PHẦN A : KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
Tiết 1 - Bài 1
SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức:
Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới.
Trình bày đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạnh khsoa học và công nghệ hiện đại.
Trình bày được tác động của cuộc CMKH và CN hiện đại tới sự phát riển kinh tế.
2. Kĩ năng:
Nhận xét bản đồ; phân tích bảng số liệu.
64 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý lớp 11 đủ năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A : KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
Tiết 1 - Bài 1
SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức:
Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới.
Trình bày đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạnh khsoa học và công nghệ hiện đại.
Trình bày được tác động của cuộc CMKH và CN hiện đại tới sự phát riển kinh tế.
2. Kĩ năng:
Nhận xét bản đồ; phân tích bảng số liệu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC :
Bản đồ hành chính thế giới
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định lớp :
Giới thiệu chương trình sách giáo khoa 11, một số dụng cụ cần thiết để học tập bộ môn
Học bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ 1: Cá nhân/ cặp
Thế giới được chia làm bao nhiêu nhóm nước đó là những nhóm nuớc nào?
Hãy kể tên các nước phát trểin và đang phát triển mà các em biết?
HĐ 2: Nhóm
Dựa vào khung số liệu, kênh chữ sách giáo khoaHãy cho biết sự khác nhau của hai nhóm nước về các tiêu chí: GDP, GDP/người, cơ cấu kinh tế theo khu vực, tuổi thọ, chỉ số HDI, trình độ phát triển kinh tế xã hội?
GV: Giải thích cho học sinh tình trạng “chảy máu chất xám” ở các nước đang phát triển
HĐ3 : Cả lớp
Bước 1 :
GV làm rỏ khái niệm công nghệ cao đồng thời cho h/s thấy vai trò của công nghệ trụ cột
Bước 2 :
Bằng hiểu biết của bản thân hãy:
- Nêu một số thành tựu do 4 công nghệ trụ cột tạo ra ?
- Hãy chứng minh cuộc CMKH và công nghệ hiện đại đãlàm xuất hiện nhiều ngành mới.
- Hiểu gì về nền kinh tế tri thức ?
* Đại diện h/s trả lời GV chuẩn kiến thức.
1. Sự phân chia thành các nhóm nước :
Đang phát triển khoảng 170 quốc gia (NIC 8) (nước Nam)
Phát triển khoảng 30 quốc gia (Nước Bắc)
2. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội
Tiêu chí
Nước phát triển
Đang phát triển
GDP
GDP/ người
Tỉ trọng khu vực I
Tỉ trọng khu vực III
Tuổi thọ
HDI
Trình độ phát triển kinh tế xã hội
Lớn
Cao
Thấp
Cao
Cao
Cao
Cao
Nhỏ
Thấp
Cao
Thấp
Thấp
Thấp
Thấp
3. Cuộc CM khoa học và công nghệ hiện đại
- Xuất hiện vào cuối thế kỉ XX
- Bùng nổ công nghệ cao
- Bốn công nghệ trụ cột :
Sinh học; Vật liệu; Năng lượng; Thông tin
- Xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong công nghệ và dịch vụ
- Nền kinh tế tri thức : Nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao.
4. Đánh giá :
Chứng minh nền kinh tế xã hội của các nước Phát triển và đang phát triển là bức tranh tương phản?
Vẽ biểu đồ và cho nhận xét khung số liệu sgk/9
5. Hoạt động nối tiếp :
Biểu hiện của xu hướng toàn cầu hoá cho ví dụ?
6. Rút kinh nghiệm:
Phần 3 giáo viên có thể cho học sinh lấy ví dụ minh hoạ để học sinh có thể nắm bài chắc hơn
Bài 2 – Tiết 2 : XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
Trình bày được các biểu hiện toàn cầu hoá, khu vực hoá và hệ quả của toàn cầu hoá.
Biết lí do hoàn thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết khu vực.
2. Kĩ năng:
Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực
Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC :
Bản đồ các nước trên thế giới
Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thế giới
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: Chứng minh nền kinh tế xã hội các nước phát triển và các nước đang phát triển là bức tranh tương phản ? chứng minh ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đến sự phát triển kinh tế xã hội?
Học bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ 1 : Thảo luận nhóm:
Chia lớp làm 4 nhóm:
Phân tích 4 biểu hiện của xu hướng toàn cầu hoá cho ví dụ minh hoạ?
