Giáo án Địa lý lớp 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

 VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

I-Mục tiêu của bài học :

 Sau bài học, Hs cần :

 1-Về kiến thức :

 -Hiểu được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCN) và vai trò của nó trong công cuộc đổi mới kinh tế-xã hội ở nước ta.

 -Nhận biết được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc TCLTCN của nước ta.

 -Biết được các hình thức TCLTCN chính ở nước ta hiện nay và sự phân bố của chúng.

 2-Về kỹ năng :

 -Xác định được trên bản đồ các hình thức TCLTCN (điểm, khu, trung tâm công nghiệp).

 -Phân biệt được các trung tâm công nghiệp với quy mô (hoặc ý nghĩa) khác nhau trên bản đồ.

 3-Về thái độ :

 Từ kiến thức đã tiếp thu được, Hs thấy rõ ý thức, trách nhiệm của mình nói riêng và lôi kéo cộng đồng nói chung trong việc thực hiện chủ trương xây dựng các khu công nghiệp tập trung của Nhà nước.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP I-Mục tiêu của bài học : Sau bài học, Hs cần : 1-Về kiến thức : -Hiểu được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCN) và vai trò của nó trong công cuộc đổi mới kinh tế-xã hội ở nước ta. -Nhận biết được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc TCLTCN của nước ta. -Biết được các hình thức TCLTCN chính ở nước ta hiện nay và sự phân bố của chúng. 2-Về kỹ năng : -Xác định được trên bản đồ các hình thức TCLTCN (điểm, khu, trung tâm công nghiệp). -Phân biệt được các trung tâm công nghiệp với quy mô (hoặc ý nghĩa) khác nhau trên bản đồ. 3-Về thái độ : Từ kiến thức đã tiếp thu được, Hs thấy rõ ý thức, trách nhiệm của mình nói riêng và lôi kéo cộng đồng nói chung trong việc thực hiện chủ trương xây dựng các khu công nghiệp tập trung của Nhà nước. II-Các phương tiện dạy học : -Bản đồ giáo khoa treo tường Công nghiệp chung Việt Nam. -Atlat Địa lý Việt Nam. -Bảng, biểu số liệu có liên quan và tranh ảnh, băng hình về các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp. III-Một số điểm cần lưu ý : 1-Về nội dung : Ở lớp 10, Hs đã học về 1 số hình thức chủ yếu của TCLTCN. Đến lớp 12, Hs cần hiểu thế nào là TCLTCN. Nói 1 cách đơn giản, TCLTCN là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên 1 lãnh thổ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định trước. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, TCLTCN có vai trò rất quan trọng. Chính việc TCLTCN nói chung và xây dựng khu công nghiệp tập trung-một hình thức mới của TCLTCN nói riêng, được coi như 1 công cụ có hiệu quả nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp. a-Về các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc TCLTCN, Gv yêu cầu Hs dựa vào sơ đồ để phân tích. Có thể chia làm 2 nhóm : bên trong và bên ngoài. Nhóm nhân tố bên trong bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện kinh tế-xã hội. Trong chừng mực nhất định, nhóm nhân tố bên ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ở đây nó được hiểu như các nhân tố với tư cách là nguồn lực bên ngoài lãnh thổ công nghiệp. Trong 1 số trường hợp cụ thể, nguồn lực bên ngoài chi phối mạnh mẽ, thậm chí có thể mang tính quyết định đối với TCLTCN của 1 lãnh thổ nào đó. Có 2 nhân tố bên ngoài dược coi là quan trọng hàng đầu. Đó là thị trường và sự hợp tác quốc tế. Riêng sự hợp tác quốc tế được thể hiện qua 1 số lĩnh vực chủ yếu sau đây : -Hỗ trợ vốn đầu tư từ các nước kinh tế phát triển. Quá trình đầu tư làm xuất hiện ở các nước đang phát triển 1 vài ngành công nghiệp mới, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và mở mang ngành nghề truyền thống. Điều đó dẫn tới sự thay đổi TCLTCN theo cả 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực. -Chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cũng là 1 trong những hướng quan trọng. Kỹ thuật và công nghệ hiện đại có ý nghĩa quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, phương hướng, phân bố sản xuất cũng như các hình thức tổ chức lãnh thổ và bộ mặt kinh tế của đất nước nói chung và các vùng nói riêng. -Chuyển giao kinh nghiệm tổ chức, quản