Giáo án Địa lý 9 tiết 7 đến 22

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự

phát triển và phân bố nông nghiệp.

* Mục tiêu bài học:

- Nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.

- Thấy được những nhân tố này đã ảnh hưởng tới sự hình thành nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, đang phát triển theo hướng thâm canh và chuyên môn hoá.

- Có kĩ năng đánh giá, giá trị kinh tế các tài nguyên thiên nhiên.

- Biết sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

* Các phương tiện dạy học cần thiết:

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Bản đồ khí hậu Việt Nam.

 

doc36 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9 tiết 7 đến 22, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 4: Ngày soạn: / / 2007. Tiết 7: Bài 7 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. * Mục tiêu bài học: - Nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta. - Thấy được những nhân tố này đã ảnh hưởng tới sự hình thành nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, đang phát triển theo hướng thâm canh và chuyên môn hoá. - Có kĩ năng đánh giá, giá trị kinh tế các tài nguyên thiên nhiên. - Biết sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. * Các phương tiện dạy học cần thiết: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ khí hậu Việt Nam. * Hoạt động trên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: 1. Cho 1 học sinh xác định các vùng kinh tế trọng điểm. 2. Nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế ở nước ta? B. Bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động của thầy – trò. Nội dung chính. + Hoạt động của giáo viên: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần I để hoàn thành các sơ đồ. - Chia lớp thành 12 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Hoạt động của trò: 1. Tìm hiểu phần I kết hợp với kiến thức đã học ở lớp 8. 2. Quan sát h28.1, h31.1, h35.1 hoàn thành sơ đồ : - Sơ đồ 1: Nhóm 1- nhóm 6. - Sơ đồ 2: Nhóm 7- nhóm 12. + Hoạt động của giáo viên: - Hướng dẫn học sinh suy nghĩ - Cho các nhóm báo kết quả. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. + Hoạt động của trò: ( cá nhân). 1. Kể tên một số loại rau quả đặc trưng theo mùa hoặc tiêu biểu cho địa phương? 2. Tìm hiểu sgk và thực tế cho biết tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta? ( Vì: - Chống úng, lụt trong mùa mưa bão. - Đảm bảo nước tưới trong mùa khô. - Cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác. - Tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng). 3. Kể một số loại sinh vật ở nước ta và rút ra nhận xét? + Hoạt động của Giáo viên: - Chuẩn xác kiến thức. - Rút ra tiểu kết. + Hoạt động của trò: Tìm hiểu mục II kết hợp với hiểu biết thực tế: 1. Các nhân tố kinh tế- xã hội tác động đến nông nghiệp như thế nào? 2. Các nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế -xã hội nhân tố nào là nhân tố quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp? I. Các nhân tố tự nhiên: 1. Tài nguyên đất: + Sơ đồ 1: 2. Tài nguyên khí hậu: + Sơ đồ 2: 3. tài nguyên nước: - Nguồn nước phong phú tạo ra năng xuất cây trồng cao và tăng sản lượng cây trồng. 4. Tài nguyên sinh vật: II. Các nhân tố kinh tế- xã hội: 1. Dân cư và lao động nông nghiệp: 2. Cơ sở vật chất kĩ thuật: 3. Chính sách phát triển nông nghiệp: Chính sách đã tác động đến việc: - Khơi dậy và phát huy các thế mạnh trong con người lao động. - Hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật. - Tạo ra các mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp. - Mở rộng thị trường và ổn định đầu ra cho sản phẩm. 4. Thị trường trong và ngoài: C. Củng cố: 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên khi phát triển nông nghiệp? 