Bài 9:
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
- Hiểu và trình bày được vai trò của ngành lâm nghiệp trong việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, tình hình phát triển và phân bố chủ yếu của ngành lâm nghiệp.
- Biết được nước ta có nguồn thuỷ sản phong phú.
- Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản, xu hương phát triển của ngành.
- Có kỹ năng đọc bản đồ, lược đồ, vẽ biểu đường.
- ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng và nguồn lợi thuỷ sản
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý khối 9 bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5- Tiết 9
Bài 9:
sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
Ngày soạn: 15/9/2008
Ngày dạy: 23/ 9/ 2008
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Hiểu và trình bày được vai trò của ngành lâm nghiệp trong việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, tình hình phát triển và phân bố chủ yếu của ngành lâm nghiệp.
- Biết được nước ta có nguồn thuỷ sản phong phú.
- Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản, xu hương phát triển của ngành.
- Có kỹ năng đọc bản đồ, lược đồ, vẽ biểu đường.
- ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng và nguồn lợi thuỷ sản
II. Các thiết bị dạy học
- Bản đồ kinh tế Việt Nam.
- Bản đồ lâm nghiệp - thuỷ sản.
- Atlat địa lý Việt Nam.
- Tranh ảnh, băng đĩa hình về hoạt động lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta
III. Các hoạt động trên lớp
Mở bài:
* Phương án 1:
GV yêu cầu học sinh nêu những thuận lợi và khó khăn của hai ngành lâm nghiệp và thuỷ sản. Sau đó chốt lại vấn đề cơ bản và nói ngành lâm nghiệp, thuỷ sản phát triển như thế nào, phân bố ở đâu? Các vấn đề tồn tại và những giải pháp.
* Phương án 2:
Phần mở đầu bài học trong SGK
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Cá nhân/cặp
Bước 1: HS dựa vào bảng 9.1 và hình 9.2 hoặc Atlat địa lý Việt Nam (tr. 15), kết hợp kênh chũ mục 1.I và thực tế để trả lời các câu hỏi sau:
- Độ che phủ rừng của nước ta là bao nhiêu?
Tỷ lệ này là cao hay thấp ? Vì sao?
- Nước ta có những loại rừng nào? Cơ cấu các loại rừng
- Vai trò của từng loại rừng đối với việc phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường ở nước ta.
I. Ngành lâm nghiệp.
1. Tài nguyên rừng
Bước 2: HS phát biểu - GV chuẩn bị kiến thức
- Độ che phủ rừng: 35% (năm 2000)
- Nước ta có nhiều loại rừng, trong đó rừng sản xuất chiếm tỷ trọng nhỏ nên phải khai thác hợp lý.
Chuyển ý: Với 3/4 diện tích là đồi núi nhưng độ che phủ chỉ chiếm 35% chúng ta đã khai thác và bảo vệ rừng như thế nào?
HĐ 2: Cá nhân, cặp
Bước 1: HS dựa vào trang 15 Atlat địa lý Việt Nam, Bản đồ kinh tế, kết hợp vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
- Khai thác lâm sản tập trung chủ yếu ở đâu? Tên các trung tâm chế biến gỗ?
- Trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng?
- Hướng phấn đấu của ngành lâm nghiệp.
Gợi ý:
+ Ngành lâm nghiệp gồm khai thác lâm sản, trồng và bảo vệ rừng.
+ Sự hợp lý về kinh tế - sinh thái của các mô hình nông - lâm kết hợp.
2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp
Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ treo tường, GV chuẩn kiến thức
- Hàng năm khai thác 2,5 triệu m3 gỗ khu vực rừng sản xuất.
- Khai thác gỗ phải gắn liền với trồng mới và bảo vệ rừng.
- Công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản phát triển ở vùng nguyên liệu.
- Phấn đấu năm 2010, tỷ lệ che phủ rừng là 45%
Chuyển ý: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, đường bờ biển dài trên 3.260km; khí hậu nhiệt đới, nước mặn rất nhiều, ngành thuỷ sản đã nắm bắt cơ hội này để phát triển như nào?
HĐ 3: Cá nhân/cặp
Bước 1: HS dựa vào hình 9.2 hoặc trang 15 Atlat địa lý Việt Nam kết hợp kiến thức đã học:
- Đọc tên 4 ngư trường lớn của nước ta.
- Nêu những thuận lợi, khó khăn của ngành thuỷ sản.
Gợi ý:
+ Điều kiện tự nhiên để nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước ngọt và nước mặn.
+ Vốn đầu tư, thị trường.
+ Môi trường.
II. Ngành thuỷ sản
1. Nguồn lợi thuỷ sản
Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ treo tường, GV chuẩn kiến thức.
- Thuận lợi:
+ Nguồn lợi lớn về thuỷ sản :
+ 4 ngư trường lớn: Cà Mau - Kiên Giang, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
+ Nhiều diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản.
- Khó khăn: Hay bị thiên tai, vốn ít
Chuyển ý: GV yêu cầu HS nhắc lại những thuận lợi, khó khăn của ngành thuỷ sản và nói: hiện nay ngành thuỷ sản phát triển và phân bố như thế nào?
HĐ 4: Cá nhân/cặp
Bước 1: HS dựa vào bảng 9.2, hình 92 hoặc kết hợp trang 15 Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
- Nhận xét về sự phát triển của ngành thuỷ sản nước ta. Giải thích.
- Đọc tên các tỉnh có sản lương khai thác, nuôi trồng thuỷ sản lớn ở nước ta.
- Tiến bộ của xuất khẩu thuỷ sản có ảnh hưởng gì đến phát triển ngành
2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản
Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ treo tường, GV chuẩn kiến thức
- Phát triển mạnh, trong đó sản lượng khai thác chiếm tỷ trọng lớn.
- Phân bố chủ yếu ở Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Các tỉnh dẫn đầu về khai thác: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận; nuôi trồng: cà Mau, An Giang, Bến Tre.
- Xuất khẩu thuỷ sản tăng nhanh, có tác dụng thúc đẩy ngành thuỷ sản phát triển.
IV. củng cố
1. Chọn ý đúng nhất trong câu sau:
Các tỉnh trọng điểm nghề thuỷ sản ở nước ta:
A. Kiên Giang C. Bà Rịa - Vũng Tàu D. Bến Tre.
B. Cà Mau D. Bình Thuận E. Tất cả các tỉnh trên.
2. Câu 1, 2 trang 37 SGK Địa lý 9
V. hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập 3 trang 37 SGK Địa lý 9.
- Chuẩn bị máy tính cá nhân, thước kẻ, compa, bút chì, thước đo độ.
File đính kèm:
- Bai 9.doc