HĐ 2 : Cặp/nhóm
Nguyên nhân hình thành các tổ chức liên kết kinh khu vực. Cho ví dụ
HĐ 3 : Tập thể
Bước 1 :
- Khu vực hoá kinh tế có những mặt tích cực nào và đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia ?
- Khu vực hoa ùvà toàn cầu hoá có mối quan hệ như thế nào ?
- Liên hệ nước ta trong giai đoạn hội nhập khu vực và quốc tế ?
Bước 2 :
I. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế :
1. Khái niệm: (sgk10)
2. Biểu hiện:
- Thương mại thế giới phát triển mạnh
- Đều tư nước ngoài phát triển nhanh
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
3.. Hệ quả :
a. Tích cực:
- Thúc đẩy SX phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu
- Đẩy mạnh đầu tư khai thác triệt để KHCN, tăng cường hợp tác quốc tế.
b.Tiêu cực:
Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước
II. Xu hướng khu vực hoá kinh tế :
1. Các tổ chức liên kết khu vực:
a. Nguyên nhân hình thành
Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong KV và trên TG, các quốc gia có những nét tương đồng đã liên kết lại với nhau
b. Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực:
NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR (nắm được đặc điểm cơ bản của các tổ chức trên)
2. Hệ quả của khu vực hoá kinh tế :
a.Tích cực
+ Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
+ Tăng cường tự do hoá thương mại, đầu tư dịch vụ
+ Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường từng nước -> thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá
b. Tiêu cực
Đạt ra nhiều vấn đề : Tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia
Đánh giá:
Xác định các nước thành viên của các tổ chức : AFEC, ASEAN, EU, NAFTA, MERCOSUR trên bản đồ (bản đồ hành chính thế giới)
Hoạt động nối tiếp
Những vấn đề nào được xem là vấn đề mang tính toàn cầu ? Tạo sao các vấn đề trên được xem là vấn đề toàn cầu ?
Rút kinh nghiệm :
Các phần tích cực tiêu cực ở các phần 2 và 3 có thể cho học sinh nắm sách giáo khoa không cần ghi lại mất thời gian
Bài 3 – Tiết 3 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình và chống nguy cơ chiến tranh.
- Kiến thức trọng tâm: Trình bày đặc điểm, hệ quả: bùng nổ dân số, già hoá dân số, ô nhiễm môi trường, bảo vệ hoà bình
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích bảng số liệu và khã năng liên hệ thực tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Một số tranh ảnh hoặc đoạn phim về ô nhiễm môi trường trên thế giới và ở Việt Nam
- Một số tin, ảnh thời sự về chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên thế giới
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: Trình bàyvà phân tích biểu hiện xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới tác động đến nền kinh tế xã hội các nước đang phát triển cho ví dụ minh hoạ?
Học bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ1 : Nhóm(6 nhóm)
- Nhóm 1+2.3: Tham khảo thông tin mục 1, phân tích bảng 3.1 và trả lời câu hỏi :
+ So sánh tỉ suất gia tăng dân số TN của nhóm nước đang phát triển với nhóm nước phát triển và toàn thế giới ?
+ Sự gia tăng dân số dẫn đế hậu quả gì về mặt kinh tế – xã hội ?
- Nhóm 1+2.3: Tham khảo thông tin mục 2, phân tích bảng 3.2 và trả lời câu hỏi:
+ So sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển ?
+ Dân số già dẫn đế hậu quả gì về mặt kinh tế – xã hội ?
* Đại diện các nhóm trả lơì. GV lấy ví dụ bổ sung làm và chuẩn kiến thức.
HĐ 2 : Cá nhân/cả lớp
Bước 1 :
- Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ô zôn đã dẫn đến hậu quả gì ?
- Trình bày hậu quả do ô nhiễm nước ngọt, biển và đại dương ?
- Hãy nêu một số loài động vật ở nước ta hiện đang có nguy cơ diệt chủng ? Nêu biện pháp giải quyết ?
Tích hợp kiến thức mơi trường liên hệ thực tiễn Việt Nam vụ Vedan
HĐ 3 : Cả lớp
- Tại sao nói : Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố là những vấn đề đang được thế giới quan tâm ?
