Giáo án Địa lý Lớp 11 - Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 3: Thực hành tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần đạt được:

 1. Kiến thức

 - Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua sự thay đổi:

+ Trong giá trị GDP

+Trong sản lượng nông nghiệp

+Trong cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu.

 2. Kỹ năng

 - Kĩ năng tính toán.

- Kĩ năng so sánh, phân tích bảng số liệu.

- Kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu xuất, nhập khẩu

II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 1. Phương pháp dạy học

 - Đàm thoại gợi mở, vấn đáp

 - Nêu vấn đề

 - Đàm thoại gợi mở

 - Hoạt động nhóm

 2. Phương tiện dạy học

 - Biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc ( phóng to).

 - Tư liệu về thành tựu kinh tế Trung Quốc.

 - Chuẩn bị máy tính cá nhân, thước kẻ, bút chì, compa.

 

docx7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 11 - Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 3: Thực hành tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SỐ 06 Tiết 27, Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA ( TRUNG QUỐC) (tiếp theo) Tiết 3. Thực hành TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC Lớp giảng dạy: 11B3 Phòng 11 Ngày soạn : 28/3/2013 Ngày giảng: Tiết 5, thứ 2, ngày 01/ 04/ 2013 GVHD: Cô Đinh Thị Luyến SVTT giảng dạy: Nguyễn Ngọc Yên I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức - Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua sự thay đổi: + Trong giá trị GDP +Trong sản lượng nông nghiệp +Trong cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu. 2. Kỹ năng - Kĩ năng tính toán. - Kĩ năng so sánh, phân tích bảng số liệu. - Kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu xuất, nhập khẩu II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Đàm thoại gợi mở, vấn đáp - Nêu vấn đề - Đàm thoại gợi mở - Hoạt động nhóm 2. Phương tiện dạy học - Biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc ( phóng to). - Tư liệu về thành tựu kinh tế Trung Quốc. - Chuẩn bị máy tính cá nhân, thước kẻ, bút chì, compa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới Công cuộc hiện đại hóa từ năm 1987 đã đem lại những thay đổi sâu sắc trong nền kinh tế Trung Quốc, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những thay đổi đó về: giá trị GDP, sản lượng nông nghiệp và cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu: Thời gian Hoạt động của giáo viên và HS Nội dung chính 5 Phút 15 Phút 20 phút GV: Chúng ta tìm hiểu sự thay đổi nền kinh tế Trung Quốc qua 3 phần: + Thay đổi trong giá trị GDP + Thay đổi trong sản lượng nông nghiệp + Thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu Hoạt động 1: Cả lớp/ cá nhân GV: Yêu cầu HS đọc yêu cầu của Bài 1: Dựa vào bảng số liệu, tính tỉ trọng GDP của TQ so với thế giới và nhận xét. - B1: GV hướng dẫn HS công thức tính và yêu cầu HS tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với TG - B2: HS Trình bày kết quả tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới, các HS khác nhận xét và bổ sung. - B3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Hoạt động 2: Cả lớp - GV Hướng dẫn nhận xét: + Bảng số liệu chưa xử lí: - Xu hướng thay đổi GDPTQ : Tăng hoặc giảm: Tăng bao nhiêu tỉ USD. + Bảng số liệu đã xử lí: Giá trị đóng góp GDPTQ vào GDPTG: Tăng hay giảm, liên tục hay không liên tục ? + Đánh giá về vai trò của nền kinh tế TQ trong nền kinh tế thế giới Hoạt động 3: Nhóm GV: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài: Dựa vào bảng số liệu nhận xét chung về sản lượng một số nông sản của Trung Quốc ( phần có dấu – là phần chưa có số liệu) GV: Để nhận xét chung về sản lượng một số loại nông sản (NS) của TQ, chúng ta cần tính toán mức tăng và giảm như sau: Chia lớp thành 6 nhóm Nhóm 1 và nhóm 4: Tính sản lượng tăng