Giáo án Địa lý Lớp 11 - Tiết 23-27

I. Mục tiêu:

Sau bài học, học sinh cần phải:

1. Kiến thức:

- Trình bày được những đặc điểm:

+Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

+ Dân cư và xã hội.

- Phân tích ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.

2. Kĩ năng:

- Đọc và phân tích được bản đồ Châu Á, bản đồ địa hình và khoáng sản Trung Quốc

- Phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và bản đồ phân bố dân cư Trung Quốc.

- Kĩ năng làm việc theo nhóm.

3. Thái độ:

Có thái độ đúng đắn trong xây dựng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam.

II. Phương tiện dạy học và phương pháp dạy học

1. Phương tiện dạy học:

- Máy chiếu, máy tính.

- Bản đồ tự nhiên, hành chính : Thế giới, Châu Á, Trung Quốc.

- Hình 10.1, 10.3, 10.4 trong SGK (phóng to).

2. Phương pháp dạy học

- Đàm thoại gợi mở, vấn đáp

- Nêu vấn đề, thảo luận

- Sử dụng phương tiện trực quan

 

docx51 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 11 - Tiết 23-27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY HỌC SỐ 1 Tiết PPTC: 23, Bài 9: NHẬT BẢN (Tiếp theo) Tiết 3: THỰC HÀNH TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN Lớp giảng dạy: 11B6 Phòng 14 Ngày soạn : 26/2/2013 Ngày giảng: Tiết 3 Thứ tư, ngày 27/2/2013 Mục tiêu: Kiến thức: Biết được đặc điểm các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. Hiểu được ý nghĩa các hoạt động kinh tế đối ngoại đối với nền kinh tế - xã hội Nhật Bản. Kỹ năng: Rèn luyện và bổ sung các kỹ năng thực hành địa lí: + Vẽ biểu đồ đường. + Nhận xét biểu đồ. Nhận xét tư liệu. Phương pháp và phương tiện dạy học. Phương pháp dạy học: Dùng các câu hỏi phát vấn để kiểm tra kiến thức về nội dung bài thực hành Phương tiện dạy học: Bảng giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm. Biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm ( trên giấy A2). Hoạt động dạy học. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) Em hãy trình bày đặc điểm ngành dịch vụ của Nhật Bản ?. Bài mới: Mở bài: Ở những tiết học trước các em đã được tìm hiểu về đất nước Nhật Bản. Là một đất nước tài nguyên không nhiều, đất chật người đông, quanh năm chịu nhiều thiên tai. Nhưng Nhật Bản là 1 trong những cường quốc về kinh tế, để làm được điều đó, hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản có ý nghĩa đăc biệt quan trọng. Để hiểu rõ vấn đề này, hôm nay, chúng ta sẽ học bài thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 2 phút *Bước 1: Xác định yêu cầu bài thực hành - Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài thực hành ( có bao nhiêu yêu cầu, đó là những yêu cầu nào). GV: kết luận Bài học bao gồm 2 yêu cầu: + Vẽ biểu đồ + Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản 20 Phút 15 phút *Bước 2: Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ. - GV treo bảng số liệu lên bảng : Năm 1990 1995 2000 2001 2004 Xuất khẩu 287.6 443.1 479.2 403.5 565.7 Nhập khẩu 235.4 335.9 379.5 349.1 454.5 CCTM 52.2 107.2 99.7 54.4 111.2 Bảng: Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm ( đơn vị:tỉ USD) - GV: Câu hỏi: Nhìn vào Bảng giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm, hãy xác định biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm ? giải thích tại sao? - 1, 2 HS trình bày , các HS khác nhận xét và có ý kiến. