Giáo án Địa lý khối 9 bài 18: Vùng trung du và miền núi bắc bộ (tiếp theo)

Tuần 10- Tiết 20

BÀI 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

 (tiếp theo)

I- MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Nắm vững và trình bày được tình hình phát triển kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

-Phân tích điều kiện phát triển, tình hình phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của vùng.

-Đọc bản đồ, átlát, tranh ảnh kinh tế.

-Xác lập mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế-x-hội.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý khối 9 bài 18: Vùng trung du và miền núi bắc bộ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10- Tiết 20 Bài 18: vùng trung du và miền núi bắc bộ (tiếp theo) Ngày soạn: 16 / 10 / 2007 Ngày dạy: 25/ 10/ 2007 Mục tiêu Sau bài học, HS cần: Nắm vững và trình bày được tình hình phát triển kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Phân tích điều kiện phát triển, tình hình phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của vùng. Đọc bản đồ, átlát, tranh ảnh kinh tế. Xác lập mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế-xã hội. Phương tiện Atlát Địa lí Việt Nam. Lược đồ kinh tế vùng TD và MN Bắc Bộ. Tranh ảnh về các địa danh du lịch của vùng, nhà máy thuỷ điện HB. Hoạt động trên lớp Kiểm tra bài cũ: ? Hãy trình bày những thế mạnh kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? Khai thác khoáng sản: than, sắt, apatit, đá vôi Trồng rừng và cây CN lâu năm. Chăn nuôi gia súc lớn. Thuỷ điện. Du lịch biển và du lịch sinh thái ? So sánh trình độ phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với cả nước? Giữa tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc? Trung du và miền núi Bắc Bộ có trình độ phát triển dân cư-xã hội thấp hơn cả nước. Tiểu vùng Đông bắc có trình độ phát triển cao hơn tiểu vùng Tây Bắc. Bài mới. Mở bài: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế. Vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và phong phú có thể phát triển nhiều ngành kinh tế khác nhau. Đặc điểm dân cư – xã hội với nhiều dân tộc ít người sinh sống có bản sắc văn hoá đa dạng, có kinh nghiệm trồng rừng, cây CN lâu năm, chăn nuôi gia súccũng là điều kiện thuận lợi để vùng phát triển kinh tế. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính (Ghi bảng) HĐ1: Cá nhân/cặp Bước 1: HS dựa vào hình 18.1, Atlát địa lí VN và kênh chữ trong SGK cho biết: Vùng có những ngành CN nào? Những ngành nào là thế mạnh của vùng? Xác định trên bản đồ các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện, các trung tâm CN luyện kim, cơ khí, hoá chất. Nêu ý nghĩa của việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình? Các khoáng sản đang được khai thác? Nơi phân bố? Bước 2: HS phát biểu, chỉ trên bản đồ. GV chuẩn kiến thức. * Chuyển ý: Ngoài thế mạnh về CN năng lượng và khai khoáng, vùng còn có một số thế mạnh trong nông nghiệp. HĐ 2: Nhóm Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm và thảo luận câu hỏi sau trong thời gian 5 phút. ? Dựa vào hình 18.1 hoặc Atlát Địa lý Việt Nam và vốn hiểu biết của mình hãy: CMR vùng có cơ cấu sản phẩm NN đa dạng? Tìm trên lược đồ các cây công nghiệp, ăn quả của vùng? Giải thích tại sao cây chè chiếm diện tích và sản lượng lớn trong cả nước? Vùng chăn nuôi nhiều loại gia súc nào? Tại sao? Những khó khăn trong phát triển nông nghiệp của vùng là gì? Bước 2: HS thảo luận sau đó cử đại diện lên trả lời. Gv kết luận HĐ: Cá nhân ? Hãy cho biết vùng có thế mạnh phát triển những ngành dịch vụ nào? ? Hãy xác định trên bản đồ: các tuyến đường, san bay, cảng biển quan trọng? Các cửa khẩu với Trung Quốc và Lào? Các địa danh du lịch nổi tiếng? HĐ: cá nhân ? Hãy xác định trên bản đồ vị trí của các trung tâm kinh tế của vùng và nêu chức năng của mỗi trung tâm? HS: Lên bảng xác định trên bản đồ. GV chuẩn kiến thức. Iv- Tình hình phát triển kinh tế 1. Công nghiệp - Các ngành CN: + Năng lượng: nhiệt điện, thuỷ điện. +Khai khoáng: than, sắt, apatit, thiếc, đồng.. +Khác: luyện kim, cơ khí, hoá chất 2. Nông nghiệp - Rất đa dạng. -Các sản phẩm chủ yếu: + Trồng trọt: Cây công nghiệp, ăn quả, lúa, ngô. +Chăn nuôi: Trâu, bò, lợn. +Nuôi và đánh bắt thuỷ sản. + Trồng rừng. - Khó khăn: thiên nhiên có nhiều bất lợi cho sx NN. 3. Dịch vụ Thương mại: phát triển từ lâu đời. GTVT: có nhiều loại hình GTVT. Du lịch: sinh thái, về nguồn, biển đảo.. V-các trung tâm kinh tế -Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long. Lạng Sơn. Củng cố, dặn dò Đọc phần ghi nhớ SGK. Làm bài tập về nhà trong Tập bản đồ. Chuẩn bị nội dung và dụng cụ thực hành. Phần bổ sung:

File đính kèm:

  • docBai 18.doc
Giáo án liên quan