- Em hiểu thế nào là hoạt động kinh tế ngầm ? cho ví dụ ?
* H/s trả lời. GV bổ sung và chuẩn kiến thức
I. Dân số :
1. Bùng nổ dân số:
- Dân số thế giới tăng nhanh. Năm 2005: 6467 triệu người
- Bùng nổ thế giới chủ yếu ở các nước đang phát triển (80% DS; 95% DS tăng hành năm của thế giới)
- Dân số nhóm các nước đang phát triển tiếp tục tăng, nhóm nước phát triển có xu hướng chửng lại
- Dân số tăng nhanh gây sức ép : TNTN và mội trường; kinh tế-xã hội và chất lượng CS.
2. Già hoá dân số:
a. Biểu hiện
- Tỉ lệ trên 15 tuổi ngày cành thấp, tỉ lệ trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ ngày càng tăng.
- Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già
- Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu DS trẻ
b. Hậu quả
- Thiếu lao động
- Chi phí phúc lợi cho người già cao
II. Môi trường :
Biến đổi môi trường
Biến đổi k/h toàn cầu
và suy giảm tầng ô zôn
Suy giảm đa dạng
sinh vật
Ô nhiễm MT nước ngọt,
biển và đại dương
III. Một số vấn đề khác :
- Nạn khủng bố xuất hiện trên toàn thế giới
- Các hoạt động kinh tế ngầm đã trở thành mối đe doạ đối với hoà bình và ổn định TG
4. Đánh giá:
Giải thích câu nói : Trong bảo vệ môi trường cần phải” Tư duy toàn cầu, hành động địa phương”.
5. Hoạt động nối tiếp :
Hãy trình bày những mặt tích cực cũng như hạn chế xu hướng toàn cầu hoá đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển ?
6. Rút kinh nghiệm:
Gíao viên có thể cho học sinh lấy ví dụ và thảo luận trả lời các câu hỏi: nguyên nhân, biểu hiện, hậu qua,û hướng giải quyết của các vấn đề mội trường, học sinh năm được bài học tốt hơn
Bài 4 – Tiết 4 : Thực hành
TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
CỦA TOÀN CẦU ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo về một số vấn đề mang tính toàn cầu
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC :
- Một số ảnh về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, quản lí, kinh doanh
- Đưa bố cục bài làm lên màn hình(máy tính hổ trợ) hoặc GV viết dàn ý lên bảng
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: Thế nào là bùng nổ dân số? Hậu quả của sự bùng nổ dân số đối với các nước có nền kinh tế đang phát triền?
Học bài mới:
HĐ 1 : Nhóm (7 nhóm)
Mỗi nhóm nghiên cứu một nội dung trong SGK. Các nhóm tiến hành thảo luận và tổng hợp kết quả.
HĐ 2 :
Bước 1 :
Các nhóm thảo luận và viết báo cáo
Yêu cầu:
Các kết luận phải được diễn đạt rõ ràng, đúng , đủ nội dung mà ô kiến thức đề cập đến
Sắp xếp các kết luận theo thứ tự các ô kiến thức
Kết luận chưng về cơ hội đối với các nước đang phát triển
Kết luận chưng về thách thức đối với các nước đang phát triển
Bước 2 :
* Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung, góp ý.
* GV chuẩn kiến thức
* GV liên hệ hậu quả của mơi trường do mặt trái của quá trình tồn cầu hố
Đánh giá:
Hãy tìm ví dụ để chứng minh, trong thời đại ngày nay khoa học và công nghệ đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới.
Hoạt động nối tiếp:
Trình bày đặc điểm kinh tế xã hội cơ bản của các nước Châu Phi?
Rút kinh nghiệm:
Gíao viên có thể chia lớp làm 8 nhóm: mỗi nhóm 1 câu hỏi (1 vấn đề) nhóm còn lại là nhóm phản biện các vấn đề trên của các nhóm khác àgiờ học sẽ sinh động và hiệu quả
Bài 5 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
Tiết 5 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Là một châu lục giàu TN khoáng sản, song có nhiều khó khăn do khí hậu khô và nóng
- Dân số tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn song chất lượng cuộc sống thấp, bệnh tật chiến tranh đe doạ
- Nền kinh tế có khởi sắc nhưng cơ bản phát triển chậm
2. Kĩ năng:
- Phân tích lược đồ, bảng số liệu, phương pháp nhận biết thông tin để nhận thức về các vấn đề châu Phi
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC :
- Bản đồ tự nhiên và bản đồ kinh tế châu Phi
- Tranh ảnh hoặc phim về cảnh quan và con người, một số hoạt động kinh tế tiêu biểu của người dân châu Phi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra thực hành
Học bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ 1 : Cá nhân
Bước 1 :
- Dựa vào hình 5.1 và hiểu biết của bản thân cho biết đặc điểm khí hậu và cảnh quan của châu Phi ?