hay giảm một số nông sản của năm 1995 so với 1985 Nhóm 2 và nhóm 5: Tính sản lượng tăng hay giảm một số nông sản của năm 2000 so với 1995 Nhóm 3 và nhóm 6: Tính sản lượng tăng hay giảm một số nông sản của năm 2004 so với 2000 GV: Nhóm nào nhanh lên bảng ghi kết quả, các nhóm khác bổ sung. GV chiếu kết quả, HS so sánh và đối chiếu với kết quả của mình. GV: Yêu cầu HS nhận xét sự thay đổi sản lượng một số sản lượng qua các năm dựa trên kết quả vừa tính. HS trình bày kết quả, các HS khác bổ sung. GV: nhận xét và chuẩn hoá kiến thức: Hoạt Đđộng 4: Cá nhân - B1: GV cho HS đọc yêu cầu phần III - B2: GV yêu cầu HS chọn vẽ biểu đồ thích hợp. HS lựa chọn và trình bày cách vẽ. GV: Vẽ biểu đồ tròn là thích hợp nhất - B3: GV cho 2 HS lên bảng vẽ, các HS khác vẽ biểu đồ vào vở. - B4: Sau khi HS vẽ xong, GV nhận xét và chỉnh sửa nếu cần. Hoạt Đđộng 5: cả lớp - B1: GV yêu cầu HS nhận xét sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc từ biểu đồ vừa vẽ. - B2: Đại diện HS trình bày, các HS khác bổ sung. - B3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức I.Thay đổi trong giá trị GDP 1. Tính tỉ trọng - Công thức: XN= GDP TQ *100/ GDP TG XN: Tỉ trọng năm N cần tính - Đơn vị tính: % Ví dụ: X1985 = 239*100/12360 = 1,93 ( %) Bảng số liệu tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới (đơn vị %) Năm 1985 1995 2004 TQ 1,93 2,38 4,03 TG 100 100 100 2. Nhận xét - Từ năm 1985 đến 2004: + GDP của Trung Quốc tăng 6,9 lần (từ 239,0 tỉ USD (năm 1985) lên 1649,3 tỉ USD (năm 2004) + Tỉ trọng GDP của Trung Quốc trong GDP của thế giới tăng đều qua các năm: Từ 1,93 % năm 1985 lên 4,03% năm 2004 > Kinh tế Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới II. Thay đổi trong sản lượng nông nghiệp 1. Tính sự thay đổi sản lượng nông sản qua các năm. Bảng: Sự thay đổi sản lượng nông sản qua các năm. (Đơn vị: Triệu tấn: tăng (+) giảm (-) Nông sản Sản lượng năm 1995 so với năm 1985 Sản lượng năm 2000 so với 1995 Sản lượng năm 2004 so với năm 2000 Lương thực Bông (sợi) Lạc Mía Thịt lợn Thịt bò Thịt cừu + 78,8 + 0,6 + 3,6 + 11,5 - - - -11,3 - 0,3 + 4,2 - 0,9 + 8,7 + 1,8 + 0,9 + 15,3 + 1,3 - 0,1 + 23,9 + 6,7 + 1,4 + 1,3 2.Nhận xét sự thay đổi sản lượng một số sản lượng qua các năm - Từ 1985 đến 2004, nhìn chung sản lượng một số nông sản đều tăng tuy nhiên có sự biến động: + Lương thực: 1985-1995 tăng 78,8 triệu tấn, 1995-2000 giảm 11,3 triệu tấn, 2000-2004 tăng 15,3 triệu tấn. + Bông (sợi): 1985-1995 tăng 0,6 triệu tấn, 1995-2000 giảm 0,3 triệu tấn, 2000-2004 tăng 1,3 triệu tấn. + Lạc: 1985-1995 tăng 3,6 triệu tấn, 1995-2000 tăng 4,2 triệu tấn, 2000-2004 giảm 0,1 triệu tấn. + Mía: 1985-1995 tăng 11,5 triệu tấn, 1995-2000 giảm 0,9 triệu tấn, 2000-2004 tăng 23,9 triệu tấn. + Thịt lợn, bò cừu đều có xu hướng tăng - Một số nông sản có sản lượng đứng đầu thế giới: Lương thực, bông, lạc, thịt lợn, cừu. III. Thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu (đơn vị: %) Năm 1985 1995 2004 Xuất khẩu 39,3 53,5 51,5 Nhập khẩu 60,7 46,5 48,6 2. Nhận xét - Từ 1985 đến 2004: + Tỉ trọng xuất khẩu tăng 12,1%, tuy nhiên có sự biến động: 1985 đến 1995 tăng nhanh 14,2%, 1995 đến 2004 giảm nhẹ 2,1% + Tỉ trọng nhập khẩu giảm: 12,1% Từ 1995 đến 2004 tăng nhẹ 2,1% + Trung Quốc từ một nước nhập siêu trở thành một nước xuất siêu IV. ĐÁNH GIÁ - GV thu một vài vở của HS để nhận xét - Đánh giá tinh thần làm việc của HS V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - Về nhà hoàn thành bài thực hành vào vở và chuẩn bị bài mới. - Sưu tầm tài liệu, hình ảnh về tự nhiên và dân cư Đông Nam Á. Phụ lục: Biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu cảu Trung Quốc 1985, 1995 và 2004 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập Cô Đinh Thị Luyến Nguyễn Ngọc Yên

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_11_bai_10_cong_hoa_nhan_dan_trung_hoa_tru.docx