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Với yêu cầu đưa ra, ta thấy: số liệu cần thể hiện trên biểu đồ là số liệu thô và không cần tính toán, gồm 5 năm và 3 đại lượng cần thể hiện là xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại. - GV hướng dẫn sơ qua biểu đồ, yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ , còn lại tất cả các Hs trong lớp vẽ vào giấy - Dựa vào biểu đồ HS vừa vẽ, GV nhận xét và hướng dẫn các bước vẽ cho học sinh: Vẽ trục tung, chia các khoảng giá trị trên trục thích hợp, ghi giá trị, đơn vị Vẽ trục hoành, chia các khoảng thời gian thích hợp, ghi năm Chọn các điểm giá trị dựa vào trục tung và trục hoành Nối các điểm lại với nhau Tô khoảng trống ở giữa 2 đường và ghi số liệu Chú thích kí hiệu Tên biểu đồ - Chuyển ý: Trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản, hoạt động xuất nhập khẩu chỉ là 1phần, ngoài ra còn có ODA viện trợ phát triển chính thức; HDI- đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, để hiểu hơn về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản, chúng ta qua phần 2: Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại. *Bước 3: Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. Hoạt động nhóm: GV : Chia lớp thành 4 nhóm: Gv phân chia nhiệm vụ: Từ biểu đồ đã vẽ và các thông tin trong sgk, hãy nêu các đặc điểm khái quát về các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.bao gồm: +Nhóm 1: Nhận xét về hoạt động xuất nhập khẩu. GVHD: dựa vào số liệu và biểu đồ các em nhận xét tổng giá trị xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, xu hướng phát triển. +Nhóm 2: Nhận xét về các bạn hàng chủ yếu. +Nhóm 3: Nhận xét về ODA viện trợ phát triển chính thức +Nhóm 4: Nhận xét HDI- đầu tư trực tiếp ra nước ngoài GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, bổ sung, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: GV: Giải thích cho HS rõ về cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu, cơ cấu chi tiết về đối tác để các em hiểu rõ hơn chủ trương đối ngoại của Nhật Bản. Vẽ biểu đồ: >Vẽ biểu đồ đường Hướng dẫn: -Vẽ 2 trục tọa độ: trục tung thể hiện giá trị xuất nhập khẩu, trục hoành thể hiện thời gian (năm). - Xác định tỉ lệ 2 trục sao cho đảm bảo trực quan, thẩm mĩ. - Căn cứ vào số liệu, đánh dấu tọa độ các điểm mốc trên 2 trục. Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng. - Xác định điểm mốc và nối các điểm mốc. - Hoàn thiện: ghi số liệu, bảng chú giải, tên biểu đồ. Tiến hành - Vẽ chính xác, đẹp; ghi đầy đủ tên bản đồ, bảng chú giải. Nhận xét Từ 1990 đến 2004 Nhật Bản là một cường quốc về kinh tế đối ngoại Xuất nhập khẩu: + Tổng giá trị XNK lớn và xu hướng tăng nhanh + Xuất siêu liên tục + Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu đa dạng: Xuất khẩu: sản phẩm công nghiệp chế biến( tàu biển, ô tô) Nhập khẩu: sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, nguyên liệu công nghiệp. Các bạn hàng chủ yếu: Hoa Kỳ, EU, các nước và lãnh thổ công nghiệp mới ở Châu á. FDI: Tăng nhanh và đứng đầu thế giới, chiếm vị trị quan trọng trong đầu tư vào các nước ASEAN. ODA: Đứng đầu thế giới , chiếm tới 60% tổng viện trợ ODA quốc tế dành cho các nước ASEAN. Chiếm 40% nguồn vốn ODA đầu tư vào Việt Nam với gần 1 tỉ USD. > Hoạt động kinh tế đối ngoại tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển mạnh, nâng cao vị thế của Nhật Bản trên thế giới. 4. Củng cố: (3 phút) - Dựa vài kiến thức SGK và kiến thức bản thân, em hãy cho biết về quan hệ giao lưu buôn bán giữa Việt Nam và Nhật Bản? 5.