CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
I-Mục tiêu của bài học :
Sau bài học, Hs cần :
1-Về kiến thức :
-Hiểu được sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-Trình bày được các thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta trong thời kỳ Đổi mới.
2-Về kỹ năng :
-Biết phân tích các biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu kinh tế.
-Có kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
I-Mục tiêu của bài học :
Sau bài học, Hs cần :
1-Về kiến thức :
-Hiểu được sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-Trình bày được các thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta trong thời kỳ Đổi mới.
2-Về kỹ năng :
-Biết phân tích các biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu kinh tế.
-Có kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế.
II-Các phương tiện dạy học :
-Các biểu đồ cơ cấu ngành kinh te, cơ cấu thành phần kinh tếá nước ta (phóng to).
-Bản đồ kinh tế chung Việt Nam.
-Atlat Địa lý Việt Nam.
III-Một số vấn đề cần lưu ý :
-Cơ cấu kinh tế nước ta đang được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-Cơ cấu ngành kinh tế đang chuyển đổi theo hướng : tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I.
-Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng : giảm tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài.
-Cơ cấu lãnh thổ kinh tế chuyển dịch theo hướng : thay đổi tỉ trọng vủa các vùng trong giá trị sản xuất cả nước, hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
IV-Tiến trình dạy học :
Gv cần phân tích để Hs nắm được :
-Tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh là hết sức quan trọng, nhưng đểû tăng trưởng bền vững, đưa đất nước tiến theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì phải chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế.
Với các lớp Hs khá-giỏi, Gv có thể phân nhóm thảo luận để làm rõ hơn nhận định trên.
-Cơ cấu kinh tế bao gồm : cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
1-Cơ cấu ngành kinh tế :
-Gv yêu cầu Hs phân tích hình 20.1 để rút ra nhận xét về xu hướng chuyển dịch của 3 khu vực kinh tế :
+Khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) có xu hướng giảm nhanh về tỉ trọng.
+Khu vực II (công nghiệp-xây dựng) có xu hướng tăng nhanh về tỉ trọng và hiện đang có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
+Khu vực III (dịch vụ) đang có sự biến động, nhưng so với trước thời kỳ Đổi mới thì có chuyển biến tích cực.
Xu hướng chuyển dịch như trên cho thấy nước ta có tốc độ công nghiệp hóa khá nhanh.
-Gv yêu cầu Hs đọc SGK và phân tích bảng 20.1 để rút ra nhận xét về xu hướng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế :
+Ở khu vực I có sự chuyển dịch theo hướng : giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng của ngư nghiệp.
Tổng sản lượng thủy sản đã tăng từ 890,6 nghìn tấn (năm 1990) lên 3.465,9 nghìn tấn (năm 2005). Trị giá thủy sản đã đạt gần 25% trong cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp.
Trong nông nghiệp: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
Trong ngành trồng trọt : giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, những năm vừa qua, 1 phần diện tích trồng lúa, màu có năng suất và hiệu quả thấp đã được chuyển sang trồng cây công nghiệp, nhất là những loại cây phục vụ xuất khẩu và làm nguyên liệu cho công nghiệp, có giá trị cao.
+Ở khu vực II có sự chuyển dịch theo hướng : tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác.
Cơ cấu sản phẩm công nghiệp cũng thay đổi : tăng tỉ trọng của sản phẩm cao cấp, có khả năng cạnh tranh về chất lượng giá cả; giảm tỉ trọng của các sản phẩm ít có khả năng cạnh tranh.
Công nghiệp chế biến chiếm khoảng 80,5% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và chiếm khoảng 18,7% tổng sản phẩm trong nước. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 thì tỉ trọng của ngành công nghiệp chế biến như trên vẫn là thấp. 1 số ngành công nghiệp chế biến chủ lực là : chế biến thực phẩm, dệt, da giầy, may mặc, sản xuất hóa chất, cao su, plastic ; những ngành công nghiệp này vừa giải quyết nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, vừa giải quyết nhiều việc làm cho xã hội. Ngoài ra, 1 số ngành công nghệ cao cũng bước đầu được hình thành và phát triển như : sản xuất ô tô, thiết bị chính xác, máy móc điện tử và viễn thông, máy tính, máy văn phòng
Xu hướng chuyển dịch như trên cho thấy các ngành kinh tế ở nước ta đang phát triển cân đối, toàn diện hơn, hiện đại hơn và phù hợp với xu thế hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.
2-Cơ cấu thành phần kinh tế :
-Gv yêu cầu Hs phân tích bảng 20.2 để thấy sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế.
Gv có thể gợi ý để Hs :
+Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng, trong khi khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng tỉ trọng. Tuy nhiên, khu vực kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
+Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO.
+Xu hướng chuyển dịch như trên cho thấy ở nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đang phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.
3-Chuyển dịchà cơ cấu lãnh thổ kinh tế :
Vì thời gian trên lớp không nhiều nên khó có thể phân tích sự thay đổi về tỉ trọng của Đồâng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long trong cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản và công nghiệp cả nước. Việc giải thích ở đây cũng chưa cần thiết vì Hs sẽ học kỹ ở phần Các vùng kinh tế. Dưới đây là bảng số liệu về sự thay đổi tỉ trọng của các vùng trong nước để Gv tham khảo.
