ĐỊA LÍ VIỆT NAM (tiếp theo)
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
BÀI 1:
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I- MỤC TIÊU
Sau bài học, Hs cần:
-Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc của nước ta.
-Xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
-Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý khối 9 bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1- Tiết 1
Địa lí việt nam (tiếp theo)
Địa lí dân cư
Bài 1:
cộng đồng các dân tộc việt nam
Ngày soạn: 01/ 8/ 2008
Ngày dạy: 11/ 8/ 2008
Mục tiêu
Sau bài học, Hs cần:
Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc của nước ta.
Xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
Phương tiện
Bản đồ dân cư Việt Nam
Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Atlat Địa lí Việt Nam
Hoạt động trên lớp
Mở bài:
Trong quá trình dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước đã có sự đóng góp to lớn của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Các dân tộc có những nét đăc trưng riêng, có sự khác nhau về địa bàn phân bố và các hoạt động kinh tế
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính (Ghi bảng)
HĐ1: Cá nhân/ cặp
? ? Hãy kể tóm tắt một truyền thuyết giải thích về sự hình thành của đại gia đình các dân tộc Việt Nam?
(Con rồng cháu tiên)
GV: Yêu cầu 2 HS làm thành một cặp, dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời những câu hỏi sau:
? Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
? Đặc điểm nổi bật của một số dân tộc (Kinh, Tày, Thái, Mường, Chăm, Khơ-me, Ê-đê)
- Hoạt động kinh tế chính.
- Trạng phục
- Phong tục tập quán
- Một số sản phẩm nổi tiếng
HS: Thảo luận trong nhóm của mình, thống nhất đáp án và cử đại diện lên trình bày trước lớp ( mỗi câu hỏi gọi 1 HS trả lời)
GV và các HS khác cùng nhận xét, bổ sung (nếu cần), GV chốt kiến thức.
GV: Hướng dẫn Hs phân tích hình 1.2 “Lớp học vùng cao)
? Hãy nêu một số VD về những đóng góp của những người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nuớc?
Chuyển ý:
54 dân tộc ở nước ta phân bố như thế nào? Hiện nay sự phân bố ấy có gì thay đổi?
HĐ 2: Cá nhân/nhóm
Buớc 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và phân công nhiệm vụ cho các nhóm.
? Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 12) kết hợp vốn hiểu biết hãy cho biết:
-Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở miền địa hình nào?
(nhóm 1+2)
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền địa hình nào? Sự phân bố của các dân tộc ít người có gì khác ở miền Bắc và miền Nam?
(nhóm 3+4)
Buớc 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức.
? Em hãy cho biết một số thay đổi trong sự phân bố của các dân tộc? Nguyên nhân? Cho VD minh hoạ?
I- Các dân tộc ở Việt Nam
- Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) đông nhất chiếm 86,2% dân số.
- Mỗi dân tộc có một nét văn hoá riêng, thể hiện trong trang phục, ngôn ngữ, phong tục tập quán
- Các dân tộc đã cùng nhau đoàn kết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II- Sự phân bố các dân tộc
1. Dân tộc Việt (Kinh)
- Phân bố rộng khắp trong cả nước nhưng tập trung đông ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.
2. Các dân tộc ít người
- Phân bố chủ yếu ở miến núi và trung du.
- Bắc Bộ: trên 30 dân tộc :Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao
- Trường Sơn- Tây Nguyên: trên 20 dân tộc :Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho
- Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Chăm. Khơ-me, Hoa.
- Do tác động của các hoạt động kinh tế và các chính sách của nhà nước nên sự phân bố dân cư đã có nhiều thay đổi.
Củng cố, dặn dò
Chọn ý đúng trong những câu sau đây:
Dân tộc Việt có số dân chiếm bao nhiêu % tổng số dân của nước ta:
75,5%
80,6%
85,0%
86,2%
Địa bàn cư trú của các dân tộc ít người ở nước ta là:
Đồng bằng, ven biển và trung du.
Miền trung du và cao nguyên.
Miền núi và cao nguyên.
Tất cả các ý trên đều đúng.
Hoạt động kinh tế của các dân tộc ít người của nước ta là:
Trồng cây hoa màu.
Trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc.
Sản xuất một số mặt hàng thủ công
Tất cả các ý trên.
Đọc phần ghi nhớ SGK
Làm bài tập về nhà trong SGK và Tập bản đồ.
- Đọc trước bài 2 ở nhà.
Phần bổ sung:
File đính kèm:
- bai 1.doc