Giáo án Địa lý lớp 12 bài 27: Vấn đề phát triển 1 số ngành công nghiệp trọng điểm

 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN 1 SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

I-Mục tiêu của bài học :

 Sau bài học, Hs cần :

 1-Về kiến thức :

 -Biết được cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng của nước ta cũng như các nguồn lực tự nhiên, tình hình sản xuất và phân bố từng phân ngành.

 -Hiểu rõ được cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố của từng phân ngành.

 2-Về kỹ năng :

 -Xác định được trên bản đồ những vùng phân bố than, dầu khí cũng như nhà máy nhiệt điện, thủy điện chính đã và đang được xây dựng ở nước ta và tuyến đường dây siêu cao áp 500 KV.

 -Chỉ ra được trên bản đồ các vùng nguyên liệu chính và các trung tâm công nghiệp thực phẩm của nước ta.

 -Phân tích được sơ đồ cấu trúc, biểu đồ và số liệu về ngành công nghiệp năng lượng và công nghiệp thực phẩm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 27: Vấn đề phát triển 1 số ngành công nghiệp trọng điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN 1 SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM I-Mục tiêu của bài học : Sau bài học, Hs cần : 1-Về kiến thức : -Biết được cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng của nước ta cũng như các nguồn lực tự nhiên, tình hình sản xuất và phân bố từng phân ngành. -Hiểu rõ được cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố của từng phân ngành. 2-Về kỹ năng : -Xác định được trên bản đồ những vùng phân bố than, dầu khí cũng như nhà máy nhiệt điện, thủy điện chính đã và đang được xây dựng ở nước ta và tuyến đường dây siêu cao áp 500 KV. -Chỉ ra được trên bản đồ các vùng nguyên liệu chính và các trung tâm công nghiệp thực phẩm của nước ta. -Phân tích được sơ đồ cấu trúc, biểu đồ và số liệu về ngành công nghiệp năng lượng và công nghiệp thực phẩm. II-Các phương tiện dạy học : -Bản đồ giáo khoa treo tường Nông nghiệp, Công nghiệp Việt Nam. -Atlat Địa lý Việt Nam. -Bảng số liệu, biểu đồ các loại có liên quan. -Tranh ảnh, băng hình về khai thác than, dầu khí, công nghiệp điện lực và công nghiệp thực phẩm. III-Một số điểm cần lưu ý : 1-Về nội dung : a-Về cơ cấu, công nghiệp năng lượng gồm 2 phân ngành. Đối với nước ta, công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu chỉ gồm công nghiệp khai thác than và dầu khí. Còn công nghiệp điện lực chủ yếu là nhiệt điện và thủy điện. Các dạng khác không đáng kể (phong điện) hoặc sẽ phát triển trong tương lai (điện nguyên tử). -Việc khai thác than đã được tiến hành từ thời Pháp thuộc. Năm 1884, Pháp đã thành lập Công ty than Bắc Kỳ để khai thác nguồn tài nguyên này. Dưới thời Pháp thuộc, khoảng 54 triệu tấn than đã được khai thác. Sau khi miền Bắc được giải phóng (1954), công nghiệp khai thác có điều kiện để phát triển, nhưng sản lượng chưa nhiều. Trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, sản lượng vẫõn duy trì trung bình năm ở mức 2,6-3,4 triệu tấn. Trong những năm gần đây, sản lượng than tăng nhanh. Sản lượng than của nước ta thời kỳ 1975-2003 (triệu tấn). Năm Sản lượng Năm Sản lượng 1975 5,2 1990 4,6 1976 5,7 1991 5,0 1977 6,2 1994 5,9 1978 6,0 1995 8,4 1979 5,6 1996 9,8 1980 5,2 1997 11,4 1985 5,7 1999 9,6 1986 6.4 2000 11,6 1988 6,9 2002 16,4 1989 3,8 2003 19,0 Nguồn : Niên giám thống kê CHXHCN Việt Nam (1976-2003). -Việc thăm dò dầu khí ở miền Bắc ngay từ năm 1954 đã được quan tâm. Từ những năm 1960 đến năm 1975, công tác này được triển khai mạnh ở vùng Đồng bằng sông Hồng và đã phát hiện ra mỏ khí Tiền Hải (Thái Bình). Ở miền nam trong giai đoạn này cũng tiến hành thăm dò, tìm kiếm ở vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, nhưng chưa có kết quả cụ thể. Ngay sau khi đất nước tái thống nhất, Tổng cục dầøu khí đã được thành lập (3-9-1975) và sau đó Vietsopetro (1981). Hàng loạt mỏ dầu khí được phát hiện và đưa vào khai thác. Việt Nam đã trở thành 1 trong 44 nước có khai thác dầu trên thế giới và đứng thứ 4 ở Đông Nam Á sau Malaixia, Brunây và Inđônêxia về sản lượng dầu khai thác hàng năm. Sản lượng dầu thô của nước ta thời kỳ 1986-2003 (ngàn tấn). Năm Sản lượng Năm Sản lượng 1986 40 1995 7.620 1987 208 1996 8.803 1988 688 1997 10.090 1989 1.520 1998 12.500 1990 2.700 1999 15.217 1991 3.950 2000 16.291 1992 5.500 2001 16.833 1993 6.300 2002 16.600 1994 6.900 2003 17.690 Nguồn : Niên giám thống kê CHXHCN Việt Nam (1976-2003). b-Công nghiệp điện lực ở nước ta phát triển tương đối sớm. Nhà máy điện đầu tiên là máy điện sông Cấm (Hải Phòng) đã được xây dựng vào năm 1892. Nước ta có thế mạnh về thủy điện. Theo đánh giá của ngành điện lực, tiềm năng thủy điện của nước ta đạt công suất 30 triệu kW. Sản lượng điện của nước ta thời kỳ 1975-2003 (triệu KWh) Năm Sản lượng Năm Sản lượng 1975 2.428 1997 19.253 1980 3.680 1998 21.694 1985 5.230 1999 23.599 1990 8.790 2000 26.682 1995 14.665 2002 35.562 1996 16.962 2003 41.117 Nguồn : Niên giám thống kê CHXHCN Việt Nam (1976-2003). Về cơ cấu, thuỷ điện ngày càng có vai trò to lớn và liên tục tăng, từ 28% năm 1985 lên 61% năm 1990 và hiện nay chiếm khoảng gần ¾ sản lượng điện toàn quốc trước khi trung tâm điện Phú Mỹ hoạt động. Đến năm 2005, cơ cấu sản lượng điện diễn ra theo chiều ngược lại (70% sản lượng điện được sản xuất bằng nhiên liẹu từ than, diezen và khí tự nhiên). c-Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) và từ thủy sản (đánh bắt, nuôi trồng) để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. -Ngành công nghiệp này có vai trò quan trọng và được thể hiện ở 1 số điểm sau đây : +Thông qua hoạt động chế biến, các sản phẩm nông nghiệp-thủy sản vừa có chất lượng cao, vừa dễ bảo quản, thuận tiện cho việc vận chuyển. Trong xã hội công nghiệp, nó giải phóng cho người nội trợ thoát khỏi sự lệ thuộc vào công việc bếp núc cổ truyền. +Về mặt kinh tế, việc xây dựng ngành công nghiệp này đòi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian quay vòng lại nhanh. Việc thu hồi vốn diễn ra sau 1 thời gian ngắn làm tăng tốc độ tích lũy cho nền kinh tế. +Các sản phẩm của ngành tạo nên 1 số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Ngoài ra, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm còn thúc đẩy việc sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội ở nông thôn. -Trong cơ chế thị trường, 1 trong những vấn đề quan tâm hàng đầu là chất lượng và giá thành sản phẩm, sao cho có thể đứng vững được ở thị trường cả trong và ngoài nước. Ngoài ra, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. -Việc phân bố của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mang tính quy luật. Đây là ngành được phân bố phụ thuộc nhiều vào tính chất của nguồn nguyên liệu, nhất là nguyên liệu nhiệt đới tươi sống, dễ bị hư hỏng. Vì thế, phần lớn xí nghiệp sơ chế đều gắn với vùng nguyên liệu. Trong khi đó, các xí nghiệp chế biến thành phẩm có xu hướng phân bố ngay ở vùng tiêu thụ. Gv tham khảo thêm tài liệu : Địa lý các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam. NXB Giáo dục, 2008. 2-Về phương pháp : Gv cần phát huy tính tích cực của Hs thông qua việc khai thác các sơ đồ cấu trúc ngành (năng lượng, thực phẩm), biểu đồ, lược đồ, câu hỏi giữa bài cũng như bản đồ giáo khoa (nông nghiệp, công nghiệp) và Atlat Địa lý Việt Nam. IV-Tiến trình dạy học : 1-Trên cơ sở của kiến thức bài 26, Gv chỉ giới thiệu 2 trong nhiều ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. 