VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I-Mục tiêu của bài học :
Sau bài học, Hs cần :
1-Về kiến thức :
-Biết được các thế mạnh của vùng, hiện trạng khai thác và khả năng phát huy các thé mạnh đó để phát triển kinh tế-xã hội.
-Biết được ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc của việc phát huy các thế mạnh của vùng.
2-Về kỹ năng :
-Đọc và khai thác các kiến thức từ Atlat Địalý Việt Nam, các bản đồ giáo khoa treo tường và bản đồ trong SGK.
-Thu thập và xử lý các tư liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi bắc bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I-Mục tiêu của bài học :
Sau bài học, Hs cần :
1-Về kiến thức :
-Biết được các thế mạnh của vùng, hiện trạng khai thác và khả năng phát huy các thé mạnh đó để phát triển kinh tế-xã hội.
-Biết được ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc của việc phát huy các thế mạnh của vùng.
2-Về kỹ năng :
-Đọc và khai thác các kiến thức từ Atlat Địalý Việt Nam, các bản đồ giáo khoa treo tường và bản đồ trong SGK.
-Thu thập và xử lý các tư liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau.
3-Về thái độ, hành vi :
-Tăng tình yêu quê hương đất nước. Thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II-Các phương tiện dạy học :
-Bản đồ treo tường Địa lý tự nhiên Việt Nam.
-Bản đồ treo tường Kinh tế chung Việt Nam.
-Bản đồ treo tường Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
-Một số tranh ảnh, phim vidéo (nếu có) về các dân tộc ít người.
-Atlat Địa lý Việt Nam.
III-Một số điểm cần lưu ý :
-Gv cần nhấn mạnh rằng Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD-MNBB) là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất cả nước, có tài nguyên phong phú, đa dạng, có khả năng phát triển 1 cơ cấu kinh tế khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, những khó khăn trong khai thác tự nhiên có liên quan rất nhiều đến điều kiện địa hình núi. Việc khai thác kinh tế phải đặc biệt chú ý đến những tác động tới môi trường.
-Gv cần lưu ý đến đặc điểm vị trí địa lý của TD-MNBB, nhất là trong quan hệ với Đồng bằng sông Hồng và với các tỉnh phía nam Trung Quốc, cũng như khả năng giao lưu với nước ngoài bằng đường biển (qua các cảng ở Quảng Ninh). Lưu ý rằng TD-MNBB chịu tác động lan tỏa ngày càng lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
-TD-MNBB là vùng có tài nguyên khoáng sản phong phú nhất nước ta. Điều này tạo ra lợi thế của vùng về các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, từ đó tạo ra cơ cấu các ngành công nghiệp nặng.
-TD-MNBB có thế mạnh nổi bật về năng lượng, với vùng than Quảng Ninh và trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước. Việc phát triển thủy điện đã nâng cao vị trí của vùng trong phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng và góp phần quan trọng vào việc nâng cao cơ sở năng lượng của vùng.
-TD-MNBB là vùng có thế mạnh đặc sắc về các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, về chăn nuôi gia súc lớn (trâu).
-Gv cần cho Hs thấy thế mạnh về kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh (du lịch biển, thủy sản, dịch vụ hàng hải), tạo nên 1 thế mạnh độc đáo của vùng, làm cho cơ cấu kinh tế của vùng càng thêm hoàn chỉnh và phát triển năng động hơn.
IV-Tiến trình dạy học :
1-Mặc dù không chia nội dung bài theo 2 tiểu vùng là Đông Bắc và Tây Bắc, nhưng Gv cần lưu ý trong khi giảng dạy, rằng Tây Bắc và Đông Bắc có những thế mạnh và hạn chế không giống nhau trong phát triển kinh tế-xã hội. Nói chung, Tây Bắc có nhiều khó khăn hơn.
2-Khi giảng dạy phần Khái quát chung, Gv khai thác bản đồ treo tường về Địa lý tự nhiên và bản đồ Hành chính Việt Nam, đặt câu hỏi để Hs chứng minh nhận định trong SGK là : TD-MNBB có vị trí đặc biệt, lại nhờ có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.
Gv cũng cho Hs khai thác SGK, các kiến thức đã học từ các bài trước đểû trả lời câu hỏi : Các điều kiện kinh tế-xã hội của TD-MNBB có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển của vùng ?
3-Khi giảng mục 2- Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện của vùng, có thể xây dựng sơ đồ để nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc khai thác thế mạnh này tới sự hình thành cơ cấu công nghiệp của vùng.