2. Tại sao điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố quyết định tạo nên thành tựu lớn trong nông nghiệp? Cho ví dụ? D. Bài tập về nhà: 1. Sưu tầm tranh ảnh về sản xuất nông nghiệp ở nước ta. 2. Làm bài tập trong tập bản đồ và vở bài tập địa lí lớp 9. Tuần 4: Ngày soạn: / / 2007. Tiết 8: Bài 8 Sự phát triển và phân bố nông nghiệp. * Mục tiêu bài học: - Nắm được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay. - Nắm vững sự phân bố sản xuất nông nghiệp với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung , các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. - Có kĩ năng phân tích sơ đồ ma trận( bảng 8.3) về phân bố các cây công nghiệp chủ yếu theo vùng. - Biết đọc lược đồ nông nghiệp Việt Nam. * Các phương tiện dạy học cần thiết: - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam. - Lược đồ nông nghiệp phóng to theo sgk. - Một số hình ảnh về thành tựu sản xuất nông nghiệp. * Hoạt động trên lớp: A, Kiểm tra bài cũ: 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta? 2. Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp? B. bài mới: Hoạt động của thầy- trò. Nội dung chính. + Hoạt động của giáo viên: Hướng dẫn học sinh quan sát h8.1. +Hoạt động của trò .( cá nhân) 1. Nông nghiệp gồm những ngành nào? 2. Ngành trồng trọt bao gồm những nhóm cây trồng nào? 3. Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng của cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì? + Hoạt động của giáo viên: 1. Cho học sinh trả lời và nhận xét bổ sung cho nhau. 2. Giáo viên chuẩn xác kiến thức: Ngành trồng trọt gồm có cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả. Tỉ trọng cây lương thực và cây ăn quả có xu hướng giảm, cây công nghiệp có xu hướng tăng. Vậy mỗi nhóm cây có đặc điểm phát triển và phân bố như thế nào ta tiếp tục tìm hiểu. 3. Chia lớp thành 6 nhóm. + Hoạt động của trò: 1. Các nhóm trả lời câu hỏi theo phiếu. - Nhóm 1+2: Cây lương thực ( phiếu 1). - Nhóm 3+4: Cây công nghiệp ( phiếu2). - Nhóm 5+6: Cây ăn quả. (phiếu3). 2. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình, các em tìm hiểu nhiệm vụ của nhóm bạn và đặt 1 câu hỏi yêu cầu nhóm bạn trả lời. - Nhóm 1 hỏi nhóm 3. - Nhóm 2 hỏi nhóm 4. - Nhóm 3 hỏi nhóm 5. - nhóm 4 hỏi nhóm 6. - Nhóm 5 hỏi nhóm 1. - Nhóm 6 hỏi nhóm 2. + Hoạt động của giáo viên: 1. Cho đại diện của các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. 2. Đối với nhóm 1+2: Yêu cầu học sinh lên chỉ về sự phân bố cây lúa và vùng trọng điểm lúa? Vùng nào là vựa lúa lớn nhất của nước ta? Vì sao? 3. Đối với nhóm 3+4: Yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ sự phân bố của cây công nghiệp và cho biết tại sao ĐNB và Tây Nguyên là những vùng trọng điểm cây công nghiệp của nước ta? 4. Đối với nhóm 5+6: Chỉ vùng phân bố cây ăn quả và liên hệ thực tế. + Hoạt động của giáo viên: Trình bày một số điểm khái quát về vị trí của ngành chăn nuôi. + Hoạt động của trò: 1. Dựa vào sgk và thực tế kể những vật nuôi chính ở nước ta? 2. Thảo luận nhóm cặp điền vào bảng nội dung phù hợp. 3. Lợn được phân bố nhiều ở đâu? Tại sao? 4. Ngành chăn nuôi hiện nay đang gặp khó khăn gì? I. Ngành trồng trọt: 1. Cây lương thực: - Lúa, hoa màu (ngô, khoai, sắn). - Đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. - Vùng trọng điểm lương thực: Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. 2. Cây công nghiệp; - Cây hàng năm: lạc, đậu, mía, đay - Cây lâu năm: Cà phê, cao su - Tỉ trọng tăng từ 13,5 lên 23%. - Vùng trọng điểm: ĐNB và TN. 3. Cây ăn quả: - Phong phú và đa dạng. - Vùng trồng nhiều: ĐNB và ĐBSCL. II. Ngành chăn nuôi: vật đại diện Vùng phân bố chính Gia súc nhỏ Gia súc lớn. Gia cầm C.Củng cố: 1. Học sinh lên bảng chỉ bản đồ: - Các vùng trọng điểm lúa. - Các vùng trọng điểm trồng cây công nghiệp. - Các vùng trồng nhiều cây ăn quả. 2. Chọn và sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng. A B 1. Trung du và mn Bắc Bộ. 2. Đồng bằng sông Hồng. 3. Tây Nguyên. 