Giáo án Địa lý lớp 11 bài 02: Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế

Tiết: 2.

Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa, khu vực hóa và hệ quả của toàn cầu hóa, khu vực hóa.

- Biết lý do hình thành tổ chức kiên kết kinh tế khu vực và một số đặc điểm của tổ chức kiên kết kinh tế khu vực.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số liên kết kinh tế khu vực.

- Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viênquy mô về số dân, GDP của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 11 bài 02: Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31-8-2009. Tiết: 2. Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa, khu vực hóa và hệ quả của toàn cầu hóa, khu vực hóa. - Biết lý do hình thành tổ chức kiên kết kinh tế khu vực và một số đặc điểm của tổ chức kiên kết kinh tế khu vực. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số liên kết kinh tế khu vực. - Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viênquy mô về số dân, GDP của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. 3. Thái độ: - Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó, xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ KT-XH của địa phương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Bản đồ Các nước trên thế giới. - Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thế giới, khu vực: III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Oån định tình hình lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại? 3. Giảng bài mới: - Giới thiệu bài: (1’) - Tiến trình tiết dạy: T/L Họat động của GV Họat động của HS Nội dung 5’ HĐ1: Xác định nguyên nhân, biểu hiện của xu hướng tòan cầu hóa. - GV nêu câu hỏi đàm thọai gợi mở: “Toàn cầu hóa kinh tế là gì? Nguyên nhân? HĐ2: Xác định biểu hiện của toàn cầu hóa - GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm nghiên cứu một biểu hiện của toàn cầu hóa–liên hệ Việt Nam. - GV kết luận và chuẩn kiến thức. HĐ3: - GV yêu cầu HS nêu ngắn gọn khái niệm toàn cầu hóa kinh tế. HĐ4: Hệ quả toàn cầu hóa - GV hỏi: Toàn cầu hóa KT tác động tích cực, tiêu cực gì tới nền KT thế giới? Giải thích? - Sau khi HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. HĐ1: Cả lớp - HS đọc mục I và trả lời câu hỏi. HĐ2: Nhóm - Nhóm 1: Thương mại thế giới phát triển mạnh. - Nhóm 2: Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. - Nhóm 3: Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. - Nhóm 4: Vai trò của các công ty xuyên quốc gia. (Đại diện các nhóm điền vào phiếu học tập) HĐ3: Cá nhân - HS nêu ngắn gọn khái niệm tòan cầu hóa kinh tế. HĐ4: Cặp đôi - HS tham khảo thông tin SGK, trao đổi và trả lời câu hỏi GV nêu. I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế: 1. Toàn cầu hóa kinh tế * Nguyên nhân: - Tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. - Nhu cầu phát triển của từng nước. - Xuất hiện nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi hợp tác quốc tế giải quyết. * Biểu hiện: (Thông tin phản hồi ở phiếu học tập) * Khái niệm: Toàn cầu hóa KT là một xu thế phát triển của nền KT thế giới hiện đại với sự gia tăng nhanh chóng của thương mại, đầu tư, thị trường tài chính quốc tế và vai trò của các công ty xuyên quốc gia. 2. Hệ quả của toàn cầu hóa KT - Tích cực: Thúc đẩy nền KT phát triển do tạo ra môi trường để có thể khai thác các nguồn lực trong và ngoài nước. - Tiêu cực: Đáng kể nhất là làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo. 20’ HĐ5: GV yêu cầu HS lần lượt thực hiện các yêu cầu: - Sử dụng bảng 2 để so sánh - Quan sát, chỉ trên bản đồ khu vực phân bố các khối liên kết KT khu vực. - Nguyên nhân làm cho các nước ở từng khu vực liên kết với nhau? HĐ6: GV hỏi: Khu vực hóa KT có những mặt tích cực nào, đặt ra thách thức gì cho mỗi quốc gia? HĐ5: Cả lớp Sử dụng bảng 2 so sánh dân số, GDP giữa các khối, rút ra nhận xét về qui mô, vai trò của các khối với nền KT thế giới HĐ6: Cả lớp HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi. II. Xu hướng khu vực hóa KT 1. Các tổ chức kiên kết KT khu vực: a. Các tổ chức lớn: NAFTA, EU, ASEAN, MERCOSUR. b. Các tổ chức liên kết tiểu vùng 2. Hệ quả của khu vực hóa KT + Tích cực: - Tạo động lực phát triển nhờ cạnh tranh lành mạnh. - Thúc đẩy mở cửa thị trường, thúc đẩy toàn cầu hóa. + Tiêu cực: Đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải giải quyết. IV. ĐÁNH GIÁ: (3’): Treo bảng phụ Điền vào ô trống chữ B tương ứng với ý thể hiện sự biểu hiện của toàn cầu hóa KT, chữ H-những ý thể hiện hệ quả - Thương mại thế giới phát triển mạnh - Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu - Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học-công nghệ - Các công ty xuyên quốc gia có nguồn của cải vật chất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế. - Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng - Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh - Gia tăng nhanh chóng khỏang cách giàu nghèo V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK trang 12. VI. THÔNG TIN PHẢN HỒI: Treo bảng phụ Đặc điểm Nội dung Thương mại thế giới phát triển mạnh - Tốc độ tăng trưởng ngoại thương cao - Hình thành tổ chức thương mại toàn cầu (W.T.O) Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh - Giá trị đầu tư tăng nhanh - Cơ cấu đầu tư nghiêng về các ngành dịch vụ. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng - Mạng lưới liên kết tài chính tiền tệ hình thành - Các tổ chức tài chính tiền tệ toàn cầu (IMF, WB) đóng vai trò to lớn trong nền KT-XH thế giới. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn - Số lượng ngày càng nhiều - Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối phần lớn các họat động kinh tế của nhân loại. VII. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:

File đính kèm:

  • docGiao an Dia li 11(4).doc