Cơ cấu giá trị sản xuát nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp của các vùng trong cả nước (%)
Vùng
Nông – lâm – ngư nghiệp
Công nghiệp
1995
2000
2005
1996
2000
2005
ĐB sông Hồng
17,3
16,2
14,7
17,1
20,4
22,6
Trung du và miền núi Bắc Bộ
12,3
9,7
9,6
6,9
5,6
5,4
Bắc Trung Bộ
10,0
8,7
8,2
3,2
3,6
3,7
DH Nam Trung Bộ
8,7
9,0
8,3
5,3
5,5
5,8
Tây Nguyên
4,3
8,5
9,2
1,2
1,0
0,8
Đông Nam Bộ
10,8
8,8
9,3
49,6
49,7
47,9
ĐB sông Cửu Long
36,6
39,1
40,7
11,2
9,3
9,0
Không xác định
5,5
4,9
4,8
Cả nước
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Gv nên yêu cầu Hs xác định phạm vi của 3 vùng kinh tế trọng điểm trên bản đồ Hành chính Việt Nam. Từ đó phân tích để thấy vai trò động lực của 3 vùng kinh tế trọng điểm này đối với các vùng kinh tế trên đất nước. Cụ thể :
-Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc : đi đầu trong hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.
-Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung : từng bước phát triển miền Trung thành 1 trong những vùng phát triển năng động của cả nước, đảm bảo vai trò hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
-Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam : giữ vị trí đầu tàu kinh tế, dẫn đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là vùng kinh tế động lực của cả nước.
Mục tiêu
Thời gian
Hoạt động
Sản phẩm
1-Về cơ cấu ngành kinh tế :
Nội dung : Thấy được sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kỹ năng : Biết phân tích các biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu kinh tế.
2-Về cơ cấu thành phần kinh tế :
Nội dung : Nắm được các thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế.
Kỹ năng : Có kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế.
3-Về cơ cấu lãnh thổ kinh tế :
Nội dung : Nắm được các thay đổi ø cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.
-Với các lớp Hs khá-giỏi, Gv có thể phân nhóm thảo luận.
-Gv yêu cầu Hs phân tích hình 19.1 để rút ra nhận xét về xu hướng chuyển dịch
của 3 khu vực kinh tế.
-Gv yêu cầu Hs đọc SGK và phân tích bảng 19.1 để rút ra nhận xét về xu hướng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế :
-Gv yêu cầu Hs phân tích bảng 19.2 để thấy sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế.
-Gv nên yêu cầu Hs xác định phạm vi của 3 vùng kinh tế trọng điểm trên bản đồ hành chính Việt Nam. Từ đó phân tích để thấy vai trò động lực của 3 vùng kinh tế trọng điểm này đối với các vùng kinh tế trên đất nước.
+Khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) có xu hướng giảm nhanh về tỉ trọng.
+Khu vực II (công nghiệp-xây dựng) có xu hướng tăng nhanh về tỉ trọng và hiện đang có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu
GDP.
+Ở khu vực I có sự chuyển dịch theo hướng : giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng của ngư nghiệp.
Tổng sản lượng thủy sản đã tăng từ 890,6 nghìn tấn (năm 1990) lên 2.647,1 nghìn tấn (năm 2002). Trị giá thủy sản xuất khẩu tăng mạnh làm cho thủy sản trở thành 1 ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn, mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước.
-Trong nông nghiệp: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
-Trong ngành trồng trọt : giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, những năm vừa qua, 1 phần diện tích trồng lúa, màu có năng suất và hiệu quả thấp đã được chuyển sang trồng cây công nghiệp, nhất là những cây phục vụ xuất khẩu và làm nguyên liệu cho công nghiệp, có giá trị cao.
+Ở khu vực II có sự chuyển dịch theo hướng : tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác.
-Cơ cấu sản phẩm công nghiệp cũng thay đổi : tăng tỉ trọng của sản phẩm cao cấp, có khả năng cạnh tranh về chất lượng giá cả : giảm tỉ trọng của các sản phẩm ít có khả năng cạnh tranh.
-Công nghiệp chế biến chiếm khoảng 80,5% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và chiếm khoảng 18,7% tổng sản phẩm trong nước. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 thì tỉ trọng của ngành công nghiệp chế biến như trên vẫn là thấp. 1 số ngành công nghiệp chế biến chủ lực là : chế biến thực phẩm, dệt, da giầy, may mặc, sản xuất hóa chất, cao su, plastic Những ngành công nghiệp này vừa giải quyết nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, vừa giải quyết nhiều việc làm cho xã hội. Ngoài ra, 1 số ngành công nghệ cao cũng bước đầu được hình thành và phát triển như : sản xuất ô tô, thiết bị
chính xác, máy móc điện tử và viễn thông, máy tính, máy văn phòng
+Khu vực kinh tế nhà nước giảm tỉ trọng, trong khi khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (các thành phần kinh tế còn lại) tăng tỉ trọng. Tuy nhiên, khu vực kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
+Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng.
+Xu hướng chuyển dịch như trên cho thấy ở nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đang phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.
-Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ : đi đầu trong hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.
-Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung : từng bước phát triển miền Trung thành 1 trong những vùng phát triển năng động của cả nước, đảm bảo vai trò hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
-Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam : giữ vị trí đầu tàu kinh tế, dẫn đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là vùng kinh tế động lực của cả nước.
File đính kèm:
- Bai 20.doc