CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
I/ Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần
1/ Về kiến thức:
- Biết được chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm tuổi thọ, bình quân thu nhập/người, giáo dục và thứ bậc về HDI Việt Nam trên thế giới.
- Hiểu được một số đặc điểm về chất lượng cuộc sống của người dân nước ta.
- Thấy được sự phân hoá chất lượng cuộc sống hiện nay và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người trong quá trình phát triển.
2/ Về kỹ năng:
- Phân tích các bảng số liệu thống kê (các biểu đồ) rút ra những nhận xét, so sánh giữa các vùng, các địa phương, giữa các nhóm người trong xã hội.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 24: Chất lượng cuộc sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đoàn Tây Ninh
Bài 24 (SNC)
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
------ o0o ------
I/ Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần
1/ Về kiến thức:
- Biết được chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm tuổi thọ, bình quân thu nhập/người, giáo dục và thứ bậc về HDI Việt Nam trên thế giới.
- Hiểu được một số đặc điểm về chất lượng cuộc sống của người dân nước ta.
- Thấy được sự phân hoá chất lượng cuộc sống hiện nay và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người trong quá trình phát triển.
2/ Về kỹ năng:
- Phân tích các bảng số liệu thống kê (các biểu đồ) rút ra những nhận xét, so sánh giữa các vùng, các địa phương, giữa các nhóm người trong xã hội.
II/ Các kiến thức cơ bản và trọng tâm:
1/ Kiến thức cơ bản:
- Những chỉ tiêu liên quan đến chất lượng cuộc sống.
- Một số đặc diểm về chất lượng cuộc sống:
Về thu nhập bình quân đầu người và xoá đói giảm nghèo.
Về giáo dục – văn hoá.
Về yếu tố và chăm sóc sức khỏe.
- Phương hướng để nâng cao chất lưọng cuộc sống.
2/ Trọng tâm: Phần 2 (một số đặc điểm về chất lượng cuộc sống)
III/ Phương tiện dạy học:
- Bảng số liệu (24.1) SGK
- Một số trang ảnh về chất lượng cuộc sống ở một số nước (nếu có).
IV/ Tiến trình tiết dạy:
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
3/ Bài mới
Mở bài: Chất lượng cuộc sống là mo65t trong những chỉ tiêu để đánh giá về trình độ phát triển kinh tế sản xuất của một quốc gia, nó được thể hiện qua hàng loạt các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người được đáp ứng đến mức cao nhất. Để hiểu rõ hơn về chất lượng cuộc sống của con người Việt Nam như thế nào? Chúng ta cần tìm hiểu bài học hôm nay :
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về việt nam trong xếp hạng HDI trên thế giới
Hình thức: Cả lớp
- Chỉ số phát triển con người bao gồm các yếu tố nào?
- Xếp hạng của việt nam trên thế giới
- Giải thích nguyên nhân
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số đặc điểm về chất lượng cuộc sống
Hình Thức:
- Hoạt động nhóm (thảo luận)
- Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm (mỗi nhóm 2 bàn)
Thời gian: 10 phút
- Bước 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Nhóm 1,3: Tìm hiểu về thu nhập bình quân đầu người và xóa đói giảm nghèo. Dựa vào bảng số liệu 24.1 so sánh thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các nhóm thu nhập phân theo thành thị, nông thôn, theo vùng – rút ra nhận xét
+ Nhóm 2,4: Dựa vào bảng số liệu 24.2 Phân tích sự thay đổi số lượng, số học sinh các cấp qua các giai đoạn và rút ra nhận xét.
+ Nhóm 5,6: Phân tích bảng 24.3 một số chỉ tiêu về y tế giai đoạn 2004 – 2005. nhận xét sự thay đổi qua các năm
- Bước 2:
+ Các nhóm trình bày – góp ý
+ Giáo viên kết luận – giải thích
Hoạt động 3: Cả lớp
- Tìm hiểu về phương hướng nâng cao chất lượng cuộc sống?
- Theo em biện pháp nào là khả thi nhất trong giai đoạn hiện nay?
1/ Việt Nam trong xép hạng HDI trên thế giới:
- HDI năm 1999: Đứng thứ 110 trong tổng số 174 nước, GDP đứng thứ 133
- HDI năm 2005: HDI : 109/173
GDP : 118/173
2/ Một số đặc điểm về chất lượng cuộc sống:
a) Thu nhập bình quân đầu người và xóa đói giảm nghèo:
- Thu nhập bình quân đầu người:
+ Thu nhập bình quân đầu người/tháng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn và giữa các vùng
+ Sự chênh lệch giữa các nhóm có thu nhập cao và thu nhập thấp, giữa vùng cao nhất và vùng thấp nhất còn quá lớn
- Xóa đói giảm nghèo:
+ Thành tựu: Tỉ lệ nghèo đói không ngừng giảm (13,3% năm 1999 xuống 9,96% năm 2002 và 6,9% năm 2004
+ Nguyên nhân: Nhằm trong các chường trình mục tiêu của nhà nước, đặc biệt là chương trình xóa đói giảm nghèo toàn diện tại các xã điểm
b) Về giáo dục – Văn hoá:
- Số trường học các cấp tăng nhanh (mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở )
- Số học sinh tăng nhanh qua các năm, từng học sinh mẫu giáo và học sinh tiểu học giảm ở giai đoạn 2003 – 2004 so với giai đoạn 2000 – 2001
c) Về y tế và chăm sóc sức khỏe:
- Thành tựu: hầu hết các xã, phường trên cả nước đều có trạm y tế
- Đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, tăng nhanh về số lượng và chất lượng
- Nhiều chương trình quốc gia đã thực hiện
3/ Phương hướng để nâng cao chất lượng cuộc sống:
- Xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
- Nâng cao dân trí và năng lực phát triển
- Bảo vệ môi trường
4/ Đánh giá:
a) Trắc nghiệm:
Câu 1: Yếu tố quan trọng góp phần nâng vị trí thứ về chỉ số 1+DI của nước ta là:
A. Tuổi thọ trung bình cao B. Thành tựu về y tế – giáo dục
C. GDP/ người cao D. Tỉ lệ đói nghèo thấp
Câu 2: Khu vực có thu nhập bình quân người/ tháng cao nhất ở nước ta hiện nay là:
A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Đông Nam Bộ D. Duyên hải miền Trung
Câu 3: Đây không phải là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia về y tế:
A. Phòng chống bệnh sốt rét B. Chống suy dinh dưỡng trẻ em
C. Sức khỏe sinh sản vị thành niên D. Dân số và kế hoạch hóa gia đình
Câu 4: Đây là một trong những phương hướng để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân:
A. Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
B. Đẩy mạnh Công nghiệp hóa và hiện đại hóa
C. Nâng cao dân trí và năng lực phát triển
D. Tăng cường giao luư hợp tác quốc tế
b) Tự luận: Căn cứ vào bảng số liệu hãy viết ra một báo cáo ngắn so sánh chất lượng cuộc sống của dân cư Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
5/ Hoạt động nối tiếp:
- Chuẩn bị bài thực hành trang 96.
- Yêu cầu:
+ Dựa vào bảng số liệu 25 _ Vẽ biểu đồ thu nhập bình quân đầu người/ tháng giữa các vùng.
+ So sánh và nhận xét về mức thu nhập bình quân đầu người/ tháng giữa các vùng qua các năm.
File đính kèm:
- Bai 24.doc