2-Dựa vào sơ đồ và cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng, Gv yêu cầu Hs phân tích cơ cấu ngành này và từ đó tiếp tục tiến trình dạy-học. -Đối với công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu, Gv giúp Hs tái hiện các kiến thức đã học ở lớp 9, rồi sau đó nhận xét, tổng kết (căn cứ vào bản đồ giáo khoa, Atlat Địa lý Việt Nam ). -Đối với công nghiệp điện lực cũng tương tự như vậy. Xin lưu ý, Gv cần làm cho Hs nhớ được các đối tượng địa lý của bài này (các khu vực phân bố than, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện chính) trên bản đồ. 3-Dựa vào sơ đồ cơ cấu công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, Gvyêu cầu Hs trình bày cơ cấu của ngành công nghiệp này. Sau đó dựa vào bảng số liệu, Gv hướng dẫn Hs phân tích cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất, phânbố và mối quan hệ của chúng đối với từng phân ngành. Mục tiêu Thời gian Hoạt động Sản phẩm 1-Công nghiệp năng lượng : Nội dung : Nắm vững được cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng của nước ta cũng như các nguồn lực tự nhiên, tình hình sản xuất và phân bố từng phân ngành. Kỹ năng : Xác định được trên bản đồ những vùng phân bố than, dầu khí cũng như nhà máy nhiệt điện, thủy điện chính đã và đang được xây dựng ở nước ta và tuyến đường dây siêu cao áp 500 KV. Phân tích được sơ đồ cấu trúc (hình 26.1), biểu đồ (hình 26.2) và số liệu về ngành công nghiệp năng lượng. 2-Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm : Nội dung : Hiểu rõ được cơ cấu ngành công nghiệp thực phẩm, cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố của từng phân ngành. Kỹ năng : Chỉ ra được trên bản đồ các vùng nguyên liệu chính và các trung tâm công nghiệp thực phẩm của nước ta. Phân tích được sơ đồ cấu trúc (hình 26.4), bảng 26.1 vềø công nghiệp thực phẩm. -Dựa vào hình 26.1, Gv yêu cầu Hs phân tích cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng và từ đó tiếp tục tiến trình dạy-học. -Đối với công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu, Gv giúp Hs tái hiện các kiến thức đã học ở lớp 9, rồi sau đó nhận xét, tổng kết (căn cứ vào bản đồ giáo khoa, Atlat Địa lý Việt Nam ). -Đối với công nghiệp điện lực cũng tương tự như vậy. -Xin lưu ý, Gv cần làm cho Hs nhớ được các đối tượng địa lý của bài này (các khu vực phân bố than, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện chính) trên bản đồ. -Than Antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000-8000 calo/Kg. -Than nâu phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, có trữ lượng hàng chục tỉ tấn tính đến độ sâu 300-1000 m, nhưng điều kiện khai thác khókhăn. -Than bùn có ở nhiều nơi, song tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh. -Trong những năm gần đây, sản lượng than liên tục tăng và đạt gần 19 triệu tấn (2003). -Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng tỉ m³ khí. 2 bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. -Nước ta bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm 1986. Sản lượng tăng liên tục và đạt hơn 16 triệu tấn/năm từ sau năm 2000. Ngoài việc khai thác, ngành công nghiệp lọc hóa dầu chuẩn bị ra đời với nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), công suất 6,5 triệu tấn/năm. Khí đốt cũng đang được khai thác, đặc biệt là dự án Nam Côn Sơn đưa khí từ mỏ Lam Đỏ, Lan Tây về cho các tuốc bin khí của nhà máy điện Phú Mỹ. -Sản lượng điện tăng rất nhanh, từ 5,2 tỉ Kwh năm 1985 lên 35,6 tỉ Kwh năm 2002. Về cơ cấu, thủy điện chiếm ¾ sản lượng điện toàn quốc. Về mạng lưới tải điện, đáng chú ý nhất là đường dây siêu cao áp 500 KV từ Hòa Bình đi Phú Lâm dài 1.488 Km. -Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%). Về lý thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu Kw với sảnlượngn 260-270 tỉ Kwh. -Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là than, chủ yếu từ các mỏ tại Quảng Ninh. Ở miền Trung và miền Nam lại dựa vfo nguồn dầu nhập nội. Sau năm 1995 có thêm khí đốt phục vụ cho các nhà máy điện chạy bằng tuốc bin khí ở Bà Rịa và Phú Mỹ.

File đính kèm:

  • docBai 27.doc