Giáo án Địa lý lớp 12 bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tt)

 THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (tt)

I-Mục tiêu của bài học :

 Sau bài học, Hs cần :

 1-Về kiến thức :

 -Hiểu được tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tự nhiên khác và cảnh quan thiên nhiên.

 -Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên : địa hình, sông ngòi, đất và hệ sinh thái rừng.

 -Hiểu được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các mặt hoạt động sản xuất và đời sống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (tt) I-Mục tiêu của bài học : Sau bài học, Hs cần : 1-Về kiến thức : -Hiểu được tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tự nhiên khác và cảnh quan thiên nhiên. -Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên : địa hình, sông ngòi, đất và hệ sinh thái rừng. -Hiểu được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các mặt hoạt động sản xuất và đời sống. 2-Về kỹ năng : -Phân tích mối quan hệ tác động giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. -Đọc bản đồ. -Khai thác kiến thức từ bản đồ và Atlat Địa lý Việt Nam. II-Các phương tiện dạy học : -Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam. -Một số tranh ảnh về địa hình, sông ngòi, các hệ sinh thái rừng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa (nếu có). III-Một số điểm cần lưu ý : 1-Những biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên: địa hình, đất, sông ngòi và hệ sinh thái rừng. -Địa hình chịu tác động mạnh của nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn với 2 mùa khô, ẩm diễn ra quá trình xâm thực, rửa trôi mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở vùng châu thổ hạ lưu sông. Quá trình xâm thực-bồi tụ là quá trình địa mạo chủ yếu trong sự biến đổi của địa hình Việt Nam hiện tại. -Sông ngòi biểu hiện ở mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa. -Thổ nhưỡng đặc trưng bởi quá trình feralit, là quá trình hình thành đất chủ yếu và đất feralit là loại đất chính ở nước ta. -Sinh vật tiêu biểu là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh với các thành phần động - thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế. -Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm, gió mùa phát triển trên đất feralit. IV-Tiến trình dạy học : 2-Các thành phần tự nhiên khác. Gv có thể lập bảng hoặc phát Phiếu học tập (theo mẫu dưới đây). Chia Hs ra thành các nhóm, mỗi nhóm đảm nhận một nội dung. Các thành phần tự nhiên Biểu hiện Nguyên nhân Địa hình Sông ngòi Đất Sinh vật Sau khi các nhóm trao đổi, hoàn thành nội dung theo yêu cầu, đại diện các nhóm trình bày, Gv chốt lại kiến thức cơ bản : -Về địa hình, Gv cần nhấn mạnh : Sự biến đổi địa hình do tác động ngoại lực thể hiện ở hiện tượng xâm thực, bào mòn, rửa trôi đất, đá trên sườn dốc. Biểu hiện của quá trình này là bề mặt địa hình bị cắt xẻ, hẻm vực, khe sâu, đất bị bào mòn rửa trôi nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá, những hiện tượng đất trượt, đá lở ở miền đồi núi. Sự thành tạo địa hình cacxtơ với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô, các đồi đá vôi sót. Các đồng bằng châu thổ lớn là kết quả của quá trình bồi tụ ở nước ta. Gv có thể yêu cầu Hs phân tích thêm ý nghĩa của các đồng bằng này đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội và gắn với vấn đề sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. Hệ số bào mòn lớn và tổng lượng cát bùn nhiều là hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi (nêu số liệu về lượng cát bùn của sông ngòi nước ta của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Cửu Long). Gv có thể đặt câu hỏi : Vì sao lượng phù sa hệ thống sông Hồng lớn hơn sông Cửu Long ? -Về đất, Gv giải thích cho Hs về bản chất của quá trình feralit để Hs hiểu được tại sao quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta. -Về sinh vật, Gv cho Hs dựa vào Atlat để nhận biết nơi phân bố một số loại rừng chính. 3-Aûnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống. Nội dung mục này dễ hiểu, Gv cho Hs đọc để tự suy luận và liên hệ thực tế, trả lời một số câu hỏi như : -Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta như thế nào ? -Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các hoạt động sản xuất khác, đến môi trường và đời sống nhân dân. Mục tiêu Thời gian Hoạt động Sản phẩm 2-Địa hình xâm thực - bồi tụ : Nội dung : Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến địa hình. Biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới gió mùa qua địa hình. Kỹ năng : Biết liên hệ thực tế để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên. 3-Thủy văn của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa : Nội dung : Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến mạng lưới sông ngòi, chế độ thủy văn. 4-Đất feralit : Nội dung : Quá trình feralit. 5-Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa : Nội dung : Đặc điểm của hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. -Hãy nêu tác động của dòng chảy trên sườn dốc của địa hình đồi núi Việt Nam. -Chúng ta phải làm gì để hạn chế xói mòn đất ở miền đồi núi ? -Vùng địa hình nào ở nước ta phổ biến hiện tượng đất bị xói mòn trơ đá. Vì sao ? -Vì sao sông ngòi nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc ? -Sự phân phối lượng nước như vậy gây khó khăn gì trong việc sử dụng và điều tiết dòng chảy ? -Lượng cát bùn lớn trong các dòng sông có những thuận lợi và khó khăn gì ? -Đất đá ong hóa thường thấy nhiều ở vùng nào và vì sao ? -Đọc mục 5 trang 38, nêu đặc điểm của hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. +Quá trình cơ học, vật lý thể hiện ở hiện tượng xâm thực, bào mòn rửa trôi đất, đá trên sườn dốc. Biểu hiện của quá trình này là bề mặt địa hình bị cắt xẻ, hẻm vực, khe sâu, đất bị bào mòn rửa trôi, nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá, nhưng hiện tượng đất trượt, đá lở thành những nón phóng vật tích tụ ở chân núi. +Quá trình hóa học : là sự thành tạo địa hình cacxtơ với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô, các đồi đá vôi sót ở vùng núi đá vôi. -Nhấn mạnh vai trò của lớp phủ thực vật tham gia quá trình sinh học trong sự hình thành đất và hạn chế dòng chảy mặt do vậy bảo vệ được lớp đất mặt hỏi bị xâm thực, rửa trôi. Hiện tượng này diễn ra mạnh ở vùng đồi trung du, nơi có khí hậu nhiệt đới với 2 mùa khô ẩm rõ rệt, quá trình hình thành đất feralit phát triển, lớp phủ thực vật bị chặt phá nhiều lần, sự tích tụ điôxit sắt, nhôm mạnh, đá ong hóa. -Hêï quả tác động của chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa trên nền địa hình nhiều đồi núi mà quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ. Đặc điểm này của thủy văn cũng phản ảnh đặc điểm chung của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. -Gây khó khăn cho việc điều tiết nước và quản lý tài nguyên nước của nước ta. -Sự phân hóa 2 mùa lũ cạn gây trở ngại cho giao thông thủy và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. -Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ trên các đồi, thềm phù sa cổ. Ở các vùng này, nếu mất lốp phủ thực vật thì quá trình đá ong hóa dễ tiến triển. -Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩûm gió mùa với thành phần thực-động vật nhiệt đới chiếm ưu thế là diện mạo của cảnh quang thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

File đính kèm:

  • docBai 10.doc