Giáo án Địa lý khối 9 bài 5: Thực hành: phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999

Bài 5:

THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ

NĂM 1989 VÀ 1999

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

- Biết được cách phân tích và so sánh tháp dân số.

- Thấy được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi của dân số nước ta là ngày càng "già" đi.

- Thiết lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội.

- Có trách nhiệm đối với cộng đồng về quy mô gia đình hợp lý.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý khối 9 bài 5: Thực hành: phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 – Tiết 5 Bài 5: thực hành: phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999 Ngày soạn: 28/ 8/ 2008 Ngày dạy: 09/ 9/ 2008 I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: - Biết được cách phân tích và so sánh tháp dân số. - Thấy được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi của dân số nước ta là ngày càng "già" đi. - Thiết lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội. - Có trách nhiệm đối với cộng đồng về quy mô gia đình hợp lý. II. Phương tiện - Tháp dân số Việt Nam năm 1989 và năm 1999 (phóng to hình 5.1 SGK) - Tư liệu, tranh, ảnh về vấn đề kế hoạch hoá gia đình ở Việt Nam những năm cuối của thế kỷ XX III. Các hoạt động trên lớp Mở bài: - GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành: hoàn thành 3 bài tập trong SGK Địa lý 9. - Cách thức tiến hành: Cá nhân tự nghiên cứu sau đó trao đổi trong nhóm và báo cáo kết quả bài làm. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ1: Cá nhân - nhóm GV yêu cầu 1 HS nhắc lại về cấu trúc một tháp dân số. - Trục ngang: tỷ lệ%. - Trục đứng: độ tuổi. - Các thanh ngang thể hiện dân số từng nhóm tuổi. - Phải, trái: giới tính. - Gam màu. Bước 1: Hs dựa vào hình 5.1 kết hợp kiến thức đã học, hoàn thành bài tập số 1. Gợi ý: + Hình dạng tháp (đáy, thân, đỉnh) + Các nhóm tuổi: 0-14, 15 - 59 và từ 60 tuổi trở lên. + Tỷ lệ dân số phụ thuộc: Tỷ số giữa người dưới 15 tuổi cộng với trên 60 tuổi với những người từ 15 tuổi đến 60 tuổi của dân cư 1 vùng, 1 nước. Bước 2: HS trong nhóm trao đổi, kiểm tra kết quả, tự đánh giá lẫn nhau, bổ xung cho nhau. Bước 3: GV gọi đại diện từng nhóm báo cáo kết quả - chuẩn kiến thức. 1. Bài tập số 1 - Hình dạng: Đều có đáy rộng, đỉnh nhọn, sườn dốc nhưng đáy tháp ở nhóm 0-4 tuổi, của năm 1999 thu hẹp hơn so với năm 1989. - Cơ cấu dân số theo độ tuổi: Tuổi dưới và trong độ tuổi lao động đều cao song độ tuổi lao động dưới tuổi lao động của năm1999 nhỏ hơn 1989. Độ tuổi lao động và ngoài lao động năm 1999 cao hơn năm 1989. + Tỷ lệ dân số phụ thuộc cao, song năm 1999 nhỏ hơn năm 1989. HĐ 2: Cá nhân - nhóm 2. Bài tập số 2 Bước 1: Cá nhân thông qua kết quả chính xác của bài 1, kết hợp kiến thức đã học tự nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta từ năm 1989 đến năm 1999. Bước 2: HS trong nhóm cùng nhau trao đổi kết quả của mình, kiểm tra lẫn nhau, bổ xung những thiếu sót. Bước 3: Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả - GV chuẩn kiến thức. - Do thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình và nâng cao chất lượng cuộc sống nên ở nước ta dân số có xu hướng "già" đi (tỷ lệ trẻ em giảm, tỷ lệ người già tăng). HĐ 3: Cá nhân/nhóm Bước 1: HS dựa vào thực tế, kết hợp vốn hiểu biết, đánh giá thuận lợi, khó khăn của cơ cấu dân số theo độ tuổi và tự đề ra giải pháp khắc phục khó khăn đó. Gợi ý: Cơ cấu dân số theo độ tuổi nước ta tuy có xu hướng đang "già" đi nhưng vẫn thuộc dạng cơ cấu dân số trẻ (đáy rộng, đỉnh nhọn, sườn dốc). Bước 2: HS trong nhóm cùng trao đổi, bổ xung cho nhau, cùng nhau tìm ra kết quả đúng nhất. Bước 3: Đại diện từng nhóm phát biểu, GV chuẩn kiến thức. 3. Bài tập số 3 - Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh. - Khó khăn: + Thiếu việc làm. + Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. - Biện pháp: Giảm tỷ lệ sinh bằng cách thực hiện tốt KHHGĐ, nâng cao chất lượng cuộc sống. IV. Đánh giá 1. Chọn ý đúng trong câu sau: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ: A. Trẻ em, tăng tỷ lệ người trong và ngoài nước trong độ tuổi lao động. B. Người trong độ tuổi lao động, tăng tỷ lệ trẻ em và người ngoài độ tuổi lao động. C. Người ngoài độ tuổi lao động, tăng tỷ lệ trẻ em và người trong độ tuổi lao động. 2. Các câu sau đúng hay sai? Tại sao? a) Tháp dân số năm 1999 của nước ta thuộc loại dân số già. b) Giảm tỷ lệ sinh là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

File đính kèm:

  • docBai 5.doc
Giáo án liên quan