- Hậu quả của việc khai thác rừng của châu Phi và biện pháp khắc phục ?
* H/s trả lời. GV tổng hợp và chuẩn kiến thức
Tích hợp môi trường Việt Nam sử dụng đi đôi với bảo vệ để có hiệu quả kinh tế cao tránh sự suy thoái của môi trường
HĐ 2 : Cặp đôi
Bước 1:
Dựa vào hình 5.1 so sánh và nhận xét về các chỉ số dân số của châu Phi so với nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và thế giới ?
Phiếu học tập
Một số đặc điểm dân cư
Mức độ
- Tỉ suất sinh và tỉ suất tử cao
- Gia tăng dân số tự nhiên cao
- Tuổi thọ TB thấp
- Trình độ dân trí thấp
Bước 2:
* H/s trả lời và điền nội dung bảng. GV tổng hợp và chuẩn kiến thức
HĐ 3 : Cả lớp
Bước 1:
Dựa vào bảng 5.2 nhận xét tình hình phát triển kinh tế châu Phi ?
Bước 2:
* H/s trả lời. GV tổng hợp và chuẩn kiến thức
I. Một số vấn đề về tự nhiên :
- Khí hậu đặc trưng: Khô và nóng
- Cảnh quan chính : Hoang mạc và xa van
- Tài nguyên:
Khoáng sản; rừng (bị khai thác quá mức)
* Biện pháp:
- Khai thác hợp lí TNTN
- Tăng cường thuỷ lợi hoá
II. Một số vấn đề dân cư - xã hội:
1. Dân cư:
- Tỉ suất sinh và tỉ suất tử cao
- Gia tăng dân số tự nhiên cao
- Tuổi thọ TB thấp
- Trình độ dân trí thấp
2. Xã hội:
- Xung đột sắc tộc
- Tình trạng đói nghèo nặng nề
- Bệnh tật hành hành; HIV; sốt rét...
- Chỉ số HDI thấp
* Hiện nay có nhiều tổ chức quốc tế giúp đỡ. Như : Việt Nam hổ trợ về giảng dạy và tư vấn kĩ thuật
III. Một số vấn đề về kinh tế :
- Nhiều nước nghèo kinh tế kém phát triển
(GDP đầu người thấp, cơ sở hạ tầng kém..)
- Nguyên nhân:
+ Bị thực dân thống trị trong thời gian dài
+ Xung đột sắc tộc
+ Khã năng quản lí kém
+ Dân số tăng nhanh
Đánh giá :
Hãy phân tích các tác động của những vấn đề dân cư và xã hội của châu Phi đến sự phát triển kinh châu lục này ?
Hoạt động nối tiếp :
Đặc điểm kinh tế xã hội của các nước Mĩ La Tinh giống và khác gì so với các Châu Phi:
6.Rút kinh nghiệm:
Mục 3 có thể cho học sinh năm thêm các giải pháp giúp cho các nước Châu Phi phát triển kinh tế
Bài 5 – Tiết 6 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mĩ La Tinh có ĐKTN thuận lợi cho phát triển kinh tế, song TNTN được khai thýac chỉ phục vụ cho thiểu số dân chúng, gây tình trạng không công bằng, mức sống chênh lệch lớn.
- Phân tích được tình trạnh kinh tế phát triển thiếu ổn định của nền kinh tế các nước Mĩ La Tinh, khó khăn do nợ, phụ thuộc nước ngoài và những cố gắng để vượt qua khó khăn của các nước.
