Giáo án Địa lý lớp 12 bài 18: Đô thị hóa ở Việt Nam

 ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM

I-Mục tiêu :

 Sau bài học, Hs cần :

 1-Về kiến thức :

 -Trình bày và giải thích được một số đặc điểm của đô thị hóa ở nước ta.

 -Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế-xã hội.

 -Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.

 2-Về kỹ năng :

 -Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ.

 -Nhận xét bảng số liệu về phân bố đô thị qua bản đồ hoặc Atlat.

 -Phân tích biểu đồ.

II-Các phương tiện dạy học :

 -Bản đồ dân cư Việt Nam, Atlat Địa lý Việt Nam.

 -Bảng số liệu về phân bố đô thị giữa các vùng của nước ta.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 18: Đô thị hóa ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM I-Mục tiêu : Sau bài học, Hs cần : 1-Về kiến thức : -Trình bày và giải thích được một số đặc điểm của đô thị hóa ở nước ta. -Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế-xã hội. -Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta. 2-Về kỹ năng : -Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ. -Nhận xét bảng số liệu về phân bố đô thị qua bản đồ hoặc Atlat. -Phân tích biểu đồ. II-Các phương tiện dạy học : -Bản đồ dân cư Việt Nam, Atlat Địa lý Việt Nam. -Bảng số liệu về phân bố đô thị giữa các vùng của nước ta. III-Một số điểm cần lưu ý : -Đặc điểm đô thị hóa nước ta và hướng đô thị hóa trong tương lai. -Aûnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến đời sống, phát triển kinh tế-xã hội. IV-Tiến trình dạy học : 1-Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta : a-Gv cho Hs nhắc lại “khái niệm đô thị và đô thị hóa” đã học ở lớp 10. b-Gv cho Hs dựa vào mục 1 SGK để tìm ra những đặc điểm đô thị hóa ở nước ta : +Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp. +Tỉ lệ dân thành thị tăng. +Phân bố đô thị diễn ra không đồng đều giữa các vùng. Khi phân tích cụ thể vào từng đặc điểm, Gv cần lưu ý : Đặc điểm 1, cần cho Hs thấy được từ thế kỷ thứ III TCN nước ta đã có đô thị đầu tiên, như vật trong quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm, trình độ thấp và không giống nhau giữa các thời kỳ và giữa hai miền. Đặc điểm 2, Gv cho Hs dựa vào số liệu bảng 18.1 để rút ra nhận xét về sự thay đổi dân số thành thị. Đặc điểm 3, Gv cho Hs phân tích bảng 18.1 để rút ra được nhận xét : +Vùng có nhiều đô thị nhất (Trung miền núi Bắc Bộ) gấp 3,2 lần vùng có đô thị ít nhất (Duyên hải Nam Trung Bộ). Tuy nhiên, số dân bình quân / 1 độ thị ở Trung miền núi Bắc Bộ còn thấp (12,8 nghìn / 1 đô thị) chỉ bằng 1/10 so với vùng có dân số đô thị cao nhất là Đông Nam Bộ (116 nghìn / 1 đô thị). +Số thành phố lớn còn quá ít so với mạng lưới đô thị. Gv có thể mở rộng thêm : Chất lượng các đô thị lớn chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế (đặc biệt là các thành phố mới thành lập). 2-Mạng lưới đô thị ở nước ta : Tìm hiểu mạng lưới đô thị nước ta. Dựa vào nội dung trong bài học, Gv cho Hs tìm các đô thị trên bản đồ hoặc Atlat. 