Giáo án Địa lý khối 9 bài 20: Vùng đồng bằng Sông Hồng

BÀI 20: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

I- MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Nắm vững đặc điểm vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của vùng Đồng Bằng Sông Hồng.

-Nắm vững các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các đặc điểm dân cư-kinh tế- x-hội của vùng từ đó thấy được các thế mạnh kinh tế nổi bật của vùng.

-Thấy được đây là vùng có dân cư đông nhất cả nước và những khó khăn do dân cư đông tạo ra, hướng giải quyết.

-Đọc bản đồ, átlát, tranh ảnh và sơ đồ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý khối 9 bài 20: Vùng đồng bằng Sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11- Tiết 22 Bài 20: vùng Đồng bằng sông hồng Ngày soạn: 24 / 10 / 2007 Ngày dạy: 2/ 11/ 2007 Mục tiêu Sau bài học, HS cần: Nắm vững đặc điểm vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Nắm vững các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các đặc điểm dân cư-kinh tế- xã hội của vùng từ đó thấy được các thế mạnh kinh tế nổi bật của vùng. Thấy được đây là vùng có dân cư đông nhất cả nước và những khó khăn do dân cư đông tạo ra, hướng giải quyết. Đọc bản đồ, átlát, tranh ảnh và sơ đồ. Phương tiện Atlát Địa lí Việt Nam. Lược đồ tự nhiên vùng ĐBSH. Tranh ảnh về hệ thống đê, công trình thuỷ lợi... Hoạt động trên lớp Bài mới. Mở bài: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng có vị trí quan trọng trong phân công lao động cả nước. Đây cũng là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, điều kiện tự nhiên và tài nguyên phong phú đa dạng, nguồn lao động dồi dào và mặt bằng dân trí cao, có thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế và là đầu mối giao thông quan trọng trong cả nước. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính (Ghi bảng) HĐ1: cả lớp - GV gọi một HS lên bảng: + đọc tên các tỉnh của vùng ĐBSH. + Chỉ giới hạn lãnh thổ của vùng. + Xác định vị trí các đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà trên bản đồ. ? Nêu nhận xét về đặc điểm vị trí địa lí của vùng? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế-xã hội. HS: Trả lời, GV chuẩn kiến thức. * Chuyển ý: Ngoài vị trí địa lí có nhiều thuận lợi vùng cũng có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng. HĐ 2: Nhóm Bước 1: GV chia nhóm HS và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm thảo luận. Nhóm 1: Dựavào các kiến thức đã học, tìm hiểu ý nghĩa của sông Hồng đối với việc phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư. Tầm quan trọng của hệ thống đê trong vùng. Nhóm 2: Tìm trên lược đồ hình 20.1, tên các loại đất và sự phân bố của chúng. Loại đất nào có tỉ lệ lớn? ý nghĩa của tài nguyên đất trong vùng? Nhóm 3: Tìm hiểu tài nguyên khí hậu, khoáng sản và tài nguyên biển của vùng? Bước 2: HS trả lời, Gv kết luận ? Tại sao tài nguyên đất được coi là tài nguyên quí nhất của vùng? ? Vùng có các danh lam thắng cảnh nào nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch? Hoạt động : cá nhân/ cặp Bước 1: ? Dựa vào kênh chữ, hình 20.2 hãy: So sánh mật độ dân cư của vùng Đồng bằng sông Hồng với cả nước, Trung du, miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. Cho biết dân cư tập trung đông đúc có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế –xã hội. Bước 2: HS lên trả lời câu hỏi, GV chuẩn kiến thức. HĐ: nhóm Bước 1: HS quan sát bảng 20.1, nhận xét về tình hình dân cư-xã hội của vùng ĐBSH với cả nước. - Cho biết kết cấu hạ tâng nông thôn có đặc điểm gì? - Trình bày một số nét về hệ thống đô thị của vùng? (mật độ đô thị dày, một số đô thị hình thành từ lâu) Bước 2: HS trình bày, Gv chuẩn kiến thức. I- Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. - S: nhỏ - Giáp Trug du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Biển Đông. - Có thủ đô Hà Nội. - Giao lưu thuận tiện với các vùng khác trong cả nước. II- điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Đồng bằng lớn thứ 2 cả nước. - Đất phù sa màu mỡ là tài nguyên quí giá nhất của vùng. - Khí hậu NĐGM có một mùa đông lạnh tạo điều kiện thâm canh tăng vụ, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng. - Tài nguyên khoáng sản: đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí đốt - Tài nguyên biển và du lịch khá phong phú. iii- Đặc điểm dân cư- xã hội Dân số đông, mật độ cao nhất cả nước: thị trường lớn, lao động dồi dào. Trình độ dân trí cao. Khó khăn: việc làm, sức ép lên tài nguyên, môi trường. - Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. - Một số đô thị hình thành từ lâu đời. Củng cố, dặn dò Đọc phần ghi nhớ SGK. Lên bảng xác định vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng? ? Vùng ĐBSH có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế-xã hội? Làm bài tập về nhà trong Tập bản đồ. Đọc trước bài 21 ở nhà. Phần bổ sung:

File đính kèm:

  • docBai 20.doc
Giáo án liên quan