2. Kĩ năng:
- Phân tích lược đồ, bảng số liệu, phương pháp nhận biết thông tin để nhận thức về các vấn đề Mĩ La Tinh
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC :
- Bản đồ tự nhiên và bản đồ kinh tế chung Mĩ La Tinh
- Tranh ảnh hoặc phim về cảnh quan và con người, một số hoạt động kinh tế tiêu biểu của người dân Mĩ La Tinh
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: Trình bày đặc điểm kinh tế xã hội cơ bản của các nước Châu Phi Hãy đưa ra các giải pháp mà em cho là khả thi nhất giúp cho các nước Châu Phi phát triển kinh tế?
Học bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ 1 : Cả lớp
Dựa vào hình 5.3, cho biết :
- Đặc điểm khí hậu và cảnh quan Của Mĩ La Tinh ?
- Nhận xét về T.N. K.sản của Mĩ La Tinh ?
* H/s trình bày kết quả. GV chuẩn kiến thức
HĐ 2 : Cặp đôi
Dựa vào hình 5.3 phân tích và nhận xét tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cư ở một số nước Mĩ La Tinh ?
* H/s trình bày kết quả. GV chuẩn kiến thức
HĐ 3 : Cặp/nhóm
Bước 1 :
- Dựa vào hình 5.4 nhận xét tốc độ tăng GDP của Mĩ La Tinh trong giai đoạn 1985-2004 ?
- Dựa vào bảng 5.4 SGK nhận xét về tình trạng nợ nước ngoài của Mĩ La Tinh ?
- Tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp của Mĩ La Tinh ?
Bước 2 :
* H/s trình bày kết quả. GV chuẩn kiến thức
I. Một số vấn đề về TN, dân cư và xã hội :
1. Tự nhiên:
- Giàu TN khoáng sản:
Kim loại màu, kim loại quí, nhiên liệu
- Đất đai, khí hậu thuận lợi để chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây nhiệt đới
2. Dân cư và xã hội:
- Cải cách ruộng đất chưa triệt để
- Mức sống chênh lệch khá lớn
- Đô thị hoá tự phát
II. Một số vấn đề về kinh tế :
- Kinh tế tăng trưởng không đều
- Tình hình chính trị thiếu ổn định
- Đầu tư nước ngoài giảm mạnh, nợ nước ngoài cao, phụ thuộc vào nước ngoài
* Nguyên nhân :
- Duy trì chế độ phong kiến lâu dài
- Đường lối phát triển kinh tế chư phù hợp
- Vấn đề tôn giáo (thiên chúa giáo)
* Giải pháp :
- Củng cố bộ máy nhà nước
- Phát triển giáo dục
- Quốc hữu hoá một số ngành kinh tế
- Tiến hành CNH, mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài
4. Đánh giá:
Vì sao các nước Mĩ La Tinh có ĐKTN thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người của khu vực này vẫn còn cao ?
5. Hoạt động nối tiếp:
: Một số vấn đề chính của khu vực Tây Nam Aù và khu vực Trung Aù?
6. Rút kinh nghiệm:
Phần tình tình kinh tế có mục tình hình chính trị thiếu ổn định có thể đưa xuống mục nguyên nhân thì phù hợp hơn
Bài 5 – Tiết 7 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á
VÀ KHU VỰC TRUNG Á
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được tiềm năng phát triển của khu vực Tây Nam Aù và khu vực Trung Aù
- Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn đến xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố
2. Kĩ năng:
- Đọc và nhận biết thông tin về chính trị, thời sự quốc tế để nhận thức về các vấn đề khu vực
- Phân tích bản đồ, lược đồ để thấy được ý nghĩa của vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Aù
và khu vực Trung Aù
- Phân tích các số liệu thống kê để rút ra kết luận
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC :
- Bản đồ tự nhiên châu á; bản đồ hành chính thế giới
- Tranh ảnh hoặc phim về cảnh quan và con người, một số hoạt động kinh tế tiêu biểu của người dân Trung Aù hoặc Tây Nam Aù
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Đặc điểm kinh tế xã hội các nước Mĩ La Tinh giống và kháxc gì so với các nước Châu Phi cho ví dụ minh hoạ?
Học bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ 1 : Cặp/nhóm
Các cặp bên trái nghiên cứu khu vực Tây Nam Aù; các cặp bên tay phải nghiên cứu Nam Aù.
Bước 1 :
Quan sát hình 5.5 và hình 5.7 và bản đồ TN châu Aù để điền thông tin vào bảng:
Tên khu vực.........................