3-Aûnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế-xã hội : -Gv cho Hs phân tích mối quan hệ giữa đô thị hóa với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình công nghiệp hóa. Sau đó, cho Hs phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế-xã hội, và tài nguyên, môi trường ở nước ta. -Gv cần chú ý : +Nếu đô thị hóa gắn liền vớicông nghiệp hóa, điều đó có ý nghĩa lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội. +Tuy nhiên, nếu đô thị hóa tự phát sẽ nảy sinh ra nhiều hậu quả : ô nhiễm môi trường, việc làm, an ninh xã hội (Hs lấy ví dụ để chứng minh). a-Đô thị hóa ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình đất nước và các địa phương : Mục tiêu Thời gian Hoạt động Sản phẩm 1-Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta : Nội dung : Hiểu kỹ và nắm chắc về đô thị hóa và những đặc điểm của đô thị hóa ở nước ta. Về kỹ năng : Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ. Nhận xét bảng số liệu về phân bố đô thị. 2-Mạng lưới đô thị ở nước ta : 3-Aûnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế-xã hội : a-Đô thị hóa ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước và các địa phương : Nội dung : Thấy được những ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế-xã hội. b-Trong quá trình đô thị hóa cần chú ý những vấn đề sau : Nội dung : Nắm được những điểm cần chú ý trong quá trình đô thị hóa. -Gv hướng dẫn Hs ôn lại kiến thức cũ “khái niệm đô thị và đô thị hóa”. - Gv truyền đạt những nội dung cơ bản trong bài học về đặc điểm quá trình đô thị hóa ở nước ta. -Yêu cầu Hs xem bảng 17.1. Trả lời câu hỏi trong bài. -Truyền đạt những nội dung trong bài học. -Gv truyền đạt những nội dung cơ bản trong bài học. -Hs trả lời câu hỏi : “Những hậu quả của quá trình đô thị hóa đối với phát triển kinh tế-xã hội, môi trường ở nước ta hiện nay” (nêu ví dụ điển hình mà em biết). -Gv tóm lại những ý chính. -Gv truyền đạt nội dung trong bài và bổ sung thêm lý do làm cho rõ ý hơn. -Chú trọng phát triển các đô thị lớn đủ tiêu chuẩn vì thông thường các đô thị lớn là trung tâm, hạt nhân phát triển vùng. -Đô thị nông thôn cần phải đẩy nhanh vì nếp sống, sinh hoạt, sản xuất ở nông thôn còn lạc hậu, thiếu hạt nhân. -Phải đảm bảo cân đối giữa quy mô đô thị và quy mô tăng dân số vì dân số tăng quá lớn sẽ làm môi trường xã hội phức tạp (các tệ nạn xã hội). -“Đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc, nơi có dân cư chủ yếu hoạt động trong các ngành sản xuất công nghiệp, quản lý kinh tế, quản lý hành chính, văn hóa và các chức năng phi nông nghiệp khác”. - “Đô thị hóa là quá trình chuyển hóa sự phân bố dân cư phân tán ở các vùng nông thôn sang dạng phân bố dân cư tập trung ở các đô thị gắn với các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, làm cho vai trò của ngành dịch vụ tăng lên”. +Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm. +Đô thị hóa ở nước ta có quy mô không lớn, phân bố tản mạn. +Nếp sống đô thị và nông thôn còn xen lẫn vào nhau (các thị xã, thị trấn ở vùng đồng bằng). +Vùng có nhiều đô thị nhất gấp 3,3 lần vùng có đô thị ít nhất (Đông Nam Bộ và Trung du-miền núi Bắc Bộ). +Số thành phố lớn còn quá ít so với mạng lưới đô thị (Trung du-miền núi Bắc Bộ : 6/162, Đồng bằng sông Hồng : 4/117, Đồng bằng sông Cửu Long : 4/131). +Chất lượng các đô thị lớn chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế (đặc biệt là các thành phố mới thành lập). +Đô thị hóa diễn ra cùng với quá trình phát triển công nghiệp, dịch vụ, số dân tăng nhanh làm môi trường bị ô nhiễm. +Dân đô thị đông, vấn đề an ninh, trật tự xã hội nảy sinh phức tạp, việc quản lý khó khăn (chỗ ở, chỗ sinh hoạt, vui chơi )

File đính kèm:

  • docBai 18.doc
Giáo án liên quan