BÀI 2 : XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần
1. Về kiến thức
- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa, khu vực hóa và hệ quả của nó.
- Biết lý do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
2. Về kỹ năng
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viên , qui mô về số dân , GDP của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
3. Về thái độ.
Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Tư đó xác định trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội tại địa phương.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 11 bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn 28 tháng 06 năm 2008
Tiết 2 Ngày dạy..tháng..năm 2008
BÀI 2 : XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần
1. Về kiến thức
- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa, khu vực hóa và hệ quả của nó.
- Biết lý do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
2. Về kỹ năng
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viên , qui mô về số dân , GDP của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
3. Về thái độ.
Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Tư ø đó xác định trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội tại địa phương.
II/. Tiến trình dạy học:
- Bản đồ kinh tế các nước trên thế giới
- Lược đồ các tổ chức kinh tế thế giới, khu vực ( có thể sử dụng ký hiệu để phân biệt các tổ chức kinh tế trên thế giới và khu vực trên bản đồ hành chính)
III/. Trọng tâm bài học
Các biểu hiện và hệ quả của xu hướng tòan cầu hóa, khu vực hóa.
IV/. Tiến trình dạy học
1. Oån định lớp
2. Kiểm tra:
Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của nhóm nước phát triển và đang phát triển.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1: Cả lớp
GV nêu tác động của cuộc CMKH và công nghệ hiện đại trên phạm vi toàn cầu => làm rõ nguyên nhân củtoàn cầu hóa kinh tế sau đó dẫn dắt học sinh cùng phân tích các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế và hệ quả của nó đối với nền kinh tế thế giới và của từng quốc gia. Có thể yêu cầu họx sinh lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Nêu các biểu hiện rõ nét của toàn cầu hóa kinh tế?
- Hãy tìm ví dụ chứng minh các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế, liên hệ VN.
- Đối với các nước đang phát triển, trong đó có vn, theo em toàn cầu hóa kinh tế là cơ hội hay thách thức?
- Nêu và phân tích mặt tích mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa nền kinh tế?
+ Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế của thời đại , nhưng xét đến cùng do con người tạo ra, là kết quả phức hợp của nhiều yếu tố: cmkh và công nghệ hiện đại, nền kinh tế thị trường hiện đại, chính sách của các quốc gia trên thế giới.
+ Nền kinh tế thực sự toàn cầu hóa đã chiếm một nửa toàn bộ họat động kinh tế của loài người và đang tăng lên nhanh chóng, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến phần còn lại.
HĐ 2: Cả lớp
* Bước 1: GV yêu cầu HS đọc phần kênh chữ trong SGK, tì hiểu nguyên nhân xuất hiện các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Nêu ví dụ cụ thể.
* Bước 2: Yêu cầu HS phân nhóm(từ 4-6 học sinh), tham khảo bảng 2- một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực dựa vào bản đồ các nước trên thế giới, xác định các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
* Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
HĐ 3: Cả lớp
GV hướng dẫn HS cùng trao đổi trên cơ sở câu hỏi
- Khu vực hóa kinh tế đang có những tích cực nào và đang đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia?
- Khu vực hóa và toàn cầu hóa có mối liên hệ như thế nào?
- Liên hệ vớivn trong mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN hiện nay?
I.Xu hướng toàn cầu hóa.
1. Khái niệm: Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt ( kinh tế, văn hóa, khoa học). Toàn cầu hóa kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tyế thế giới.
2. Biểu hiện:
- Thương mại thế giới phát triển mạnh: tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới, làm cho nền kinh tế thếgiới phát triển năng động hơn.
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
3. Hệ quả
- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu.
- Đẩy mạng đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế.
- Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước.
II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế.
1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
a. Nguyên nhân hình thành.
Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, các quốcgia có những nét tương đồng chung đã liên kết lại với nhau.
b. Đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
- Các tổ chức kinh tế có số dân đông từ cao đến thấp: APEC, ASEAN, EU, NAFTA, MERCOSUR.
- Các tổ chức có GDP từ cao đến thấp: APEC, NAFTA, EU, ASEAN, MERCOSUR.
- Tổ chức có thành viên nhiều nhất: APEC.
- Tổ chức có thành viên ít nhất: NAFTA.
- Tổ chức có số dân đông nhất: APEC.
- Tổ chức có số dân ít nhất:MERCOSUR
- Tổ chức được thành lập sớm nhất: EU.
- Tổ chức được thành lập muộn nhất: NAFTA.
- Tổ chức có gdp bình quân đấu người cao nhất: NAFTA.
- Tổ chức có GDP bình quân đấu người thấp nhất: ASEAN.
2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế
a. Tích cực
- Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Tăng cường tự do hóa thương mại và đầu tư dịch vụ.
- Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trườngtừng nước, tạo lập những thị trường rộng lớn => thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.
b. Tiêu cực
Đặt ra những vấn đề tự chủ về kinh tế và quyền lực quốc gia.
V/. Đánh giá
* Hãy chọn câu trả lời đúng
1. Toàn cầu hóa:
a. Là quá trình liên kết 1 số quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.
b. Là quá trình liên kết các nước phát triển trên thế giới về kinh tế , văn hóa, khoa học.
c. Tác động mạnh mẽ đến tòan bộ nền kinh tế xã hội của các nước đang phát triển.
2. Các quốc gia có những nét tương đồng về địa lý, văn hóa, xã hội đã liên kết thành các tổ chức kinh tế đặc thù chủ yếu nhằm:
a. Tăng cường khả năng cạnh tranh của khu vực và của các nước đang phát triển so với thế giới.
b. Làm cho đời sống văn hóa, xã hội của cá nước thêm phong phú.
c. Trao đổi nguồn lao động và nguồn vốn giữa các nước trong khu vực.
d. Trao đổi hàng hóa giữa các nước nhằm phát triển ngành xuất- nhập khẩu trong từng nước.
3. Trình bày các biểu hiện và hệ quả chủ yếu của toàn cầu hóa nền kinh tế.
4. Các tổ chức kiên kết khu vực được hình thành trên cơ sở nào?
VI/. Họat động nối tiếp :
Dựa vào bản đồ thế giới trong SGK hãy kể tên các quốc gia là thành viên của các tổ chức kinh tế thế giới.
File đính kèm:
- BAI 2 XU HUONG TOAN CAU HOA.DOC