dân cư tập trung ở vùng ĐB, ít ở các đảo d, Hoạt động y tế, giáo dục phát triển mạnh cả số lượng và chất lượng e. Nền kinh tế HP chậm đổi mới trong cơ cấu kinh tế 3. Bài mới : a.Giới thiệu bài : b.Tiến trình các hoạt động : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các ngành kinh tế. ? HP có lợi thế gì để phát triển ngành công nghiệp? ? Ngành CN có vị trí gì trong nền kinh tế thành phố? ? Theo em các ngành công nghiệp chuyên môn hoá củaTP là ngành nào? ? Nêu cơ cấu ngành CN Hải Phòng ? Theo em cơ cấu CN theo hình thức sở hữu nào? ? Hãy kể tên một số cơ sở CN theo các hình thức sở hữu? ? Các ngành CN được phân bố ở đâu ?Kể tên một số sản phẩm công nghiệp tiêu biểu? ?Phương hướng pt ngành CN Hải Phòng ? Vị trí nền nông nghiệp trong nền kinh tế TP Cơ cấu ngành nông nghiệp Hải Phòng ?Vị trí của dịch vụ trong nền kinh tế thành phố? ?Kể tên các loại hình GTVT Hải Phòng? Nêu ý nghĩa các loại hình GTVT ? Ngành thương mại của TP có đặc điểm gì nổi bật? *Hoạt động 2: Vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường của thành phố hiện nay ra sao? ? Biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường thành phố *Hoạt động 3: Phương hướng phát triển kinh tế Hái Phòng - GV giới thiệu - Nguồn khoáng sản: Đá vôi, nước khoáng - Vị trí quan trọng trong nền kinh tế HP - Đóng và sửa chữa tàu, vật liệu xây dựng, thủ công xuất khẩu - Gần đủ cơ cấu ngành CN Việt Nam - Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế địa phương, kinh tế vốn đầu tư nước ngoài -HS lấy VD Hình thành các cụm CN +Trung tâm nội thành +Ven sông Cấm +Cụm Quán Toan +Cụm Minh Đức +Cụm An Đồng +Cụm Kiến An, An Lão - Xu hướng pt CN nặng, vật liệu xây dựng, điện, đóng tàu - Hình thành các trung tâm CN lớn -Giữ vai trò quan trọng cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp, tạo hàng hoá xuất khẩu - Hình thành các vùng chuyên canh lúa: Tiên Lãng, Vĩnh Bảo + Thuốc lào +Rau sạch +Chăn nuôi lợn thịt, thuỷ sản +Nông- lâm kết hợp:Cát Hải - Thúc đẩy nền kinh tế phát triển -Đường bộ rất phát triển - Đg biển: Cảng lớn của MBắc -Đg hang không: sân bay đang được nâng cấp quốc tế -Bưu chính viễn thông: số máy tính theo đầu người 2001:122,3 máy/ 1000dân 2003:295,6 máy/ 1000 dân -Xuất khẩu thảm len, giầy dép, may mặc -Nhập khẩu: đạm Urê, linh kiện điện tử -Thị trường xuất khẩu: Nhật Bản, Hàn Quốc.. -Tài nguyên đang dần bị cạn kiệt Môi trương ô nhiễm -Hs thảo luận -Mở rộng hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài - Khai thác nguồn tài nguyên và lao động hợp lý - Phát triển tông hợp kinh tế biển-đảo IV. Kinh tế 1.Các ngành kinh tế a) Công nghiệp -HP là một cực tăng trưởngtrong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Q.Ninh- HP b) Nông nghiệp * Trồng trọt *Chăn nuôi c) Dịch vụ V. Bảo vệ tài nguyên và môi trường VI. Phương hướng phát triển kinh tế IV. Đánh giá kết quả học tập ?Ngành CN Hải Phòng phát triển chủ yếu những ngành nào? Vì sao? ? Ngành dịch vụ Hải Phòng có những nét phát triển nào? V..Hướng dẫn về nhà : - Làm bài 1

File đính kèm:

  • docGiao an Dia li 9 tiet 44tiet 52.doc
Giáo án liên quan