-Khoáng sản kim loại đen và kim loại màu–›Khai thác, làm giàu quặng–›Luyện kim–›Chế tạo máy.
-Thủy năng –›Thủy điện.
-Than–›Khai thác, sàng tuyển–›Nhiệt điện, xuất khẩu.
-Khoáng sản phi kim loại (Apatit) –›Công gnhiệp hóa chất (phân bón).
-Khoáng sản làm vật liệu xây dựng–›Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Gv nhấn mạnh rằng việc khai thác khoáng sản, phát triển công nghiệp nặng đòi hỏi đầu tư lớn và phải có công nghệ, có lao động lành nghề. Về điểm này, TD-MNBB lại còn nhiều hạn chế.
Gv cho Hs lập bảng các tài nguyên khoáng sản chủ yếu, phân bố theo tỉnh; các nhà máy thủy điện (trên sông nào, tỉnh nào). Từ đó rút ra nhận xét về thế mạnh khác nhau giữa Tây Bắc và Đông Bắc (Hs cần đọc Atlat Địa lý Việt nam để có thông tin chính xác khi lập bảng này).
4-Khi phân tích vấn đề thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới, Gv cần làm nổi bật các điều kiện địa hình, đất, khí hậu-thời tiết thuận lợi để trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Thêm vào đó, nhân dân các dân tộc trong vùng có nhiều kinh nghiệm trồng các cây trên. Gv có thể ví dụ về cây chè (cây công nghiệp chủ lực của vùng), cây hồi (cây đặc sản), cây quế để minh họa ý trên.
Vấn đề này có thể trình bày bằng biểu đồ sau :
Điều kiện tự nhiên
-Nền địa hình cao
-Mùa đông lạnh
-Đất thích hợp để trồng nhiều loại cây
Sản xuất hàng hóa
-Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới
-Cây đặc sản, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới
-Hoa chất lượng cao
-Cây dược liệu
-Hạt rau giống
Hiệu quả kinh tế – xã hội
-Sử dụng hợp lý tài nguyên
-Nâng cao đời sống nhân dân
-Định canh, định cư
Dân cư
-Có kinh nghiệm trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp, dược liệu
Điều kiện kinh tế – xã hội
-Vốn, kỹ thuật thích hợp
-Chế biến
-Điều kiện thị trường
-Chính sách
Dựa vào sơ đồ này, Gv có thể phân tích thêm các thuận lợi, khó khăn cũng như khả năng phát triển sản xuất hàng hóa các cây công nghiệp, cây dược liệu, cây đặc sản, rau quả cận nhiệt đới và ôn đới trong vùng.
5-Khi phân tích thế mạnh về chăn nuôi, Gv lưu ý Hs rằng mặc dù trong vùng không có các đồng cỏ lớn, trừ 1 số đồng cỏ ở vùng cao nguyên, nhưng nếu tận dụng các đồng cỏ tự nhiên thì TD-MNBB có thể phát triển hơn nữa các đàn gia súc, đặc biệt là trâu, Xu hướng mới trong phát triển chăn nuôi trong những năm gần đây là sự tăng nhanh đàn lợn, do đảm bảo tốt hơn cơ sở thức ăn cho gia súc và để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đàn gia súc ở TD-MNBB và tỉ trọng so với cả nước (%)
Năm
Trâu
Bò
Lợn
Ngàn con
%
Ngàn con
%
Ngàn con
%
1995
1529,9
51,6
547,6
15,0
3597,4
22,1
2000
1626,4
56,1
665,6
16,1
4377,3
21,7
2005
1679,7
57,5
899,8
16,2
5821,3
21,2
6-Về kinh tế biển ở TD-MNBB, Gv nên cho Hs tìm kiếm tài liệu về tỉnh Quảng Ninh. 1 số địa chỉ trang web về Quảng Ninh :
http ://www.mot.gov.vn/Vungkinhte/Bacbo/Quangninh ;
Hay trang web của Ban quản lý các khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài Quảng Ninh http ://www.halonginvest.gov.vn/quangninh/
7-Về các câu hỏi cuối bài :
Câu 1) Ý nghĩa kinh tế lớn : TD-MNBB có tiềm năng to lớn, nhưng mới được khai thác 1 phần. Việc phát huy các thế mạnh của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng, tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.
-Ý nghĩa chính trị,xã hội : đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đồng bào các dân tộc đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn nhiều xã nghèo, huyện nghèo.
File đính kèm:
- Bai 32.doc