4. ĐB sông Cửu Long. 5. Đông Nam Bộ. 1. Lúa, dừa, mía, cây ăn quả. 2. Cà phê, cao su, hồ tiêu. 3. Lúa, đậu tương, đay, cói. 4. Chè, đậu tương,lúa, ngô 5. Cao su, điều, hồ tiêu, cây ăn quả. D. Bài tập về nhà: 1. Hướng dẫn học sinh về nhà vẽ biểu đồ ( bài 2 trang 33). 2. Làm trong bài tập bản đồ và vở bài tập địa lí 9( bài 8). Tuần 5: Ngày soạn: / / 2007. Tiết 9: bài 9 Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản. * Mục tiêu bài học: - Nắm được các loại rừng ở nước ta. Vai trò của ngành lâm nghiệp trong việc phát triển kinh tế -xã hội và bảo vệ môi trường. Các khu vực phân bố chủ yếu ngành lâm nghiệp. - Thấy được nước ta có nguồn lợi khá lớn về thuỷ sản, cả thuỷ sản nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Những xu hướng mới trong phát triển và phân bố ngành thuỷ sản. - Có kĩ năng làm việc với bản đồ, lược đồ. -Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ đường, lấy gốc =100%. * Phương tiện cần thiết: - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam. - Lược đồ lâm nghiệp và thuỷ sản trong sách giáo khoa. - Một số hình ảnh về hoạt động lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta. * Hoạt động trên lớp: A. kiểm tra bài cũ: 1. Kiểm tra bài tập của một số học sinh. 2. Cho biết các vùng trọng điểm lúa của nước ta? Giải thích tại sao có sự phân bố như vậy? B. Bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung chính. + Hoạt động của trò: 1. Ngành lâm nghiệp có vai trò như thế nào 2. Dựa vào bảng 9.1 hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta ? 3. Tìm hiểu SGK hãy nêu chức năng của từng loại rừng phân theo mục đích sử dụng + Hoạt động của giáo viên: - Cho học sinh trả lời câu hỏi. - Chuẩn xác lại kiến thức. + Hoạt động của trò: 1. Qua h9.2 nhận xét sự phân bố của các loại rừng ở nước ta? 2. Đọc lược đồ 12.3(trang 45) xác định một số trung tâm công nghiệp chế biến lâm sản? 3. Cơ cấu ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động nào? ( Cho học sinh quan sát h9.1=>sự hợp lí về kinh tế-sinh thái). 4. Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta lại phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng? (Hậu quả của khai thác rừng bừa bãi, diên tích rừng thu hẹp) + Hoạt động của giáo viên: -Chuẩn xác lại kiến thức, cho học sinh rút ra tiểu kết - Chia lớp thành 12 nhóm - Nhóm 1-nhóm 6: câu 1,2,3 - Nhóm 7-nhóm 12: câu 4,5,6 + Hoạt động của trò: 1. Ngành thuỷ sản có vai trò gì? 2. Nước ta có điều kiện thuận lợi và khó khăn gì khi phát triển ngành thuỷ sản? 3. Dựa vào lược đồ 9.2 xác định ngư trường lớn của nước ta? 4. Dựa vào bản 9.2 và hình 9.2 cho biết : - So sánh số liệu rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thuỷ sản? - Xác định các tỉnh trọng điểm nghề cá của nước ta? (Dẫn đầu: Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Thuận) 5. Kể tên các loại thuỷ sản được nuôi nhiều?Các tình có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn? (Cà Mau, An Giang, Bến Tre) 6. Nước ta xuất khẩu những loại thuỷ sản nào? +Hoạt động của giáo viên: - Cho các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét bổ sung cho nhau -Chuẩn xác lại kiến thức. I. Lâm nghiệp: 1. Tài nguyên rừng: - Rừng sản xuất : cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho dân dụng, xuất khẩu. - Rừng phòng hộ: phòng chống thiên tai bảo vệ môi trường. - Rừng đặc dụng: bảo vệ sinh thái, bảo vệ các giống nòi quý hiếm. 2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp: - Rừng phòng hộ: Phân bố ở khu vực núi cao và ven biển. -Rừng