Đánh giá: (1 phút) -GV nhận xét, đánh giá tinh thần làm việc của HS trong tiết thực hành. - GV thu một số bài thực hành để kiểm tra, cho điểm. IV. Hoạt động nối tiếp: (1 phút) - Về nhà hoàn thành bài thực hành vào vở - Đọc trước bài: Tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc - Sưu tầm các tài liệu, tranh ảnh về tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc. PHỤ LỤC GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SỐ 2 Tiết PPCT: 24. Bài 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI Lớp giảng dạy: 11B3 Ngày soạn: 29/2/2013 Ngày giảng: Tiết 5 thứ 2 ngày 4/3/2013 I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần phải: 1. Kiến thức: - Trình bày được những đặc điểm: +Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. + Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. + Dân cư và xã hội. - Phân tích ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc. 2. Kĩ năng: - Đọc và phân tích được bản đồ Châu Á, bản đồ địa hình và khoáng sản Trung Quốc - Phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và bản đồ phân bố dân cư Trung Quốc. - Kĩ năng làm việc theo nhóm. 3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn trong xây dựng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam. II. Phương tiện dạy học và phương pháp dạy học 1. Phương tiện dạy học: - Máy chiếu, máy tính. - Bản đồ tự nhiên, hành chính : Thế giới, Châu Á, Trung Quốc. - Hình 10.1, 10.3, 10.4 trong SGK (phóng to). 2. Phương pháp dạy học - Đàm thoại gợi mở, vấn đáp - Nêu vấn đề, thảo luận - Sử dụng phương tiện trực quan III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (Không) 3. Giảng bài mới: * Vào bài: (1 phút). Trong phần đầu của chương II. Địa lí quốc gia và khu vực, các em đã được tìm hiểu một số cường quốc về kinh tế - chính trị như: Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Nhật Bản. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp 1 quốc gia lớn ở Châu Á, mà trong những năm gần đây có sự trỗi dậy mạnh mẽ về mọi mặt kinh tế lẫn chính trị, đó là đất nước Trung Quốc. Thời gian Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính 2 phút GV giới thiệu: Khái quát về Trung Quốc - Các vấn đề tìm hiểu của bài học, gồm: I. Vị trí địa lí và lãnh thổ II. Điều kiện tự nhiên III. Dân cư và xã hội Khái quát chung: + Diện tích: 9,57 tr.km2 + Dân số:1,38 tỉ người (2009) + Thủ đô: Bắc Kinh 10 phút * HĐ 1: TÌM HIỂU VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ ● Bước 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí + GV cho học sinh quan sát bản đồ hành chính Châu Á, giới thiệu vị trí của Trung Quốc trên bản đồ. GV: Hãy quan sát bản đồ các nước Châu Á và kiến thức trong SGK, em hãy nêu những nét cơ bản về vị trí địa lý của Trung Quốc? - Tọa độ địa lí? - Nằm ở khu vực nào của Châu Á? - Tiếp giáp với những vùng lãnh thổ và quốc gia nào ? HS Trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung GV: bổ sung và kết luận: - Phía Bắc: LB Nga, Mông Cổ. - Phía Tây: Cadăcxtan, Cưrơgưxtan, Tatginixtan, Apganixtan, Pakixtan. - Phía Nam: Ấn Độ, Nêpan, Butan, Mianma, Lào, Việt Nam. - Phía Đông: Triều Tiên, biển Hoàng Hải, Hoa Đông. Có đường bờ biển dài 9000 km, mở rộng ra Thái Bình Dương. - Khu vực kinh tế sôi động: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á ● Bước 2: Tìm hiểu về lãnh thổ GV cho HS quan sát bản đồ hành chính thế giới. CH: Nhận xét nét nổi bật của lãnh thổ TQ ? - Sau LB Nga, Canađa , Hoa Kì. Hành chính: - 5 khu tự trị: Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Tây Tạng, Hôi Ninh Hạ, Nội Mông Cổ, Choang Quảng Tây.