lý đến các nước đang phát triển đã và đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Kinh nghiệm quản trị giỏi không chỉ giúp cho từng doanh nghiệp làm ăn phát đạt, mà còn mở ra cơ hội cho họ hợp tác chặt chẽ với nhau, tạo ra sự liên kết bền vững trong 1 hệ thống sản xuất kinh doanh thống nhất. Chính sự liên kết đó là tiền đề để hình thành các không gian công nghiệp cũng như các hình thức TCLTCN. b-Về các hình thức TCLTCN, Hs đã được trang bị kiến thức từ lớp 10 với 1 số đặc điểm tiêu biểu cho mỗi hình thức. Gv cần giúp Hs tái hiện đặc điểm tiêu biểu và gắn nó với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Riêng về các vùng côngnghiệp, trong SGK thí điểm có nêu phương án 6 vùng của Bộ Công Nghiệp (năm 2001). Phương án này nêu lên để cho Hs biết (vì trước đó nước ta hầu như chưa có phân vùng công nghiệp), mà không cần phải phân tích cụ thể do không đủ thời gian và cũng không phải là trọng tâm của bài. Trong số các hình thức TCLTCN, cần tập trung nhiều thời gian vào khu công nghiệp (hiểu là khu công nghiệp tập trung). Lý do chủ yếu là vì khu công nghiệp (KCN) với tư cách như 1 hình thức mới về TCLTCN ở nước ta mới chỉ được hình thành từ thập niên 90 của thế kỷ XX cho đến nay, đã và đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội cũng như được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước và của các tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh). Xây dựng và phát triển KCN, khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao (gọi chung là khu công nghiệp) được coi là 1 trong những phương thức đem lại hiệu quả đối với nước ta hiện nay. Tính đến tháng 8 năm 2007, cả nước có 150 KCN, KCX được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên là 32.325 ha. Quy mô trung bình cho mỗi KCN là 200 ha (lớn nhất là KCN Phú Mỹ I ở Bà Rịa – Vũng Tàu, nhỏ nhất là KCN Bình Chiểu ở Tp Hồ Chí Minh 28 ha). Dã có 90 KCN đi vào hoạt động với diện tích đất tự nhiên 19.790 ha và 60 KCN đang trong giai đoạn xay dựng cơ bản. Các khu công nghiệp đã thu hút được gần 2.600 dự án từ nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 24.3 tỉ Usd và gần 2.800 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn 136 nghìn tỉ đồng. Các khu công nghiệp đã tạo việc làm cho hơn 90 vạn lao động trực tiếp và gần 2 triệu lao động gián tiếp. 2-Về phương pháp : Đây là 1 bài có nhiều kiến thức thực tế về TCLTCN của nước ta. Vì thế, bên cạnh phương pháp đàm thoại gợi mở, phát vấn để kích thích khả năng tìm tòi tri thức mới của Hs, Gv cần tập trung vào trọng tâm của bài (Các hình thức chủ yếu về TCLTCN), đưa ra các dẫn chứng có tính thuyết phục để giúp Hs nắm vững kiến thức của bài học. IV-Tiến trình dạy học : 1-Khi bắt đầu bài học, Gv nên đưa ra thí dụ thường nhật nào đó để dẫn dắt Hs tìm hiểu khái niệm TCLTCN. 2-Về các nhân tố ảnh hưởng, từ sơ đồ, Gv gợi ý để Hs có thể nêu lên được các kiến thức gắn với Việt Nam trên cơ sở kế thừa kiến thức đã học ở lớp 9 và 1 phần lớp 12. 3-Đối với các hình thức TCLTCN, Gv nên lưu ý : -Sử dụng phương pháp phát vấn, gợi mở để giúp Hs tìm ra các đặc điểm của từng hình thức TCLTCN. Thí dụ, điểmcông nghiệpcó 3 đặc điểm tiêu biểu : 1)Chỉ bao gồm 1-2 xí nghiệp đơn lẻ; 2)Phân bố gần nguồn nguyên, nhiên liệu hay trung tâm tiêu thụ; 3)Không có mối liên hệ sản xuất -Sau khi nắm được đặc điểm của từng hình thức TCLTCN, gv yêu cầu Hs chi trên bản đồ giáo khoa Công nghiệp chung Việt Nam (hay Atlat Địa lý Việt Nam) các điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp và cơ cấu ngành của chúng. -Riêng đối với khu công nghiệp, yêu cầu Hs kể tên 1-2 khu công nghiệp ở tỉnh, thành nơi em đang học tập (nếu có), hoặc đã thấy ở tỉnh khác. Nếu Hs ở vùng sâu, vùng xa chưa thấy bao giờ, Gv có thể dùng tranh ảnh, hoặc mô tả 1 khu công nghiệp nào đó. 4-Về câu hỏi và bài tập, câu 1 và câu 2 có mục đích giúp Hs củng cố và nắm chắc kiến thức đã học trong bài 27. Riêng câu 3, Gv gợi ý cho Hs tìm các lý do gắn với thế mạnh/ nguồn lực của trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

File đính kèm:

  • docBai 28.doc