sản xuất: Phân bố ở khu vực núi thấp và trung bình. Cần tiến hành khai thác đi đôi với trồng và bảo vệ rừng. II. Ngành thuỷ sản: 1.Nguồn lợi thuỷ sản: - Nguồn lợi thuỷ sản rất phong phú( thuỷ sản nước mặn, thuỷ sản nước ngọt, thuỷ sản nước lợ) - Có 4 ngư trường lớn - Khai thác thuỷ sản - Nuôi trồng thuỷ sản 2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản: - Khai thác thuỷ sản: sản lượng khai thác tăng khá nhanh - Nuôi trồng thuỷ sản: phát triển mạnh các tỉnh có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn như Cà Mau, An Giang, Bến Tre) - Xuất khẩu thuỷ sản tăng vượt bậc trong những năm gần đây. C. Củng cố Hướng dẫn học sinh làm bài tập số 3 SGK ( Có thể vẽ biểu đồ cột chồng) D. Bài tập về nhà: 1. Làm bài 3 SGK 2. Làm bài 9 trong tập bản đồ và vở bài tập địa lí lớp 9. 3. Chuẩn bị đọc trước và dụng cụ học tập tiết sau thực hành. Tuần 5: Ngày soạn: / / 2007. Tiết 10: Bµi 10 Thực hành. Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm. * Mục tiêu bài học: - Rèn luyện kĩ năng xử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ (cụ thể là tính cơ cấu % ở biểu đồ 1). - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu và vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng. - Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ, rút ra nhận xét và giải thích. - Củng cố và bổ sung kiến thức lí thuyết về ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. * Thiết bị cần thiết: - Com pa. - Thước kẻ. - Thước đo độ. - Máy tính. * Hoạt động trên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: 1. Kiểm tra bài tập của một số học sinh. 2. Trình bày nguyên nhân làm cho diện tích rừng bị giảm? Hậu quả? Biện pháp khắc phục? B. Bài mới: + Hoạt động của giáo viên: - Giáo viên nêu yêu cầu của tiết thực hành. ( chọn 1 trong 2 bài tập ). Bài tập 1: - Giáo viên nêu cho học sinh vẽ biểu đồ cơ cấu theo các bước. Bước 1: -Lập bảng số liệu đã xử lí theo mẫu. Chú ý khâu làm tròn số sao cho tổng các thành phần đúng bằng 100%. - Giáo viên tổ chức cho học sinh tính toán (Nên tổ chức chạy tiếp sức). Từ nhóm 1 đến nhóm 6: Tính cơ cấu diện tích gieo trồng. Từ nhóm 7 đến nhóm12: Tính góc ở tâm. Bước 2: Tổ chức cho học sinh vẽ. - Vẽ bắt đầu từ tia số 12 giờ theo chiều kim đồng hồ. - Năm 1990 bán kính 20mm. - Năm 2002 bán kính 24mm. Bước 3: Nhận xét về sự thay đổi qui mô diện tích, tỉ trọng diện tích gieo trồng của cây lương thực và cây công nghiệp. - Cây lương thực : Diện tích gieo trồng tăng 1845,7 nghìn ha, nhưng tỉ trọng giảm từ 71,6% xuống 64,8%. - Cây công nghiệp : Diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha, tỉ trọng cũng tăng từ 13,35 lên 18,2%. II. Bài tập 2: - Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ đường và cho học sinh về nhà hoàn thành tiếp. C. Củng cố: - Cho học sinh nhắc lại các yêu cầu khi vẽ biểu đồ cơ cấu và biểu đồ đường. D. Bài tập về nhà: 1. Hoàn thành bài tập 2. 2. Tìm hiểu trước bài 11 trang 41. Tuần 6: Ngày soạn: / / 2007. Tiết 11. Bài 11 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. * Mục tiêu bài học: - Nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế-xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta. - Hiểu được việc lựa chọn cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp phù hợp phải xuất phát từ việc đánh giá đúng tác động của các nhân tố này. - Có kĩ năng đánh giá ý nghĩa kinh tế của tài nguyên thiên nhiên. - Có kĩ năng sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. - Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích một hiện tượng địa lí kinh tế. * Các phương tiện cần thiết: - Bản đồ địa chất- khoáng sản Việt Nam hoặc Át lát địa lí Việt Nam. - Bản đồ phân bố dân cư (Hoặc lược đồ phân bố dân cư trong sgk) - Sơ đồ về vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm nước ta vẽ trên giấy khổ to. * Các hoạt động trên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thực hành của một số em. B. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động của thầy-trò. Nội dung chính. + Hoạt động của giáo viên: - Giáo viên giới thiệu bài mới. - Cho 1 học sinh kể một số ngành công nghiệp của nước ta + Hoạt động của trò: Bằng hiểu biết thực tế của mình hoàn chỉnh sơ đồ sau: Than, dầu khi Kim Loại Phi kim loại VL - XD Thuỷ Năng TN đất, nước, khí hậu, sinh vật + Hoạt động của giáo viên: - Giải thích cho học sinh như thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm. - Treo bản đồ địa chất, khoáng sản. + Hoạt động của trò: Dựa vào bản đồ địa –khoáng sản và kiến thức đã học, nhận xét về ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm. (- Công nghiệp nhiên liệu: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ. - Luyện kim: Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Hoá chất: trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ. - Vật liệu xây dựng: ĐBSH, Bắc Trung Bộ.) + Hoạt động của giáo viên: - Chuẩn xác lại kiến thức. - Chia lớp thành 12 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Hoạt động của học sinh: Dựa vào mục II và kiến thức thực tế cho biết các nhân tố kinh tế-xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? - Nhóm 1-3:Dân cư và lao động - Nhóm 4-6:Cơ sở vật chất kĩ thuật. - Nhóm 7-9: Chính sách. - Nhóm 10-12: Thị trường.( Thị trường có ý nghĩa như thế nào với phát triển công nghiệp) + Hoạt động của giáo viên: - Cho các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét, bổ sung cho nhau. - Chuẩn xác kiến thức. I. Các nhân tố tự nhiên: - Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm đặc biệt là ngành công nghiệp khai thác. - Sự phân bố tài nguyên tạo nên thế mạnh khác nhau của các vùng. II. Các nhân tố kinh tế - xã hội: 1. Dân cư và nguồn lao động: + Thuận lợi: - Thị trường trong nước rộng lớn. - Nguồn lao động dồi dào có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật => thu hút đầu tư nước ngoài. + Khó khăn: - Dân cư và lao động phân bố chưa hợp lí. - Trình độ của người lao động còn hạn chế, thiếu tác phong công nghiệp. 2. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng: + Thuận lợi: - Cơ sở hạ tầng đang được phát triển. + Khó khăn: - Trình độ công nghệ còn thấp, chưa đồng bộ. - Phân bố chỉ tập trung ở một số vùng. 3. Chính sách phát triển công nghiệp: - Chính sách công nghiệp hoá và đầu tư. - Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và các chính sách khác. 4. Thị trường: + Thuận lợi: - Thị trường trong nước lớn. - Đang được mở rộng ra nhiều nước. + Khó khăn: - Sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập. - Sức ép cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. - Còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng. C. Củng cố: 1. Các nhân tố tự nhiên có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với phát triển và phân bố công nghiệp? 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trang 41. + Đầu vào: Nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật. + Đầu ra: Thị trường trong nước, thị trường ngoài nước. D. Bài tập: 1. Trả lời câu hỏi 3. 