( đơn vị hành chính cấp tỉnh được chỉ định cho một dân tộc thiểu số và được đảm bảo nhiều quyền hơn theo hiến pháp. Ví dụ, họ có người đứng đầu (tỉnh trưởng hay khu trưởng) phải là người dân tộc thiểu số đã được chỉ định cho khu) - 4 Th.phố trực thuộc TW: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh - 2 đặc khu hành chính: Ma Cao, Hồng Kông - Đài Loan tách ra từ 1949 nhưng vẫn là một bộ phận lãnh thổ của TQ, song có chế độ chính trị khác do vậy không nằm trong sự kiểm soát của TQ. CH: Hãy nêu ý nghĩa của VTĐL và lãnh thổ đối với sự phát triển KTXH của TQ ? HS: thảo luận cặp đôi và trả lời. Giáo viên bổ sung và kết luận. Thuận lợi: - Cảnh quan tự nhiên đa dạng - Tạo điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm, thu hút kỹ thuật, vốn...với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Phát triển các ngành kinh tế biển (xây dựng cảng biển, giao thông hàng hải, du lịch biển và đánh bắt thủy hải sản) Khó khăn: - Có đường biên giới dài với nhiều nước, nằm trong vùng núi non hiểm trở gây khó khăn trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng. - Phía Nam có chung biển Đông với các nước ĐNÁ => Đây là một vấn đề rất phức tạp và nóng bỏng. (HS về nhà tự tìm). - Chịu nhiều ảnh hưởng của bão I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ *Vị trí địa lí - Nằm ở Đông Á , lãnh thổ kéo dài: 200B- 530B, 730Đ-1350 Đ. Phía bắc, tây, nam giáp với 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, phía đông giáp biển. * Lãnh thổ - Diện tích: 9,57 tr.km2. Lớn thứ 4 thế giới *Ý nghĩa vị trí địa lí và lãnh thổ Thuận lợi: - Cảnh quan tự nhiên đa dạng - Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước bằng đường bộ, đường biển, đặc biệt là đường biển Khó khăn: - Quản lí đất nước, bảo vệ an ninh quốc phòng. Thiên tai, bão, lũ lụt, động đất 10 Phút Thảo Luận 5 phút Chuyển ý: với vị trí địa lý và lãnh thổ rộng lớn như thế sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở mục II *HĐ 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CH: Quan sát bản đồ tự nhiên châu Á hoặc hình 10.1, nhận xét về điều kiện tự nhiên của TQ ? GV: Yêu cầu HS kẻ đường thẳng đi qua hai điểm Lan Châu và Thành Đô => Kinh tuyến 1050Đ. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai miền ? GV: Chia lớp thành 2 nhóm: - Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của miền Đông (phiếu học tập số 1) - Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của miền Tây (phiếu học tập số 2) HS: Thảo luận theo bàn và hoàn thành phiếu học tập của nhóm mình. GV: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày - Nhóm 1: Đặc điểm tự nhiên của miền Tây - Nhóm 2: Đặc điểm tự nhiên của miền Đông HS: Các nhóm lên bổ sung GV: Nhận xét và đưa ra bảng thông tin phản hồi II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - Thiên nhiên đa dạng, nhưng có sự khác biệt lớn giữa miền Tây (MT) và miền Đông (MĐ). - Đặc điểm tự nhiên của miền Tây và miền Đông: (phần phụ lục) 15 Phút 5 phút Chuyển ý: Với lãnh thổ rộng lớn, điều kiện tự