Diện tích lãnh thổ
Vị trí địa lí
Ý nghĩa của vị trí địa lí
Nét đặc trưng của ĐKTN
TNTN, khoáng sản
Đặc điểm xã hội nổi bật
(Phiếu này có thể dùng chung cho các cặp)
Bước 2 :
Các nhóm trình bày, h/s bổ sung. GV tổng hợp và chuẩn kiến thức .
Trình bày những điểm giống nhau giữa 2 khu vực ?
HĐ 2 : Cá nhân/cặp
- Dựa vào hình 5.8 hãy tính lương dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của từng khu vực ?
- Nhận xét về khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á ?
* H/s trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức
HĐ 3 : Tập thể
Bước 1 :
- Cả 2 khu vực Tây Nam Aù và Trung Aù vừa qua đang nổi lên những sự kiện chính trị gì đáng chú ý ? Trong đó sự kiện nào hiện nay vẫn còn diễn ra ?
- Các sự kiện trên ảnh hưởng gì đời sống người dân và sự phát riển kinh tế - xã hội ?
- Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định phát triển khu vực ?
Bước 2 :
* H/s trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức
I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Aù và khu vực Trung Aù:
1. Khu vực Tây Nam Aù:
2. Khu vực Trung Aù:
Điểm giống nhau:
- Tầm quan trọng chiến lược của vị trí địa lí.
- Giàu TNTN đặc biệt là dầu mỏ
- Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao
II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Aù và khu vực Trung Aù:
1. Vai trò cung cấp dầu mỏ:
Giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dầu mỏ thế giới
2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố:
a. Hiện tượng
- Luôn xẩy ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa các giáo phái trong hồi giáo, nạn khủng bố.
- Hình thành các phong trào li khai, tệ nạn khủng bố ở nhiều quốc gia
b. Nguyên nhân
- Do tranh chấp quyền lợi
- Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử
- Do các thế lực bên ngoài can thiệp vì vụ lợi
c.Hậu quả
- Gây mất ổn định giữa mỗi quốc gia trong khu vực và ảnh hưởng đến các khu vực khác
- Đời sống nhân dân bị đe doạ và không được cải thiện, kinh tế chậm phát triển
- Aûnh hưởng đến giá dầu và phát triển kinh tế thế giới
Đánh giá:
Tại sao nói Tây Nam Aù làø điểm nóng thế giới ?
Hoạt động nối tiếp :
Hướng dẫn h/s chuẩn bị tiết sau kiểm tra viết 1 tiết
Rút kinh nghiệm:
Phần I có thể cho học sinh thảo luận nhóm để rút ra các đặc điểm chung của các nước Tây Nan Á và Trung A1
Phiếu học tập (phần thông tin phản hồi)
Diện tích lãnh thổ
Khoảnh 7 tr km2
5.6 tr km2
Vị trí địa lí
Tây Nam châu Á
Trung tâm LĐ Á- Âu
Ý nghĩa của vị trí địa lí
Tiếp giáp 3 châu lục, án ngữ kênh đào Xuy ê
Tiếp giáp 3 cường quốc lớn(Nga, Tr.quốc, án); khu vực tr.Á biến động
Nét đặc trưng của ĐKTN
K/h khô, nóng nhiều núi CN và hoang mạc
k/h cận nhiệt vàôn đới lục địa, nhiều thảo nguyên và hoang mạc
TNTN, khoáng sản
Giàu dầu mỏ (50% thế giới)
Nhiều KS, có trữ lượng dầu mỏ khá lớn
Đặc điểm xã hội nổi bật
Cái nôi của nền văn minh nhân loại, phần lớn dân cư theo hồi giáo
Chịu nhiều ảnh hưởng của LB xô viết, là nơi có con đường tơ lụa đi qua, phần lớn dân cư theo hồi giáo
Tiết 8 : KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU :
- Đánh giá kết quả học tập thông qua kiểm tra để đối chiếu thông tin về trình độ, khả năng học tập của học sinh so với mục tiêu dạy học, đồng thời đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế của học sinh.
- Đánh giá kĩ năng vẽ biểu đồ nhận xét biểu đồ, bảng số liệu.
II. THIẾT LẬP MA TRẬN HAI CHIỀU :
File đính kèm:
- GIAO AN DIA LI 11 Tham khao.doc