2. Làm bài tập bài 11 trong tập bản đồ. 3. Tìm hiểu trước bài 12. Tuần 6: Ngày soạn: / / 2007. Tiết 12: Bài 12 Sự phát triển và phân bố công nghiệp. * Mục tiêu bài học: - Nắm được tên một số ngành công nghiệp chủ yếu ở nước ta và một số trung tâm công nghiệp chính. - Nắm được hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Hồ Chí Minh, các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở 2 trung tâm này. - Nắm được hai trung tâm tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận(ở phía Bắc), Đông Nam Bộ (ở phía Nam). - Đọc và phân tích biểu đồ cơ cấu ngành công nghiệp. - Đọc và phân tích lược đồ các nhà máy điện và các mỏ than, dầu khí. - Đọc và phân tích lược đồ các trung tâm công nghiệp Việt Nam. * Các phương tiện cần thiết: - Bản đồ công nghiệp Việt Nam. - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam. - Lược đồ các nhà máy điện và các mỏ than. - Một số hình ảnh về công nghiệp nước ta. B. Hoạt động trên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: 1. Làm bài tập 1 trang 41. 2. Phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông lâm ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. B. Bài mới: Giới thiệu bài mới. Hoạt động của thầy - trò. Nội dung chính. + Hoạt động của trò: 1. Kể một số ngành công nghiệp của nước ta hiện nay? Em có nhận xét gì về cơ cấu ngành? 2. Dựa vào mục 1 sgk cho biết ngành công nghiệp trọng điểm là ngành như thế nào? 3. Dựa vào h12.1 hãy sắp xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ? + Hoạt động của thầy: - Hướng dẫn học sinh quan sát h12.2, h12.3 và bản đồ công nghiệp Việt Nam. - Chia lớp thành 12 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Hoạt động của trò: - Nhóm 1-2: CN khai thác nhiên liệu. - Nhóm 3-4: CN điện. - Nhóm 5-6: CN chế biến lương thực, thực phẩm. - Nhóm 7-8: CN dệt. - Nhóm 9-10: Các ngành công nghiệp khác. - Nhóm 11: Đặt câu hỏi cho nhóm 1-4. - Nhóm 12: Đặt câu hỏi cho nhóm5-8. ( Chú ý: Cần tìm hiểu. 1. Ngành đó phát triển như thế nào? 2. Phân bố chủ yếu ở đâu? Tại sao? Các trung tâm chính? 3. Tỉ trọng của ngành trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp năm 2002?). + Hoạt động của thầy: 1. Cho các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét, bổ sung cho nhau. Hỏi- đáp. 2.Chuẩn xác kiến thức. 3. Treo bản đồ công nghiệp Việt Nam và bản đồ kinh tế chung. + Hoạt động của trò: 1. Quan sát bản đồ cho biết 2 khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước? Kể tên một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho hai khu vực đó? 2. Giải thích tại sao Hà Nội và Hồ Chí Minh lại trở thành hai trung tâm công nghiệp lớn nhất? 3. Tìm một số trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta và nhận xét sự phân bố? 4. Thanh hoá có những ngành công nghiệp nào? Nêu một số nhà máy lớn của mỗi ngành? 5. Qua thực tế em có nhận xét gì về quá trình công nghiệp hoá ở nước ta? I. Cơ cấu ngành công nghiệp: - Công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng. II. Các ngành công nghiệp trọng điểm: 1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu. - Khai thác than. - Khai thác dầu khí. 2. Công nghiệp điện: - Nhiệt điện. - Thuỷ điện. 3. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. 4. Công nghiệp dệt: 5. Một số ngành công nghiệp nặng khác: - Cơ khí. - Điện tử. - Hoá chất. - Vật liệu xây dựng. III. Các trung tâm công nghiệp lớn: - Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. - Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất; Hà Nội và Hồ Chí minh. C. Củng cố: 1. Cho học sinh xác định các trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ và đọc tên các ngành công nghiệp ở mỗi trung tâm. 2. Xác định các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện lớn, các mỏ than, dầu khí đang khai thác. D. Hoạt động chuyển tiếp: 1. Hướng dẫn các em làm bài tập trong tập bản đồ. 2. Tìm hiểu trước bài 13. 3. Đánh dấu mức độ quan trọng phù hợp vào các ô trống của bảng sau: Ba ngành công nghiệp có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp năm 2002. Phát triển dựa trên các thế mạnh Khai thác nhiên liệu Cơ khí điện tử Chế biến lương thực, thực phẩm. Tài nguyên thiên nhiên Nguồn lao động Thị trường trong nước Xuất khẩu - Quan trọng nhất: +++. - Quan trọng: ++. - Ít quan trọng: +. Tuần 7: Ngày soạn: Tiết 13: Bài 13. Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành dịch vụ. * Mục tiêu bài học: - Nắm được ngành dịch vụ ở nước ta có cơ cấu phức tạp và ngày càng đa dạng hơn. - Thấy được ngành dịch vụ có ý nghĩa ngày càng tăng trong việc đảm bảo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, trong hoạt động của đời sống xã hội và tạo việc làm cho nhân dân, đóng góp vào thu nhập quốc dân. - Hiểu được sự phân bố của ngành dịch vụ nước ta phụ thuộc vào sự phân bố dân cư và sự phân bố các ngành kinh tế khác. - Có kĩ năng làm việc với sơ đồ. - Có kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích sự phân bố của ngành dịch vụ. * Phương tiện cần thiết: - Sơ đồ về cơ cấu các ngành dịch vụ ở nước ta. - Một số hình ảnh về các hoạt động dịch vụ hiện nay ở nước ta. * Hoạt động trên lớp: A.Kiểm tra bài cũ: 1. Tìm đọc tên các trung tâm công nghiệp tiêu biểu ở nước ta? Tại sao Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn? 2. Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng. B. Giới thiệu bài . Hoạt động của thầy - trò. Nội dung chính. + Hoạt động của trò: 1. Dựa vào h13.1 nhận xét cơ cấu của ngành dịch vụ ở nước ta? 2. cho ví dụ chứng minh nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ càng trở nên đa dạng. 3. Qua thực tế em thấy dịch vụ có vai trò như thế nào? Cho 2 ví dụ cụ thể. ( Tạo việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế). + Hoạt động của thầy: - Chuẩn xác kiến thức. - Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Hoạt động của trò: Quan sát h13.1 và tìm hiểu phần II cho biết: 1. Tỉ trọng của các nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất,dịch vụ công cộng và nêu nhận xét? 2. Sự phân bố của ngành dịch vụ phụ thuộc yếu tố nào? 3. Tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta? I. Cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế: 1. Cơ cấu ngành dịch vụ: Cơ cấu ngành dịch vụ phức tạp và ngày càng đa dạng. 2. Vai trò của ngành dịch vụ trong sản xuất và đời sống. Dịch vụ có vai trò rất lớn trong sản xuất và sinh hoạt. II. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta: 1. Đặc điểm phát triển: - Thu hút khoảng 25% lao động. - Năm 2002 chiếm 38,5% GDP. - Phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm với khu vực và quốc tế. 2. Đặc điểm phân bố: - Phân bố không đều tập trung ở những nơi đông dân, nhiều ngành sản xuất và kinh tế phát triển. C. Củng cố: Cho học sinh làm bài tập 1,2,3 sách giáo khoa. D. Bài tập về nhà: 1. Làm bài 13 trong tập bản đồ và vở bài tập địa lí 9. 2. Tìm hiểu trước bài 14. 3. Sưu tầm một số tranh ảnh về các công trình giao thông vận tải hiện đại mới xây dựng, về hoạt động của ngành giao thông. Tuần 7: Ngày soạn: / / 2007. Tiết 14: Bài 14. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. * Mục tiêu bài học: - Nắm được đặc điểm phân bố các mạng lưới và các đầu mối giao thông vận tải chính của nước ta, những bước tiến mới trong hoạt động giao thông vận tải. - Nắm được các thành tựu to lớn của ngành bưu chính viễn thông và tác động của những bước tiến này đến đời sống kinh tế xã hội. - Biết đọc và phân tích lược đồ giao thông vận tải. - Biết phân tích mối quan hệ giữa giao thông vận tải với sự phân bố các ngành kinh khác. * Các phương tiện dạy học cần thiết: - Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam. - Lược đồ mạng lưới giao thông vận tải. - Một số hình ảnh về các công trình giao thông vận tải hiện đại mới xây dựng, về hoạt động của ngành giao thông vận tải. - Một số tư liệu về sự phát triển tăng tốc của ngành bưu chính viễn thông. *Hoạt động tren lớp: A. Kiểm

File đính kèm:

  • docGiao an lop 9 tiet 722.doc
Giáo án liên quan