nhiên đa dạng sẽ ảnh hưởng tới dân cư xã hội như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tim hiểu ở mục III * HĐ 3: TÌM HIỂU DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI Bước 1: Tìm hiểu dân cư CH: Dựa vào kiến thức SGK và những hiểu biết của mình, em hãy nêu những nết nổi bật về dân số Trung Quốc GV: Kết luận - Chiếm 1/5 dân số thế giới. T7/2010 = 1,38 ti người - Năm 1949: Dân số 500 triệu người => Năm 2005: 1.3 tỉ người - Tỷlệ gia tăng dân số tự nhiên giảm. 1970 = 1,8%, 1990 = 1,1%, 2005 = 0,6% CH: Tại sao tỷ lệ gia tăng dân số của Trung Quốc thấp nhưng dân số vẫn đông? - Do quy mô của dân số đông CH: Dựa vào hình 10.3 nhận xét sự thay đổi tổng dân số, dân số nông thôn và dân số thành thị của Trung Quốc. HS: Quan sát và trả lời. GV: Nhận xét và kết luận. - Dân số thành thị gia tăng mạnh nhất là từ những năm 80 đến nay, sự gia tăng này gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành CN và DV. Năm 2009 = 607 triệu người chiếm khoảng 43% dân số cả nước CH: Với đặc điểm dân số như trên, mang lại thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc? GV: Kết luận Thuận lợi: - Nguồn lao động dồi dào - Thị trường tiêu thụ rộng lớn Khó khăn: - Nhu cầu lương thực lớn, chất lượng cuộc sống chưa cao. - Thất nghiệp, ô nhiễm môi trường CH: Nêu chính sách phát triển dân số của Trung Quốc?Mặt tích cực và hạn chế của chính sách nêu trên - Thực hiện chính sách KHHGĐ triệt để (mỗi gia đình chỉ có một con) - Tích cực: Giảm gia tăng dân số - Tiêu cực: Mất cân đối trong cơ cấu giới tính và nguồn lao động - Các dân tộc ít người như: choang, Tạng, Hồi, Mông Cổcư trú ở các vùng núi hẻo lánh và biên giới CH: Dựa vào hình 10.4 và kiến thức trong bài, em hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ? GV: MĐ dân cư đông đúc (chiếm 90% dân số) với nhiều thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh MT dân cư thưa thớt (chiếm 50% diện tích nhưng chỉ có 10% dân số) Nguyên nhân: - MĐ: Là nơi có nhiều đồng bằng trù phú, điều kiện tự nhiên thuận lợi có nền kinh tế phát triển, nhiều trung tâm công nghiệp mới mọc lên. - MT: Địa hình hiểm trở, khí hậu khô hạn, nhiều hoang mạc, kinh tế chưa phát triển. CH: Dựa vào kiến thức SGK và những hiểu biết của em nêu đặc điểm tiêu biểu về xã hội TQ ? - Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt gần 90% (2005). Đang tiến hành cải cách giáo dục. Năm 2008 mức đầu tư cho giáo dục chiếm 3,8% GDP.Dự tính đến 2012 con số này sẽ là 4% CH Hiểu biết của bản thân về các phát minh của Trung Quốc. -Các phát minh lớn của Trung Quốc: + Kỹ thuật ấn loát: có nguồn gốc từ triều Tùy (tức CN 581-618) do Tất Thăng phát minh ra, sau đó được người Mông Cổ truyền sang Châu Âu, về sau người đời gọi Tất Thăng là thủy tổ của nghành in. + Phát minh ra giấy: kĩ thuật làm giấy có từ thời nhà hán do Thái Luân nghiên cứu ra ( là nhà khoa học xuất thân từ nông dân. Năm 15 tuổi ông được chon làm tùy tùng của vua ) gIấy được làM từ vỏ cây, vỏ gai,vải rách thái nhỏ và nghiền nát ra và tráng thành từng lớp từ đó kĩ thuật làm giấy ngày càng phát triển và ông được gọi là” giấy tước hầu thái” + La bàn: có từ thời nhà Hán vào thế kỉ thứ 2 TCN + Thuốc súng III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI 1. Dân cư - Đây là nước có quy mô dân số lớn nhất thế giới 2005= 1,3 tỉ người, Dân số tăng nhanh: 1949 = 500 triệu, Năm 2005 = 1303,7triệu » lao động dồi dào, chất lượng lao động được nâng cao, thị trường rộng lớn tạo điều kiện phát triển kinh tế - Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm dần (0,6% - năm 2005) » đã triệt để thực hiện chính sách dân số. - Chênh lệch giới tính => ảnh hưởng tới nguồn lao động và các vấn đề xã hội khác. *)Dân tộc: - Có trên 50 dân tộc, đông nhất là người Hán (>90% dân số) *) Phân bố dân cư: Không đồng đều: - giữa thành thị và nông thôn; 37% dân số sống ở thành thị, 63% sống ở nông thôn - giữa miền đông và miền tây: miền đông 90%, miền tây 10% 2. Xã hội - Giáo dục đang được đầu tư, phát triển - Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo. Nguồn nhân lực dồi dào. => Đây là nhân tố, là tiềm năng để Trung Quốc phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. - Nền văn minh lâu đời. Nhiều phát minh và công trình kiến trúc nổi tiếng IV. Củng cố bài học ( 3 – 4 phút): Như vậy, Trung Quốc là đất nước rộng lớn, thiên nhiên có sự đa dạng song có sự khác biệt giữa hai miền Đông và Tây, có dân số đông nhất thế giới, gia tăng tự nhiên đang giảm dần, phân bố không đều. Với những tiềm năng về thiên nhiên và con người, TQ đang phấn đấu vươn lên tham gia vào hàng các quốc gia có nền kinh tế chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Nội dung này chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài sau. V. Dặn dò và ra bài tập (1 phút) - Làm bài tập trang 90 (Tiết 1.Tự nhiên, dân cư và xã hội) - Đọc trước bài “ Kinh tế Trung Quốc” và sưu tầm các tư liệu, hình ảnh về hoạt động sản xuất của Trung Quốc. PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP Quan sát lược đồ Địa hình, khoáng sản Trung Quốc kết hợp với SGK mục II bài Trung Quốc, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập của nhóm mình ? Miền Đặc điểm Miền Đông Địa hình, Đất đai Khí hậu Thủy văn Khoáng sản Đánh giá Thuận lợi Khó khăn Miền Đặc điểm Miền Tây Địa hình, Đất đai Khí hậu Thủy văn Khoáng sản Đánh giá Thuận lợi Khó khăn Miền Đặc điểm Miền Tây Miền Đông Địa hình, Đất đai Núi cao, sơn nguyên xen kẽ bồn địa. Đất đai khô cằn. Đồng bằng rộng lớn. Đất phù sa châu thổ màu mỡ. Khí hậu Ôn đới Lục địa khắc nghiệt, ít mưa -Phía Bắc: Ôn đới gió mùa. -Phía Nam : Cận nhiệt gió mùa. -Mưa nhiều Thuỷ văn Đầu nguồn của nhiều sông lớn Hạ lưu của nhiều sông lớn:S. Hoàng Hà, S. Trường Giang Khoáng sản Than, sắt, dầu (trừ lượng không nhiều) Rất phong phú (kim loại màu, dầu mỏ, than...) Đánh giá Thuận lợi Phát triển nghề rừng, chăn nuôi gia súc, khai khoáng và thủy điện Nông nghiệp trù phú, công nghiệp phát triển Khó khăn Khí hậu khô hạn ® Thiếu nước. Địa hình cắt xẻ phức tạp ® GTVT khó khăn. Bão và lũ lụt Bảng thông tin phản hồi: Đặc điểm tự nhiên của miền Tây và Đông GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SỐ 3 Tiết PPCT: 25. Bài 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) Tiết 2. KINH TẾ Lớp giảng dạy: 11B8 Phòng 13 Ngày soạn : 10/3/2013 Ngày giảng: Tiết 7 thứ 4 ngày 13/3/2013 I. Mục tiêu; Sau bài học, học sinh cần: 1. Về kiến thức: Trình bày và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Về kĩ năng - Kĩ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu, lược đồ để có những hiểu biết trên. - Kĩ năng liên hệ thực tế Việt Nam 3. Về thái độ Có ý thức học tập tốt, tôn trọng và tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ Kinh tế Trung Quốc (hoặc hình 10.7 và 10.8 trong SGK) - Một số ảnh và tư liệu về hoạt động kinh tế của Trung Quốc của TQ (nếu có III. Phương pháp dạy học Đàm thoại gợi mở Vấn đáp Thảo luận nhóm Sử dụng phương tiện trực quan IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình giảng bài mới 3. Giảng bài Ở tiết 1, các em đã tìm hiểu về tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc, đó chính là những nguồn lực để phát triển kinh tế, vậy, những nguồn lực( điều kiện) đó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế Trung Quốc, chúng ta cùng tìm hiểu tiết 2: Kinh tế. TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính 7 ph HĐ 1: KHÁI QUÁT GV: Trung Quốc giành độc lập khi nào? Ngày 01/10/1949, TQ giành độc lập và xây dựng kinh tế theo con đường XHCN. Sau khi độc lập TQ đã nỗ lực đưa nền kinh tế đi lên bằng những cuộc cách mạng, cuộc đại nhảy vọt. Tuy nhiên (1958 – 1978) do mắc những sai lầm nghiêm trọng nên đã đẩy nền kinh tế vào tình thế xuống dốc không phanh và nền kinh tế đứng trên bờ vực của sự phá sản Trước tình hình đó, TQ đã tiến hành cải cách kinh tế, đưa ra những chính sách kinh tế mới. Vì vậy, từ 1978 đến nay, nền kinh tế của TQ đã từng bước vượt qua khủng hoảng và vươn lên khẳng định bản thân chỉ trong một thời gian ngắn. CH: Tham khảo SGK và những hiểu biết của mình hãy cho biết từ năm 1978 đến nay, TQ đã đạt được những thành tựu kinh tế cơ bản nào? HS: Trả lời câu hỏi. GV: bổ sung và kết luận: - Có tốc độ tăng trưởng đứng hàng đầu thế giới, 2009 = 8,7%, nhiều năm tăng hai con số - Năm 2009 GDP = 4910 tỉ USD đứng thứ 3 sau (Hoa Kì là 14.200 tỉ, Nhật Bản là 5100 tỉ USD). - Năm 2009 = 3600 USD/người/năm.( Việt Nam 2009 = 1040 USD/người/ năm) => Như vậy sau một thời gian thực hiện CNH, HĐH nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. I. KHÁI QUÁT -Năm 1987,Trung Quốc tiến hành công cuộc hiện đại hóa và đạt được nhiều thành tựu: - Tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, trung bình: 8%/năm - Đời sống nhân dân được cải thiện. Năm 2004, Tổng GDP:1649,3 tỉ USD, thứ 7 thế giới. GDP/người: 1269 USD. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại. (30 ph) 10 ph 15ph 10 ph Chuyển ý: Những thành tựu to lớn còn được thể hiện ở tất cả các ngành kinh tế. để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng tìm hiểu ở mục II sau. HĐ 2: TÌM HIỂU CÁC NGÀNH KINH TẾ GV: - Chiếu bản đồ Kinh tế chung của TQ. - TQ có nhiều điều kiện thuận lợi (tự nhiên và con người) để phát triển công nghiệp? - Kiểm tra bài cũ: Hãy phân tích các điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp của TQ ? HS: Học sinh trả lời: GV nhận xét và cho điểm: TQ có nhiều điều kiện để phát triển CN: Tài nguyên phong phú (khoáng sản, thủy năng), vị trí thuận lợi, nhân lực dồi dào và trình độ cao, chính sách của Nhà nước. Bước 1: Tìm hiểu ngành công nghiệp CH: Theo các em để phát triển công nghiệp Trung Quốc đã thực hiện những chiến lược gì? HS: Tham khảo sách giáo khoa để trả lời GV: Nhận xét và kết luận - Kinh tế chỉ huy là nền kinh tế mà nhà nước quyết định về sản xuất và phân phối. (tương tự nền kinh tế nước ta trước 1986) - Trước kia, Trung Quốc chỉ quan hệ với các nước XHCN. Hiện nay Trung Quốc đã mở rộng giao lưu buôn bán và hợp tác đầu tư với nhiều nước - Đầu tư có trọng điểm: + Giai đoạn đầu: ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp hàng tiêu dùng