Bài 34 : CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC :
Sau bài học, HS cần :
1) Về kiến thức :
- Hiểu được cơ cấu ngành CN của nước ta với sự đa dạng của nó, cùng một số ngành CN trọng điểm, sự chuyển dịch cơ cấu trong từng giai đoạn và các hướng hoàn thiện.
- Hiểu được sự phân hóa lãnh thổ CN và giải thích được sự phân hóa đó.
- Phân tích được cơ cấu CN theo thành phần kinh tế cũng như sự thay đổi của nó và vai trò của mỗi thành phần.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 34: Cơ cấu ngành công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD VÀ ĐT GIA LAI
Bài 34 : CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC :
Sau bài học, HS cần :
1) Về kiến thức :
- Hiểu được cơ cấu ngành CN của nước ta với sự đa dạng của nó, cùng một số ngành CN trọng điểm, sự chuyển dịch cơ cấu trong từng giai đoạn và các hướng hoàn thiện.
- Hiểu được sự phân hóa lãnh thổ CN và giải thích được sự phân hóa đó.
- Phân tích được cơ cấu CN theo thành phần kinh tế cũng như sự thay đổi của nó và vai trò của mỗi thành phần.
2) Về kỹ năng :
- Phân tích được các sơ đồ cơ cấu ngành CN và biểu đồ chuyển dịch cơ cấu giá trị sản lượng CN phân theo nhóm ngành.
- Xác định trên bản đồ treo tường các khu vực tập trung CN chủ yếu của nước ta và các trung tâm CN chính cùng với cơ cấu ngành của chúng trong mỗi khu vực.
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Bản đồ công nghiệp chung VN.
Atlat Địa lý VN.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1) Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi : Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp CN chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế – xã hội nông thôn ?
2) Nội dung bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1 : Cá nhân
Bước 1 : GV lần lượt đưa ra các câu hỏi, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời, sau đó GV lần lượt chuẩn kiến thức :
Thế nào là cơ cấu CN theo ngành ?
Hãy chứng minh cơ cấu ngành CN của nước ta tương đối đa dạng ?
Em hiểu thế nào là ngành CN trọng điểm ? Hãy trình bày các ngành CN trọng điểm của nước ta.
Bước 2 : GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ hình 34.1 để nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành CN của nước ta.
Bước 3 : HS trình bày, GV chuẩn kiến thức, sau đó yêu cầu HS trình bày tiếp hướng hoàn thiện của ngành CN:
Nhận xét biểu đồ :
Ngành CN chế biến luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất > 75%, CN SX, phân phối điện, khí đốt luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất < 7%.
GĐ 1996-2005: tỉ trọng của ngành CN chế biến tăng 4,3%, CN khai thác giảm 2,7%, CN SX, phân phối điện, khí đốt, nước giảm 0,6%.
Cơ cấu giá trị sản xuất CN có xu hướng giảm tỉ trọng của ngành CN khai thác và CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước; tăng tỉ trọng của ngành CN chế biến.
Kết luận : chuyển dịch hợp lý thích nghi TG và hội nhập.
I. CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH :
* Khái niệm : SGK
1) Cơ cấu ngành công nghiệp :
Tương đối đa dạng : chia thành 3 nhóm với 29 ngành CN.
Nhóm CN khai thác (4 ngành)
Nhóm CN chế biến (23 ngành)
Nhóm CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).
2) Ngành CN trọng điểm :
a) Khái niệm : (SKG)
b) Các ngành : CN năng lượng, CN chế biến lương thực, thực phẩm, CN dệt may
3) Hướng hoàn thiện cơ cấu ngành :
Xây dựng cơ cấu ngành CN tương đối linh hoạt.
Đẩy mạnh các ngành CN chế biến nông lâm thủy sản nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Đầu tư theo chiều sâu hạ giá thành sản phẩm.
Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm
Tìm hiểu cơ cấu theo lãnh thổ.
Bước 1 : GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm lại chia thành các nhóm nhỏ từ 2-4 HS, sau đó phân công nhiệm vụ cho các nhóm.
Nhóm 1 : Dựa vào hình 34.2 hoặc Atlat Địa lý VN, kết hợp với nội dung trong SGK, hãy trình bày sự phân hóa lãnh thổ CN của nước ta.
Nhóm 2 : Tìm hiểu nguyên nhân của sự phân hóa CN theo lãnh thổ và sự chuyển dịch cơ cấu CN theo vùng lãnh thổ.
Bước 2 : Đại diện HS các nhóm trình bày, yêu cầu các HS góp ý, sau đó GV chuẩn kiến thức và đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
II. CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO LÃNH THỔ.
1) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp:
* Khái niệm : Sự phân hóa lãnh thổ CN là sự thể hiện ở mức độ tập trung CN trên một vùng lãnh thổ.
- Ở BB, ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung CN cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa đi các hướng
- Ở Nam bộ hình thành một dải CN: TP.HCM là trung tâm CN lớn nhất nước
- Dọc DHMT : có Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang
- Ở những khu vực còn lại, nhất là vùng núi, CN phân bố phân tán.
2) Nguyên nhân : Do tác động của nhiều nhân tố :
TNTN
Nguồn lao động có tay nghề
Thị trường
Kết cấu hạ tầng
Vị trí địa lý
3) Chuyển dịch cơ cấu CN theo vùng lãnh thổ:
- Đông Nam bộ dẫn đầu cả nước về tỉ trọng giá trị sản xuất CN, tiếp đến là ĐBSH, ĐBSCL.
Hoạt động 3 : Cá thể
Bước 1 : Yêu cầu HS dựa vào hình 34.2 để trình bày cơ cấu CN theo thành phần kinh tế.
Bước 2: Gọi HS trả lời, GV chuẩn kiến thức, sau đó yêu cầu HS nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế.
Bước 3 : GV đặt câu hỏi :
+ Tăng tỉ trọng CN khu vực ngoài Nhà nước có hợp lý không ? Tại sao ?
III. CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ :
Công cuộc đổi mới làm cho cơ cấu CN theo thành phần kinh tế có những thay đổi sâu sắc :
+ Số thành phần kinh tế được mở rộng.
+ Giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
IV. CỦNG CO :
Tại sao ngành CN của nước ta có sự chuyển dịch ?
File đính kèm:
- Bai 34.doc