và chế biến LTTP. + Giai đoạn sau: Phát triển các ngành công nghiệp then chốt và những ngành có kỹ thuật cao như ( Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng) CH: Với những chiến lược trên, CN của TQ đã đạt được những thành tựu đáng kể nào ? Tham khảo nội dung trong SGK và phân tích bảng 10.1 để làm rõ ? HS: Trả lời GV: Bổ sung và kết luận: - Sản lương tăng nhanh: VD + Than : 2004 = 1634 triệu tấn( tăng 170% so 1985), 2009 = 3050 triệu tấn( tăng 317% so 1985) + Điện : 2004 = 2187 tỉ kwh (tăng 559% so 1985), năm 2010 = 3903 tỉ KW/h, (tăng 999% so với năm 1985) + Thép :2004 = 272,8 triệu tấn (tăng 580% so với 1985), năm 2009 = 375 triệu tấn, (tăng 797% so với năm 1985) + Xi măng : 2004 = 970 triệu tấn (tăng 664% so 1985) + Phân đạm: 2004 = 28,1 triệu tấn( tăng 216% so 1985) - Thành công ở nhiều ngành kĩ thuật cao như chế tạo tàu vũ trụ, sản xuất vũ khí, điện tử, điện hạt nhân.. CH: Quan sát lược đồ công nghiệp (hình 10.8) và nội dung SKG, hãy nhận Xét và giải thích về sự phân bố CN của TQ? GV gợi ý: Dựa vào bảng chú giải để nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp và các ngành công nghiệp. - Các TTCN phân bố tập trung ở đâu ? Vì sao lại phân bố như vậy? - Kể tên các TTCN ? Quan sát bảng chú giải, đọc tên các ngành công nghiệp của những TTCN chính ? HS: Trả lời GV: Bổ sung và kết luận: - Tập trung ở phía Đông vì nơi đây có nhiều tài nguyên thiên nhiên, địa hình bằng phẳng, dân cư đông đúc và có chất lượng cao, giao thông thuận lợi, có lịch sử phát triển lâu đời - Miền Tây: Bước 2: Tìm hiểu ngành nông nghiệp - Kiểm tra bài cũ: Hãy phân tích các điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp của TQ ? HS: Trả lời +)GV nhận xét và cho điểm: TQ có nhiều điều kiện để phát triển NN: Đồng bằng màu mỡ, đồng cỏ rộng lớn, khí hậu ôn hòa, nguồn nước dồi dào và nhân lực đông đảo. GV: Chia lớp thành 6 nhóm Nhóm 1,4:Chiến lược phát triển nông nghiệp Nhóm 2,5: Thành tựu phát triển Nhóm 3,6: Phân bố nông nghiệp Gợi ý: Nhóm 2: tham khảo hình 10.3 để nhận xét về thành tựu của TQ Nhóm 3: tham khảo hình 10.3 để nhận xét về về sự phân bố cây luơng thực, cây công nghiệp và một số gia súc của TQ HS: Thảo luận HS: Trình bày kết quả thảo luận GV: Bổ sung, kết luận và đưa ra bảng thông tin phản hồi. CH:Dựa vào hình 10.9 và kiến thức đã học, em hãy nêu nguyên nhân của khác biệt về phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây? HS: Dựa vào hình 10.9 để trả lời và nêu nguyên nhân. GV: Nhận xét, bổ sung và chuẩn hóa - Miền Đông nông nghiệp phát hơn * Nguyên nhân: nơi đây có nhiều đồng bằng rộng lớn và màu mỡ, dân cư đông đúc và có nhiêu kinh nghiệm, nguồn nước dồi dào Chuyển ý: TQ là nước lớn nằm ở phía Bắc của nước ta, quan hệ của VN và TQ đã có từ rất lâu.Trong thời kì hiện đại hóa, quan hệ kinh tế của hai nước có đặc điểm gì? Chúng ta tìm hiểu ở mục III. * HĐ 3: TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ TRUNG QUỐC – VIỆT NAM GV: Tham khảo SGK và vốn hiểu biết, hãy cho biết mối quan hệ Việt - Trung trong giai đoạn hiện nay ? HS: Trình bày: GV: Kết luận: - Đầu 1999 tổng bí thư TQ Giang Trạch Dân và tổng bí thư VN Lê Khả Phiêu đã có cuộc gặp gỡ trao đổi, hai bên thống nhất cùng thực hiện phương châm 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tá

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_11_tiet_23_27.docx
Giáo án liên quan